Danh mục tài liệu

Nhà thơ Miên Thẩm và xã hội của ông - Lưu Trọng Lư

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 237.48 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà thơ Miên Thẩm tên thật là Tùng Thiện Vương đã để lại cho văn học sử một sự nghiệp đồ sộ gồm 14 bộ sách trong đó có 4 bộ Thương sơn thi tập. Nhằm giúp các bạn nắm bắt được cuộc đời và xã hội của nhà thơ Miên Thẩm, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Nhà thơ Miên Thẩm và xã hội của ông" dưới đây.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà thơ Miên Thẩm và xã hội của ông - Lưu Trọng LưXã hội học, số 3 - 1986 NHÀ THƠ MIÊN THẨM VÀ XÃ HỘI CỦA ÔNG LƯU TRỌNG LƯ MIÊN THẨM (Tùng Thiện Vương) đã để lại cho văn học sử một sự nghiệp đồ sộ gồm 14 bộ sáchtrong đó có bốn bộ Thương sơn thi tập. Riêng tập một đã có hơn 2.000 bài thơ bao gồm nhiều vấn đềxã hội. Ở cái lầu lộng gió của mình, ông hoàng nhìn lá rụng với bao nhiên cô đơn từ trên trời xuống, saomà không dễ buồn thu cho được? Chuyện lầu, chuyện lá, chuyện trời. Ngồi rỗi chả có việc gì nghĩ thìđôi khi lại đưa thu ra vịnh. Nhưng ông hoàng này cũng lại nói: cũng có lúc chẳng được “rỗi sầu” Năm nay nắng bụi mưa bùn lắm !thì cái ông hoàng này cũng chẳng muốn ngồi rú trong cái lầu không đó mãi. Chuyện thời tiết trướcmắt, quả tình ông không muốn bỏ qua, nhắm mắt, bịt tai. Câu thơ này cũng đã báo hiệu một cái gì đó trong con người thơ này! Trước hết, ông cũng là một người yêu đời. Chả thế mà một hôm, rời khỏi dinh, ông đi qua mộtđồng ruộng, thấy lúa tốt bờii bời, ông đã kêu lên như một đứa trẻ: Chẳng phải quan coi ruộng, Vẫn vui mùa tốt tươi. (Nguyễn Đình Sử dịch) Với những bài thơ của Miên Thẩm, tôi tưởng chừng như đã khép lại sau cánh cửa dinh, một thếgiới tuy đôi khi có tiếng cười tiếng khóc vẫn là một thế giới ít nhiều vô sự. Cơn bão dữ thật ra chỉ cònmới ngấp nghé lên ngoài cửa, chưa tràn vào. Cơn bão dữ nhất định không trước thì sau sẽ đến, làm xaoxuyến, nghiêng ngửa cả tâm hồn ông, cả thơ văn ông. Thật ra cũng chỉ trên dưới 20 bài thơ ngắn.Nhưng mỗi bài thơ là một nỗi đau, một cơn giận, một tiếng thét, một cơn sóng. Mỗi bài thơ là mộttiếng chuông trước động quỷ. Với những bài thơ sau đây của Miên Thẩm, một thế giới địa ngục đã mởra. Cảm giác địa ngục có phải là vì lần đầu tiên trong văn học ta có một lúc trên một miếng mồi nhiềuruồi nhặng? Thật ra ruồi nhặng, đầu trâu mặt ngựa ở đây từ cái thang linh thuế, cái tên nhà giàu, ôngquan nhỏ, ông quan to, đến cả ông vua, đến cả cái ông trời mưa - đó đây xuất hiện, hình thù cũngchẳng ghê tởm lắm, dữ dội lắm, đôi khi chỉ như những cái bóng qua nhanh. Nhưng địa ngục từ một cáiđau bi Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Xã hội học, số 3 - 1986 Nhà thơ Miên Thẩm… 45xoáy, địa ngục từ một lời mỉa, một triết lý vu vơ, địa ngục từ cái tiếng dội vang lên một tấm lòng bịxúc phạm. Cả ngày lao động, bụng đói, mệt nhừ, tay chân rụng rời, giữa lúc đó về nhà đã thấy một tên línhthuế không nói gì, có mặt vậy thôi mà ngán ngẩm tình đời. Cái đau nhất là với những người giữ nước và làm ra gạo nuôi người, những người mà Nguyễn Trãinhắc người đời đừng quên ơn, thì chính hai loại người đó xác xơ tội nghiệp nhất, lắm lúc như nhữngđống giẻ rách. Địa ngục là ở đó. Cái thế giới địa ngục đó - không cần phải từ đâu giạt tới, mà ngay từ dưới chân thành Huế. ..Cáikinh đô mà có kẻ cho là đẹp và thơ, không phải bao giờ cũng đẹp và thơ như họ nghĩ. Từ chân thành đira vài chục dặm, người ta có thể đụng, sờ được những nỗi đau. Cái thời vua Tự Đức này, mọi cái đềutừ nơi đây mà đi, và cũng nơi đây những nỗi đau từ khắp nơi dội về. Ngày ngày có bao nhiêu đoàn línhcầm quân ra đi và không bao giờ còn trở lại. Hãy nghe tác giả kể lại nỗi niềm của một cô gái nghèo cắtáo giấy: Lách vàng ngập lút cổ, Nhà giột nát vẫn có người. Đầy mặt bụi bám, tóc rối như cỏ, Vải rách chỉ đủ che mình. Buồn rầu vàng vọt át tuổi xanh, Người đang ngồi cắt từng chiếc áo mỏng. Áo giấy bồi đất trắng, Chờ phơi nắng giữa trưa. Ngày kiếm bao nhiêu tiền, tôi hỏi. Chẳng đáp nửa lời. Nước mắt như mưa. Năm kia giặc Tây đánh Quảng Nam, Quan quân thua trận máu chảy thành đầm. Nơi nơi cầu hồn dựng đàn tế, Giá giấy cao ba lần. Năm nay binh lửa khắp Nam Bắc, Muôn đội cấm quân đi dẹp giặc. Đêm qua cung Cam Tuyền, Tin khẩn báo về tới tấp. Hơn nửa kẻ đi không về, Xác người, nhặt không hết. Xóm đông, xóm tây tiếng khóc như ri, Năm liền năm, giặc lại giặc. Đau thương nói sao cho cùng! Người người miếng cơm manh áo không xong, Hỏi tiền đâu mua giấy áo? Nhà tôi cũng có kẻ đi không về. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org Xã hội học, số 3 - 1986 46 LƯU TRỌNG LƯ Áo này để dùng, không để bán, Cầu ông trời tạnh, nắng, Cho áo khô ngay, Kịp tối nay, Gửi về dưới ấy. Lên án chiến tranh xưa không ai sâu bằng Đỗ Phủ. Về đề tài này, ông có ba bài. Một bài nói xe bắtlính, xe chạy trước, những người mẹ, người vợ chạy theo, tiếng khóc dậy trời. Bài thứ hai: bọn đi bắtlính, vào nhà một ông bà già ...