Danh mục tài liệu

Nhà ở, một chương trình nghiên cứu khoa học lớn

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.43 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xây dựng nhà ở là vấn đề chính trị, xã hội mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đang coi trọng. Xuất phát từ thực tế đó mà bài viết "Nhà ở, một chương trình nghiên cứu khoa học lớn" đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà ở, một chương trình nghiên cứu khoa học lớnXã hội học, số 2 - 1986 NHÀ Ở, MỘT CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LỚN NGUYỄN MINH HOÀ Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật xây dựng - Bộ Xây dựng Xây dựng nhà ở là vấn đề chính trị, xã hội mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đang coi trọng.Mặc dầu nhu cầu về ở đã đạt ở mức độ cao, song hầu hết các nước trong phe xã hội chủ nghĩa hàngnăm vẫn dành trên 10% vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho việc xây dựng nhà ở và nâng cấp nhà ở chonhân dân. Ở Việt Nam, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, vấn đề ở trở thành vấn đề cấp bách mà Đảngvà Nhà nước ta đặt thành mối quan tâm hàng đầu trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tưxây dựng cơ bản của Nhà nước, vì khả năng đầu tư có hạn mà nhiều khâu then chốt khác cũng rất cầnđược tập trung đầu tư. Để giải quyết phần nào mâu thuẫn giữa yêu cầu nhà ở ngày một tăng với khảnăng đầu tư của Nhà nước chỉ có hạn, vấn đề đặt ra là làm sao cho việc đầu tư đó có hiệu quả cao nhất.Để giải đáp vấn đề này, Chương trình nghiên cứu khoa học về nhà ở được Nhà nước giao cho Bộ Xâydựng chủ trì chính là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực xâydựng nhà ở. Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của vấn đề đó, Chương trình nghiên cứu khoahọc về nhà ở đã lựa chọn mục tiêu cũng như những nội dung và phương pháp tiến hành đúng đắn, vàqua 5 năm hoạt động, Chương trình 26-01 đã đạt được những kết quả đáng kể. * * * Trước yêu cầu của việc xây dựng nhà ở ngày càng tăng, các nhu cầu về điều kiện ở ngày càng caotheo điều kiện phát triển của xã hội nói chung, trong khi khả năng đầu tư để tăng thêm quỹ nhà ở củaNhà nước chỉ có hạn, những mâu thuẫn đó đặt ra cho Chương trình 26-01 phải tìm những giải pháp tốiưu. Tuy đã triển khai từ năm 1978, song giai đoạn 1978-1980, như Ban chủ nhiệm Chương trình đãđánh giá, là giai đoạn mò mẫm tìm hướng đi. Chính qua giai đoạn này mà Ban chủ nhiệm Chươngtrình đã rút ra được bài học kinh nghiệm, đồng thời chuyển hướng nhận thức về vai trò và vị trí củachương trình, xác định Chương trình 26-01 không chỉ là một chương trình nghiên cứu khoa học bìnhthường, mà là chương trình nghiên cứu khoa học mang đầy đủ tính kinh tế và xã hội sâu sắc, mục tiêunghiên cứu của Chương trình phải gắn với mục tiêu kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nội dungnghiên cứu của Chương trình phải xuất phát từ tình hình và yêu cầu của thực tiễn và gắn với thực tiễnxây dựng nhà ở của nước ta. Từ chuyển biến nhận thức đó, Ban chủ nhiệm Chương trình 26-01 đã giớihạn các vấn đề, lựa chọn các vấn đề chủ yếu trong vô số các vấn đề đặt Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 198612 NGUYỄN MINH HOÀra để đề ra mục tiêu nghiên cứu của Chương trình trong giai đoạn 1981 - 1985 một cách đúng đắn,đúng hướng, phù hợp với yêu cầu và khuôn khổ của một chương trình nghiên cứu giải quyết được. Đểđạt được mục tiêu đã đề ra, Chương trình đã tiến hành nghiên cứu đồng thời 28 đề tài cụ thể thuộc 8vấn đề lớn khác nhau, trong đó 2 vấn đề lớn đầu tiên được đưa thành nội dung và đề tài nghiên cứukhoa học, đó là vấn đề “xã hội học” và vấn đề “kinh tế xây dựng”. Đây là hai vấn đề có ý nghĩa lớn,nhưng từ trước tới nay chưa được đề cập đến trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học một cách đúng mức,đúng với tầm cỡ và vị trí của hai vấn đề đó trong xã hội. 8 vấn đề với 28 đề tài cụ thrrt, có thời giannghiên cứu bình quân là 3 năm một đề tài, thể hiện nội dung nghiên cứu của Chương trình là toàn diện,đầy đủ và tập trung. Với 24 đề tài trong số 28 đề tài đã được nghiệm thu và đánh giá kết quả, trong đó 15 đề tài đạt tiêuchuẩn xuất sắc, 7 đề tài đạt tiêu chuẩn khá đã nói lên đầy đủ kết quả to lớn mà Chương trình 26-01 đãđạt được trong 5 năm qua. Song, trên giác độ kinh tế để phân tích, tôi thấy cần thiết nhấn mạnh thêm ởđây các hiệu quả kinh tế - xã hội mà các đề tài mang lại: 1. Kết quả điều tra xã hội học cho ta nắm vững quỹ nhà ở hiện có, chất lượng ở đang có cũng nhưtiềm năng về việc xây dựng nhà ở và cải thiện điều kiện ở cho nhân dân. Từ đó, căn cứ điều kiện xãhội của nước ta để xác định tiêu chuẩn diện tích ở hợp lý. Đây là căn cứ để lập kế hoạch phát triển quỹnhà ở trước mắt và lâu dài cũng như điều kiện để phân phối đảm bảo sự công bằng về quyền lợi chomọi người. Đồn ...