
Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 261.69 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích thực trạng nhận thức của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ, tổng quan những nhân tố tác động tới thực trạng nhận thức này trên nhóm mẫu chọn; tổng hợp những kì vọng của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của bản thân về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ; một số khuyến nghị cũng được xem xét và bàn luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0136Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 268-274This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi Khoa Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích thực trạng nhận thức của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ, tổng quan những nhân tố tác động tới thực trạng nhận thức này trên nhóm mẫu chọn; tổng hợp những kì vọng của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của bản thân về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ; một số khuyến nghị cũng được xem xét và bàn luận. Từ khóa: Cha mẹ, khuyết tật trí tuệ, nhận thức, nhân tố ảnh hưởng.1. Mở đầu Theo thống kê, ở Việt Nam có 6.1 triệu người khuyết tật [5], trong đó, khuyết tật trí tuệ(KTTT) chiếm tỉ lệ không nhỏ. Trẻ khuyết tật trí tuệ là một trong năm dạng trẻ khuyết tật. Đặcđiểm nổi bật ở trẻ KTTT là bị hạn chế đáng kể về trí tuệ và hành vi thích ứng. Điều này làm chocá nhân có khuyết tật trí tuệ khó khăn trong việc hoàn thành các công việc trí óc; các hoạt độngkhác tương ứng với lứa tuổi và khả năng thích nghi xã hội. Vì vậy trẻ khuyết tật trí tuệ cần đượcphát hiện, can thiệp sớm và giúp đỡ từ các nhà tâm lí và giáo dục. Việc dạy dỗ một đứa trẻ bình thường cũng rất công phu, với những đứa trẻ khuyết tật trítuệ đòi hỏi sự công phu tăng gấp nhiều lần. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu đặc thù của trẻ đòihỏi cha mẹ của các em phải có những hiểu biết cơ bản về KTTT; những hiểu biết này sẽ giúp phụhuynh kiên trì đồng hành với con trên suốt chặng đường dài, nhiều khó khăn của hành trình hộinhập vào cuộc sống xã hội. Hiện nay ở thành phố Hà Nội, trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm tỉ lệ không nhỏ: Cuối năm 2009,Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã tiến hành điều tra số liệu trẻ em khuyết tật trên địa bàn 29 quận,kết quả khảo sát năm 2009, Hà Nội hiện có 8978 trẻ em khuyết tật, trong đó trẻ khuyết tật trí tuệchiếm 2443 em (27,21%) [4]. Thành phố Hà Nội là thành phố có sự phát triển mạnh mẽ, trình độ văn hóa dân cư ở mứckhá cao; tuy nhiên vẫn tồn tại những bậc cha mẹ có nhận thức chưa đầy đủ và khoa học về đặcđiểm tâm lí của con của mình; điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 15/8/2015Liên hệ: Trần Thị Lệ Thu, e-mail: thule1509@gmail.com268 Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ Chúng tôi đã thực hiện khả sát 31 người cha hoặc mẹ có con khuyết tật trí tuệ ở 3 trung tâm:Trung tâm Ánh Sao; Trung tâm Sen Hồng; Trung tâm Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Đại học Sưphạm Hà Nội. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích tổng quan những kết quả thu được.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nhận thức của cha mẹ về những đặc điểm bản chất của KTTT Để tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về những đặc điểm tâm lí nói chung của trẻ khuyết tật trítuệ, chúng tôi đã khảo sát hiểu biết của cha mẹ về khái niệm KTTT, phân loại KTTT, các mức độKTTT, các khó khăn về thể chất và tinh thần đi kèm KTTT. Hiểu biết của cha mẹ về khái niệm trẻ KTTT: Kết quả khảo sát hiểu biết của cha mẹ về kháiniệm của trẻ KTTT cho thấy, trong 31 khách thể, có 14 khách thể trả lời đúng khái niệm KTTT -chiếm 45,1 %; 15 khách thể trả lời sai khái niệm KTTT- chiếm 48,4%; có 2 khách thể không trảlời (để trống)- chiếm 6,5%. Như vậy, đa số cha mẹ chưa nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệmKTTT. Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân KTTT: Kết quả khảo sát của cha mẹ về nguyên nhânKTTT được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân KTTT Nguyên nhân Số lượng khách thể lựa chọn Tỉ lệ Không được cha mẹ giáo dục đúng cách 6 19,4% Di truyền 9 29% Môi trường, điều kiện sống 12 38,7% Yếu tố ngoại sinh 15 48,4% Tổn thương trong khi sinh 17 54,8% Chưa tìm ra nguyên nhân 17 54,8% Nguyên nhân khác 2 6,5% Những nguyên nhân được chọn nhiều nhất là tổn thương trong khi sinh - chiếm 54,8%; chưatìm ra nguyên nhân - chiếm 54,8%; yếu tố ngoại sinh 48,4%; môi trường, điều kiện sống 38, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0136Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 268-274This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ VỀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÍ CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Trần Thị Lệ Thu và Nguyễn Thị Linh Chi Khoa Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích