Danh mục tài liệu

Nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 251.60 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Niềm vui biết mình có thai chưa được bao lâu, bỗng dưng bạn cảm thấy buồn. Tình hình ngày càng tồi tệ hơn, thai phụ cảm thấy mình có lỗi về tâm trạng của bản thân và càng khiến sự chán nản tăng lên. Liệu có vấn đề gì chăng?Dấu hiệu của trầm cảmMang thai luôn là một giai đoạn thú vị nhưng không phải luôn là như vậy và không phải phụ nữ nào cũng thấy thế. Ít nhất 10% thai phụ bị bệnh trầm cảm (TC). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tỉ lệ thai...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai Nhận biết chứng trầm cảm khi mang thai Niềm vui biết mình có thai chưa được bao lâu, bỗng dưng bạn cảmthấy buồn. Tình hình ngày càng tồi tệ hơn, thai phụ cảm thấy mình có lỗi vềtâm trạng của bản thân và càng khiến sự chán nản tăng lên. Liệu có vấn đề gìchăng? Dấu hiệu của trầm cảm Mang thai luôn là một giai đoạn thú vị nhưng không phải luôn là như vậyvà không phải phụ nữ nào cũng thấy thế. Ít nhất 10% thai phụ bị bệnh trầm cảm(TC). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng tỉ lệ thai phụ bị TC thực tế cao hơnnhiều. Bởi phần lớn cố gắng che đậy cảm giác thực của mình, luôn tự nhận là giaiđoạn thú vị, đáng nhớ và cho rằng sự buồn chán chỉ là một trạng thái bình thường.Nhưng TC có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chị em. Dưới đây làmột số biểu hiện cho thấy dấu hiệu của bệnh TC: - Khả năng tập trung kém. - Lo lắng. - Rất dễ cáu kỉnh. - Rối loạn giấc ngủ. - Mệt mỏi quá mức hoặc không dứt. - Lúc nào cũng thèm ăn hoặc chẳng muốn ăn gì. - Không cảm thấy thích thú, hào hứng hay vui vẻ với bất cứ thứ gì. - Buồn bã không dứt. Nguyên nhân từ đâu? Nhiều chuyên gia tin rằng hormone thai kỳ chính là thủ phạm. Sự tăng giảmcủa hormone ảnh hưởng đến tất cả phụ nữ có thai nhưng một số sẽ nhạy cảm hơn.Một nguyên nhân khác có thể dẫn tới TC là sự phức tạp trong các mối quan hệ,đặc biệt nếu hai vợ chồng đang trục trặc hoặc thai phụ đang mâu thuẫn với giađình nhà chồng. Mang thai ngoài ý muốn, đặc biệt là ngay sau khi kết hôn hoặcmới sinh con được 1 thời gian cũng có thể gây ra TC cho mẹ hoặc cho cả bé. Tàichính khó khăn cũng có thể góp phần làm giảm niềm vui sắp được làm mẹ. Một số nguyên nhân khác: - Bản thân hay gia đình có tiền sử TC: Nếu TC từng xảy ra ở người thân trong gia đình, hoặc nếu bản thân cóbệnh thì cũng rất dễ bị TC khi mang thai. - Gặp sự cố: bất kỳ một biến động nào trong cuộc sống như sự ra đi của mộtngười thân yêu, ly dị hay mất việc đều có thể gây ra TC. - Cô độc: bạn hay chồng phải đi xa dài ngày trong giai đoạn có thai? Bạnđang sống và làm việc trong một thành phố không thân thuộc? Bạn sống xa ngườithân và thấy nhớ họ? Cảm thấy cô đơn khi không có ai để chia sẻ... đều có thể dẫntới TC. - Có vấn đề về thai sản: từng gặp vấn đề về thai sản như nghén nhiều hoặccảm thấy mình không được nghỉ ngơi đúng như khuyến nghị của bác sĩ. - Khó thụ thai hay đã từng sảy thai: nếu đã từng bị sảy thai trong quá khứ,thai phụ sẽ tự nhận thấy mình đang lo lắng cho sự an toàn của lần mang thai nàynhư thế nào. Những lời khuyên giữ gìn, cẩn thận… của chồng, người thân và bạnbè cũng góp phần làm thai phụ thêm lo lắng. - Từng bị lạm dụng: mang thai có thể gợi nhớ lại những kỷ niệm không vuimà người phụ nữ đã từng trải qua liên quan tới tình dục. Cơ thể đang thay đổi vượttầm kiểm soát và nó có thể “xới tung” mọi thứ tưởng đã được “chôn sâu, giữchặt”. Ứng phó như thế nào? Đơn giản hóa vấn đề: đừng nghĩ rằng mình vẫn sẽ tiếp tục làm được mọiviệc bình thường như trước khi mang thai. Hãy luôn ưu tiên bản thân trong danhsách những thứ cần làm. Thay vì làm việc nhà, hãy đọc sách, ăn sáng trên giườngvà đi dạo trong công viên. Hãy chăm sóc bản thân nhiều hơn. Nói ra: hãy tâm sự những điều làm bạn sợ hãi và lo lắng với cô bạn thân.Luôn trò chuyện với chồng một cách cởi mở và bạn sẽ nhận được sự chân thành từchồng. Thiết lập sự ủng hộ: những cảm xúc tiêu cực dù nói ra hay không đều cóảnh hưởng đối với đứa trẻ trong bụng. Vậy nên điều quan trọng là tìm được ngườithân hay cô bạn đồng cảm, giúp mình thoát ra khỏi những suy nghĩ không vui. Thư giãn: các thai phụ thường được khuyên là nên nghe đọc xem nhữngthứ trong sáng để em bé sinh ra cũng sẽ có những suy nghĩ, tư tưởng như thế. Đểlấy lại bình tĩnh, hãy nghe một bản nhạc cổ điển hàng ngày. Ngoài ra, có thể dành30 phút để nghĩ tới những điều tốt đẹp. Nghỉ ngơi và ngủ đủ cũng giúp tâm trạngtốt lên, tươi mới hơn. Thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh: duy trì lối sống khoa học và chianhiều bữa nhỏ, ăn thường xuyên để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và con,đồng thời cũng giúp thai phụ cảm thấy mình khỏe khoắn, đầy sức sống. Ăn sô-cô-la đen: nghiên cứu cho thấy ăn một lượng nhỏ sô-cô-la sẽ giúpxua tan sự phiền muộn khi mang thai. Sô-cô-la có chứa chất theobromine, có tácdụng giãn cơ và nở mạch máu. Ăn các miếng sô-cô-la nhỏ được cho là giúp giảmhội chứng tiền sản giật. Thường xuyên tập luyện: tập luyện đều đặn và tập yoga vừa giúp giữ dángvừa giúp tinh thần phát triển theo hướng tích cực. Nếu được hướng dẫn bởi mộtngười tập yoga chuyên nghiệp, thai phụ sẽ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyểndạ và giảm bớt căng thẳng. BS. NGỌC LAN ...