Danh mục tài liệu

Nhận định người mắc bệnh ở hệ tiêu hóa

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 523.14 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài học này tập trung vào việc nhận định và đánh giá người bệnh mắc các rối loạn tiêu hóa. Chúng ta sẽ tìm hiểu các bệnh lý tiêu hóa thường gặp, từ các triệu chứng cơ bản đến các biểu hiện phức tạp hơn. Mục tiêu chính là trang bị cho người học khả năng áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn, giúp nhận diện chính xác các vấn đề tiêu hóa ở người bệnh. Qua bài học, người học sẽ có cái nhìn tổng quan về các rối loạn tiêu hóa và cách tiếp cận ban đầu khi gặp người bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận định người mắc bệnh ở hệ tiêu hóa BÀI 6 NHẬN ĐỊNH NGƯỜI MẮC BỆNH Ở HỆ TIÊU HÓAMỤC TIÊU 1. Trình bày được những rối loạn thường gặp trong bệnh lý của bộ máy tiêu hoá. 2. Áp dụng được những kiến thức trong bài vào việc nhận định người bệnh mắcbệnh ở hệ tiêu hóa.NỘI DUNG1. Đại cương - Hệ tiêu hoá gồm: Ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá + Ống tiêu hoá gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng,hậu môn. + Tuyến tiêu hoá: . Tuyến nằm ở thành ống tiêu hoá: Tuyến dạ dày, tuyến ruột. . Chức năng của hệ tiêu hoá là tiếp nhận, tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Hệtiêu hoá thực hiện được chức năng này bằng các hoạt động + Cơ học: Nghiền xé, cắt, nhào nặn thức ăn với dịch tiêu hoá và vận chuyển thứcăn trong ống tiêu hoá + Bài tiết dịch gồm: Nước, muối khoáng và Enzym tiêu hoá để tiêu hoá và hấpthu thức ăn + Hấp thu là hoạt động của ống tiêu hoá để đưa các sản phẩm tiêu hoá từ lòngruột vào máu - Bệnh lý của ống tiêu hoá sẽ có biểu hiện bằng các rối loạn hoạt động cơ học,thể hiện bằng: Nôn, buồn nôn, khó nuốt, đau ở nơi tổn thương, rối loạn hấp thu, rối loạnphân và động tác đại tiện - Bệnh của các tuyến nằm ngoài ống tiêu hoá cũng có biểu hiện: Đau ở vị trí tổnthương, rối loạn hoạt động cơ học và bài tiết dịch dẫn đến rối loạn hấp thu gây ra rốiloạn tạo phân và động tác đại tiện - Bệnh lý của bộ máy tiêu hoá gặp ở các bộ phận như: Thực quản, dạ dày, ruộtnon, ruột già, bệnh của gan, tuỵ ... 38 Hình 6.1. Bộ máy tiêu hoá2. Triệu chứng cơ năng2.1. Đau bụng2.1.1. Đại cương - Là một triệu chứng hay gặp nhất trong các bệnh về tiêu hóa do nhiều nguyênnhân trong bộ máy tiêu hoá cũng như ngoài bộ máy tiêu hoá gây ra. - Trong nhiều trường hợp, đau bụng là một dấu hiệu của một tình trạng cấp cứunội khoa hoặc ngoại khoa. - Tuy nhiên đau bụng là một triệu chứng chủ quan phụ thuộc vào sự nhậy cảmcủa từng cá thể, không phản ánh chính xác và khách quan tình trạng của bệnh. Muốnđánh giá đúng tình trạng của bệnh phải dựa vào những triệu chứng khác nữa.2.1.2. Nhận định người bệnh có đau bụng - Vị trí đau: Vùng thượng vị, hạ vị, vùng rốn hoặc không có vị trí rõ rệt. - Hướng lan: Lan lên ngực, bả vai, lan ra sau lưng, lan xuống bộ phận sinh dục,hậu môn. - Cường độ đau: Phụ thuộc vào sự chịu đựng của người bệnh. - Cảm giác đau: Đau từng