Nguyên lý Kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 544.84 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục đích chính của chương này là giới thiệu những khái niệm then chốt mà các nhà kinh tế thường sử dụng để mô tả một nền kinh tế mở. Chương này sẽ đặc biệt nhấn mạnh đến tỷ giá hối đoái, một công cụ then chốt mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài và nhiều biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác của các nền kinh tế hiện đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên lý Kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở CHƯƠNG 16 KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞToàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếucủa các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹthuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnhmẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sảnxuất được quốc tế hoá cao độ. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sáchtheo hướng mở cửa: giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan,làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động vàkỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Để không bị gạt ra ngoài lề của sựphát triển, các quốc gia đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cườngsức cạnh tranh kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế của một nướckhông thể được quyết định một cách biệt lập và các mô hình kinh tế vĩ mô chỉ thực sựcó ý nghĩa để mô tả các nền kinh tế thực và cung cấp cơ sở cho việc hoạch định vàđánh giá tác động của các chính sách kinh tế một khi có tính đến các khía cạnh quốctế của một nền kinh tế. Điều này hàm ý nền kinh tế cần được xem xét với tư cách lànền kinh tế mở, tức nền kinh tế có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.Mục đích chính của chương này là giới thiệu những khái niệm then chốt mà các nhàkinh tế thường sử dụng để mô tả một nền kinh tế mở. Chúng ta sẽ đặc biệt nhấn mạnhđến tỷ giá hối đoái, một công cụ then chốt mà chính phủ có thể sử dụng để tác độngđến hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài và nhiều biến số kinh tế vĩ mô quantrọng khác của các nền kinh tế hiện đại.I. Cán cân thanh toánPhần này giới thiệu tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế, một chỉ tiêu kinh tế quantrọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong một nền kinh tế mở. Trạng thái của cáncân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong nhiềutrường hợp, chính phủ buộc phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với nhữngmất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nềnkinh tế.Cán cân thanh toán là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ nhữnggiao dịch kinh tế giữa trong nước với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời giannhất định (thường là một năm). Nó phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinhtế đã xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản tiền mà quốc gia đã đi vay hoặc chothế giới bên ngoài vay. Ngoài ra, sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thịtrường ngoại hối thông qua việc thay đổi dự trữ ngoại tệ cũng được phản ánh trongcán cân thanh toán.Cán cân thanh toán được ghi chép dưới dạng một tài khoản. Các giao dịch mang lại ngoại tệcho đất nước như xuất khẩu hay bán tài sản cho người nước ngoài được ghi là khoản mụccó (mang dấu +). Ngược lại, các giao dịch dẫn đến việc thanh toán ngoại tệ cho thế giới bênngoài như nhập khẩu hàng hoá hay mua các tài sản ngoại được ghi là khoản mục nợ (mang NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 1dấu -).Các tài khoản của cán cân thanh toánCán cân thanh toán bao gồm hai tài khoản chủ yếu: tài khoản vãng lai và tài khoảnvốn.Tài khoản vãng laiTài khoản vãng lai ghi chép các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyểngiao vãng lai. Tài khoản vãng lai bao gồm ba khoản mục lớn: tài khoản thương mại,thu nhập nhân tố từ nước ngoài và chuyển giao vãng lai.Thứ nhất, tài khoản thương mại ghi chép thu nhập và thanh toán liên quan đến cácgiao dịch thương mại quốc tế.Như đã giới thiệu trong Chương 6, xuất khẩu là những hàng hoá và dịch vụ sảnxuất trong nước được bán ra nước ngoài, còn nhập khẩu là hàng hoá và dịch vụ sảnxuất ở nước ngoài được bán ở trong nước. Xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nướcvà do đó được ghi là khoản mục có, còn nhập khẩu đòi hỏi phải chi ngoại tệ ra nướcngoài và do đó được khi là khoản mục nợ. Khi Tổng công ty lương thực miền Nambán gạo cho Xingapo, thì gạo là xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu củaXingapo. Khi Boing, nhà sản xuất máy bay của Mỹ, chế tạo và bán 3 chiếc máybay Boing 777 cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam, thì số máy bay này lànhập khẩu của Việt Nam và là xuất khẩu của Mỹ.Bảng 10-1 Cán cân thanh toán của Việt Nam, 2002-2005 Đơn vị: triệu USD 2002 2003 2004 2005 Cán cân tài khoản vãng lai -673 -1932 -1565 218 Cán cân thương mại -1803 -2860 -3178 -1944 Xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ 19654 23421 30352 36618 Nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ 21457 26780 33511 38562 Thu nhập từ đầu tư -791 -812 -891 -1219 Nhận ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên lý Kinh tế học - Chương 16: Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở CHƯƠNG 16 KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞToàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếucủa các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹthuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnhmẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sảnxuất được quốc tế hoá cao độ. