Danh mục tài liệu

Nhận định người mắc bệnh hệ tiết niệu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 620.45 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học này hướng dẫn cách nhận định người bệnh mắc các bệnh lý hệ tiết niệu. Chúng ta sẽ tìm hiểu các triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp, cũng như những nội dung cần chú ý khi đánh giá tình trạng bệnh nhân. Mục tiêu là trang bị cho người học khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn, giúp nhận diện và chăm sóc người bệnh mắc bệnh lý hệ tiết niệu một cách hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận định người mắc bệnh hệ tiết niệu BÀI 10 NHẬN ĐỊNH NGƯỜI MẮC BỆNH HỆ TIẾT NIỆUMỤC TIÊU 1. Trình bày được những nội dung cần nhận định với người mắc bệnh lý ở hệ tiếtniệu 2. Giải thích được các triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp trong bệnh lýhệ tiết niệu. 3. Áp dụng được những kiến thức trong bài vào nhận định chăm sóc người mắcbệnh ở hệ tiết niệu.NỘI DUNG1. Nhắc lại giải phẫu của hệ thống tiết niệu1.1. Đại thể Hệ tiết niệu gồm 2 thận, 2 niệu quản, bàng quang, niệu đạo.1.2. Vi thể - Thận gồm vỏ thận và tủy thận. - Hệ thống thu gom nước tiểu: Đài thận đổ vào bể thận. - Mỗi thận chứa 1 triệu đơn vị chức năng (Nephron) gọi là tiểu thận. - Tiểu thận gồm: Cầu thận, ống thận, ống lượn gần, quai Henle, ống lượn xa, ốnggóp. - Cả 2 thận mỗi phút nhận khoảng 20-25% cung lượng máu từ tim ra.1.3. Chức năng chính của thận - Lọc máu qua cầu thận. - Tái hấp thụ và bài tiết ở ống thận. - Điều hoà nước và điện giải, thăng bằng kiềm toan. - Sản xuất nội tiết tố tham gia quá trình tạo hồng cầu. - Thận giúp hoạt hoá Vitamin D. Các quá trình bệnh lý ở bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo sẽ ảnh hưởngđến quá trình sinh sản hồng cầu và điều hoà huyết áp, do đó gây ra thiếu máu và phầnlớn làm tăng huyết áp động mạch.2. Nhận định người mắc bệnh hệ tiết niệu2.1. Triệu chứng cơ năng2.1.1. Đau - Đau trong bệnh thận – tiết niệu thường là do: 64 + Tăng áp lực trong đường dẫn niệu trên do tắc nghẽn hoặc do nước tiểu phụtngược bàng quang – niệu quản. + Viêm tấy quanh thận, áp xe thận, thận ứ mủ. + Tổn thương ở bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt. * Cơn đau quặn thận: Thường do tắc nghẽn đường dẫn niệu, đa số là do sỏi niệuquản. - Khởi phát: Đột ngột, thường gặp một bên - Vị trí ở hông, lưng, hạ sườn, hố chậu. - Hướng lan xuống dưới dọc đường đi của niệu quản lan đến bộ phận sinh dục. - Cường độ đau: Tăng dần, có khi rất dữ dội. Người bệnh bị kích thích vật vã cốtìm một tư thế để giảm đau. Biểu hiện tính chất cấp tính kéo dài 5 – 10 phút nhưng cũngcó thể kéo dài hàng tiếng, thậm chí có khi đến 4 – 5 tiếng. - Triệu chứng kèm theo thường là đái buốt, đái rắt, đái máu, chướng bụng, buồnnôn, sốt cao, vô niệu... * Đau hố sườn lưng: Thường là biểu hiện của thận ứ nước, ứ mủ, sỏi đài bể thận,viêm thận bể thận, viêm tấy quanh thận. - Ví trí: Đau vùng hố sườn lưng hoặc vùng hông lưng. - Tính chất: Đau dữ dội cấp tính trong trường