cơn, cảm giác cồn cào, đau âm ỉ, đau quặn, đau rátbỏng. - Thời gian mỗi cơn đau kéo dài bao lâu? - Tính chất chu kì của đau. - Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau: cơn đau thường xuất hiện khi nào: Khi đói, sauăn no..? * Các vị trí đau tương ứng với nội tạng nằm dưới chỗ đau (hình 6..2) (1) Thượng vị: Dạ dày, tụy (2) Hạ sườn phải: Gan, túi mật, góc đại tràng phải, tuyến thượng thận. (3) Hạ sườn trái: Lách, góc đại tràng trái, tuyến thượng thận, đuôi tụy. (4) Vùng rốn: Đại tràng ngang, ruột non (5) Mạn sườn phải: Đại tràng lên, thận phải, ruột non. 39 (6) Mạn sườn trái: Đại tràng xuống, thận trái, ruột non. (7) Hạ vị: Ruột non, đại tràng, bộ phận sinh dục nữ (8) Hố chậu phải: Ruột thừa, manh tràng, ruột non, buồng trứng phải (ở nữ ) (9) Hố chậu trái: Đại tràng sigma, ruột non, buồng trứng trái (ở nữ ) Hình 6.2. Phân khu ổ bụng2.1.3. Phân loại đau bụng - Đau bụng cấp tính cần phải xử trí bằng ngoại khoa: Viêm ruột thừa, thủng tạngrỗng, tắc ruột... - Đau bụng cấp tính nội khoa: Giun chui ống mật, sỏi mật, sỏi thận, ... - Đau bụng mạn tính: Viêm dạ dày, viêm đại tràng ... Đau bụng là triệu chứng cơ năng rất phức tạp, vì vậy phải chẩn đoán chính xácmới được can thiệp.2.1.4. Nguyên nhân đau bụng - Do tổn thương ở bộ máy tiêu hóa: + Dạ dày: Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, loét hành tá tràng .. + Ruột non: Viêm ruột cấp do vi khuẩn, do giun, lồng ruột, tắc ruột, u ruột non,túi thừa meckel ... + Đại tràng: Viêm đại tràng do vi khuẩn, kí sinh vật, amip. Viêm loét đại trựctràng chảy máu, ung thư, lao, viêm ruột thừa. + Gan: Sỏi mật, u gan, viêm gan. + Tụy: Sỏi tụy, viêm tụy cấp, u tụy. + Mạc treo: U mạc treo. - Do tổn thương ngoài bộ máy tiêu hoá: + Bộ máy sinh dục: U nang buồng trứng, chứa ngoài tử cung vỡ. + Thận tiết niệu: Sỏi thận, niệu quản. + Thần kinh: Giang mai thần kinh. + Hạ canxi máu. + Dị ứng. + Nhiễm độc chì. 402.2. Rối loạn về nuốt2.2.1. Phân loại - Khó nuốt là một cảm giác cản trở hoặc tắc nghẽn khi thức ăn qua miệng, họng,thực quản. Cần phân biệt với các rối loạn: Nuốt đau, sợ nuốt. - Nuốt đau là đau ở phần họng hoặc đau ở chỗ dừng thức ăn - Không nuốt được khi thức ăn vào đến họng hoặc thực quản bị dừng lại ở đó mộtlúc rồi mới tiếp tục đi xuống hoặc không thể xuống được nữa2.2.2.. Nhận định người bệnh có rối loạn về nuốt - Thời gian bắt đầu? - Diễn biến: Ban đầu khó nuốt với chất đặc cứng sau đó với chất mềm, cuối cùnglà nước hay không? - Vị trí: Ở cổ, ngực hay mũi ức? - Khó nuốt liên tục hay từng đợt? - Các triệu chứng khác đi kèm: Đau? Nôn? Ợ hơi?2.3. Nôn và buồn nôn2.3.1. Khái niệm - Nôn là hiện tượng tống chất chứa trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Buồnnôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được. - Nôn là một hiện tượng khách quan. Trái lại buồn nôn là một cảm giác chủ quan. - Nôn và buồn nôn có thể xảy ra liên tiếp nhau, liên quan chặt chẽ với nhau nhưngcó thể xảy ra tách rời nhau, độc lập2.3.2. Nhận định người bệnh có nôn: - Thời gian xảy ra nôn? - Nôn ngay s ...