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sáchtheo hướng mở cửa: giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan,làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động vàkỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Để không bị gạt ra ngoài lề của sựphát triển, các quốc gia đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cườngsức cạnh tranh kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế của một nướckhông thể được quyết định một cách biệt lập và các mô hình kinh tế vĩ mô chỉ thực sựcó ý nghĩa để mô tả các nền kinh tế thực và cung cấp cơ sở cho việc hoạch định vàđánh giá tác động của các chính sách kinh tế một khi có tính đến các khía cạnh quốctế của một nền kinh tế. Điều này hàm ý nền kinh tế cần được xem xét với tư cách lànền kinh tế mở, tức nền kinh tế có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.Mục đích chính của chương này là giới thiệu những khái niệm then chốt mà các nhàkinh tế thường sử dụng để mô tả một nền kinh tế mở. Chúng ta sẽ đặc biệt nhấn mạnhđến tỷ giá hối đoái, một công cụ then chốt mà chính phủ có thể sử dụng để tác độngđến hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài và nhiều biến số kinh tế vĩ mô quantrọng khác của các nền kinh tế hiện đại.I. Cán cân thanh toánPhần này giới thiệu tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế, một chỉ tiêu kinh tế quantrọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong một nền kinh tế mở. Trạng thái của cáncân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong nhiềutrường hợp, chính phủ buộc phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với nhữngmất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nềnkinh tế.Cán cân thanh toán là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ nhữnggiao dịch kinh tế giữa trong nước với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời giannhất định (thường là một năm). Nó phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinhtế đã xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản tiền mà quốc gia đã đi vay hoặc chothế giới bên ngoài vay. Ngoài ra, sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thịtrường ngoại hối thông qua việc thay đổi dự trữ ngoại tệ cũng được phản ánh trongcán cân thanh toán.Cán cân thanh toán được ghi chép dưới dạng một tài khoản. Các giao dịch mang lại ngoại tệcho đất nước như xuất khẩu hay bán tài sản cho người nước ngoài được ghi là khoản mụccó (mang dấu +). Ngược lại, các giao dịch dẫn đến việc thanh toán ngoại tệ cho thế giới bênngoài như nhập khẩu hàng hoá hay mua các tài sản ngoại được ghi là khoản mục nợ (mang NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 1dấu -).Các tài khoản của cán cân thanh toánCán cân thanh toán bao gồm hai tài khoản chủ yếu: tài khoản vãng lai và tài khoảnvốn.Tài khoản vãng laiTài khoản vãng lai ghi chép các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyểngiao vãng lai. Tài khoản vãng lai bao gồm ba khoản mục lớn: tài khoản thương mại,thu nhập nhân tố từ nước ngoài và chuyển giao vãng lai.Thứ nhất, tài khoản thương mại ghi chép thu nhập và thanh toán liên quan đến cácgiao dịch thương mại quốc tế.Như đã giới thiệu trong Chương 6, xuất khẩu là những hàng hoá và dịch vụ sảnxuất trong nước được bán ra nước ngoài, còn nhập khẩu là hàng hoá và dịch vụ sảnxuất ở nước ngoài được bán ở trong nước. Xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nướcvà do đó được ghi là khoản mục có, còn nhập khẩu đòi hỏi phải chi ngoại tệ ra nướcngoài và do đó được khi là khoản mục nợ. Khi Tổng công ty lương thực miền Nambán gạo cho Xingapo, thì gạo là xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu củaXingapo. Khi Boing, nhà sản xuất máy bay của Mỹ, chế tạo và bán 3 chiếc máybay Boing 777 cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam, thì số máy bay này lànhập khẩu của Việt Nam và là xuất khẩu của Mỹ.Bảng 10-1 Cán cân thanh toán của Việt Nam, 2002-2005 Đơn vị: triệu USD 2002 2003 2004 2005 Cán cân tài khoản vãng lai -673 -1932 -1565 218 Cán cân thương mại -1803 -2860 -3178 -1944 Xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ 19654 23421 30352 36618 Nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ 21457 26780 33511 38562 Thu nhập từ đầu tư -791 -812 -891 -1219 Nhận ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế học Nguyên lý Kinh tế học Tài liệu Nguyên lý Kinh tế học Kinh tế vĩ mô Nền kinh tế mở Tỷ giá hối đoáiTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - TS. Lê Bảo Lâm
144 trang 779 21 0 -
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 628 0 0 -
Phương pháp nghiên cứu nguyên lý kinh tế vi mô (Principles of Microeconomics): Phần 2
292 trang 583 0 0 -
Tiểu luận Thanh toán quốc tế: Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
25 trang 520 0 0 -
Tiểu luận: Sự ổn định của bộ ba bất khả thi và các mẫu hình kinh tế vĩ mô quốc tê
29 trang 362 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 350 0 0 -
Tài trợ thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế trong ngoại thương: Phần 1
275 trang 337 5 0 -
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (chủ biên) (HV Tài chính)
488 trang 318 3 0 -
38 trang 289 0 0
-
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 277 0 0