hợp bị ứ nước cấp tính, giãn đài bểthận, viêm tấy quanh thận, vỗ hố lưng đau nhói. Đau tức âm ỉ, cảm giác tức nặng liêntục, vỗ hố lưng đau tức là biểu hiện của thận ứ nước, ứ mủ đã lâu ngày sỏi đài bể thận,viêm thận bể thận mạn. - Hướng lan: Có thể lan xuống dưới hoặc không lan. - Triệu chứng kèm theo thường là sốt cao, rét run... * Đau bàng quang: Thường kèm theo đái buốt, đái rắt là biểu hiện của viêm bàngquang hay do kích thích của sỏi. - Vị trí: Đau rát vùng hạ vị, trên xương mu, lan xuống niệu đạo, vùng hậu môn. - Tính chất: + Đau dữ dội cấp tính, kèm theo mót đái, đái rắt, đái buốt, đái xong vẫn khônghết đau. Người bệnh đau có khi phát khóc có thể là do nhiễm khuẩn cấp tính hoặc do sỏibàng quang – niệu đạo. + Đau tức âm ỉ, cảm giác tức nặng vùng hạ vị , đau kéo dài, lan xuống bộ phậnsinh dục, kèm theo đái buốt, đái rắt kéo dài. Nguyên nhân thường do viêm bàng quangmạn, có những đợt cấp, tái phát nhiều lần. * Đau tuyến tiền liệt: Đau nhiều vùng quanh hậu môn, đau lan ra niệu đạo và hai mặt trong đùi, đauthường kèm cảm giác căng tức, đái nhỏ giọt, đái khó tia bé, thường do u hoặc viêm tuyếntiền liệt.2.1.2. Đái ít, vô niệu. - Đái ít khi lượng nước tiểu dưới 500ml/ 24h hoặc dưới 20ml/h. - Khi lượng nước tiểu dưới 100ml/ 24h là vô niệu hoàn toàn hoặc dưới 10ml/h. - Các nguyên nhân gây giảm mức lọc cầu thận như viêm cầu thận cấp, ngộ độccấp, gây viêm ống thận cấp, sỏi thận - niệu quản… gây ra đái ít, vô niệu.2.1.3. Bí đái - Là hiện tượng người bệnh mót đái nhưng không đái được, nước tiểu có nhiều ởbàng quang không tống ra ngoài được. - Nguyên nhân: + Hẹp niệu đạo do dị dạng. + Sỏi bàng quang, niệu đạo. + Viêm hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam, khối u cổ tử cung hoặc tử cung ở nữ. + Chấn thương cột sống, lao cột sống, viêm não, viêm hoặc u tủy sống. 652.1.4. Vô niệu - Là hiện tượng sau 1 ngày hoặc vài ngày người bệnh không tiểu được, đặt sondebàng quang không có nước tiểu hoặc có nước tiểu rất ít khoảng dưới 100 ml/24h. - Nguyên nhân: + Sỏi thận làm tắc niệu quản. + Viêm ống thận cấp do ngộ độc, truyền nhầm nhóm máu. + Suy thận cấp, suy thận mạn. + Trụy tim mạch, suy tim nặng.2.1.5. Đái dắt - Là tình trạng đái nhiều lần trong ngày, mỗi lần đái lượng nước tiểu rất ít, chỉđược vài ml hoặc vài giọt. Đái xong một lát lại mót đái ngay nhưng có khi chẳng đượcgiọt nước tiểu nào. - Nguyên nhân: + Viêm bàng quang do sỏi, vi khuẩn. + Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới.2.1.6. Đái buốt - Đái buốt là đái buốt trước lúc đái, trong lúc đái hoặc sau lúc đái, đái có cảmgiác, nóng rát, thường tăng lên vào cuối bãi. Đái buốt khởi phát thường kèm theo đáirắt. - Nguyên nhân: + Viêm niệu đạo, viêm bàng quang. + Sỏi bàng quang, niệu đạo. + Viêm hoặc u tuyến tiền liệt.2.1.7. Đái ra máu - Là trong nước tiểu có hồng cầu còn gọi là hồng cầu niệu. Đái máu được chia ra:Đái máu đại thể và đái máu vi thể. + Đái máu đại thể khi hồng cầu trong nước tiểu nhiều, nước tiểu có màu đỏ tươihay sẫm, để lâu có lắng cặn hồng cầu. + Đái máu vi thể k ...