thực trạng nhận thức của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ, tổng quan những nhân tố tác động tới thực trạng nhận thức này trên nhóm mẫu chọn; tổng hợp những kì vọng của cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của bản thân về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ; một số khuyến nghị cũng được xem xét và bàn luận. Từ khóa: Cha mẹ, khuyết tật trí tuệ, nhận thức, nhân tố ảnh hưởng.1. Mở đầu Theo thống kê, ở Việt Nam có 6.1 triệu người khuyết tật [5], trong đó, khuyết tật trí tuệ(KTTT) chiếm tỉ lệ không nhỏ. Trẻ khuyết tật trí tuệ là một trong năm dạng trẻ khuyết tật. Đặcđiểm nổi bật ở trẻ KTTT là bị hạn chế đáng kể về trí tuệ và hành vi thích ứng. Điều này làm chocá nhân có khuyết tật trí tuệ khó khăn trong việc hoàn thành các công việc trí óc; các hoạt độngkhác tương ứng với lứa tuổi và khả năng thích nghi xã hội. Vì vậy trẻ khuyết tật trí tuệ cần đượcphát hiện, can thiệp sớm và giúp đỡ từ các nhà tâm lí và giáo dục. Việc dạy dỗ một đứa trẻ bình thường cũng rất công phu, với những đứa trẻ khuyết tật trítuệ đòi hỏi sự công phu tăng gấp nhiều lần. Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu đặc thù của trẻ đòihỏi cha mẹ của các em phải có những hiểu biết cơ bản về KTTT; những hiểu biết này sẽ giúp phụhuynh kiên trì đồng hành với con trên suốt chặng đường dài, nhiều khó khăn của hành trình hộinhập vào cuộc sống xã hội. Hiện nay ở thành phố Hà Nội, trẻ khuyết tật trí tuệ chiếm tỉ lệ không nhỏ: Cuối năm 2009,Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã tiến hành điều tra số liệu trẻ em khuyết tật trên địa bàn 29 quận,kết quả khảo sát năm 2009, Hà Nội hiện có 8978 trẻ em khuyết tật, trong đó trẻ khuyết tật trí tuệchiếm 2443 em (27,21%) [4]. Thành phố Hà Nội là thành phố có sự phát triển mạnh mẽ, trình độ văn hóa dân cư ở mứckhá cao; tuy nhiên vẫn tồn tại những bậc cha mẹ có nhận thức chưa đầy đủ và khoa học về đặcđiểm tâm lí của con của mình; điều đó đã ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ.Ngày nhận bài: 15/5/2015 Ngày nhận đăng: 15/8/2015Liên hệ: Trần Thị Lệ Thu, e-mail: thule1509@gmail.com268 Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm tâm lí của trẻ khuyết tật trí tuệ Chúng tôi đã thực hiện khả sát 31 người cha hoặc mẹ có con khuyết tật trí tuệ ở 3 trung tâm:Trung tâm Ánh Sao; Trung tâm Sen Hồng; Trung tâm Giáo dục Đặc biệt thuộc trường Đại học Sưphạm Hà Nội. Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích tổng quan những kết quả thu được.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Nhận thức của cha mẹ về những đặc điểm bản chất của KTTT Để tìm hiểu nhận thức của cha mẹ về những đặc điểm tâm lí nói chung của trẻ khuyết tật trítuệ, chúng tôi đã khảo sát hiểu biết của cha mẹ về khái niệm KTTT, phân loại KTTT, các mức độKTTT, các khó khăn về thể chất và tinh thần đi kèm KTTT. Hiểu biết của cha mẹ về khái niệm trẻ KTTT: Kết quả khảo sát hiểu biết của cha mẹ về kháiniệm của trẻ KTTT cho thấy, trong 31 khách thể, có 14 khách thể trả lời đúng khái niệm KTTT -chiếm 45,1 %; 15 khách thể trả lời sai khái niệm KTTT- chiếm 48,4%; có 2 khách thể không trảlời (để trống)- chiếm 6,5%. Như vậy, đa số cha mẹ chưa nhận thức đúng và đầy đủ về khái niệmKTTT. Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân KTTT: Kết quả khảo sát của cha mẹ về nguyên nhânKTTT được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân KTTT Nguyên nhân Số lượng khách thể lựa chọn Tỉ lệ Không được cha mẹ giáo dục đúng cách 6 19,4% Di truyền 9 29% Môi trường, điều kiện sống 12 38,7% Yếu tố ngoại sinh 15 48,4% Tổn thương trong khi sinh 17 54,8% Chưa tìm ra nguyên nhân 17 54,8% Nguyên nhân khác 2 6,5% Những nguyên nhân được chọn nhiều nhất là tổn thương trong khi sinh - chiếm 54,8%; chưatìm ra nguyên nhân - chiếm 54,8%; yếu tố ngoại sinh 48,4%; môi trường, điều kiện sống 38, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khuyết tật trí tuệ Nhận thức của cha mẹ Nhân tố ảnh hưởng Giáo dục hòa nhập Nâng cao nhận thức Cha mẹ trẻ khuyết tật trí tuệTài liệu có liên quan:
-
9 trang 166 1 0
-
9 trang 151 0 0
-
9 trang 112 1 0
-
4 trang 87 0 0
-
50 trang 82 0 0
-
14 trang 68 2 0
-
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 2 - Bùi Khánh Ly
10 trang 51 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 1 - Bùi Khánh Ly
6 trang 50 0 0 -
3 trang 49 0 0
-
6 trang 45 0 0
-
Vì sao sinh viên mới tốt nghiệp khó tìm được việc làm phù hợp
0 trang 44 0 0 -
3 trang 34 0 0
-
Khó khăn học tập của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập
8 trang 33 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 3 - Bùi Khánh Ly
12 trang 32 0 0 -
96 trang 32 0 0
-
Giáo trình Quản lí giáo dục hòa nhập: Phần 1
43 trang 32 0 0 -
Xây dựng quy trình hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ em khuyết tật trí tuệ
5 trang 32 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 4 - Bùi Khánh Ly
14 trang 30 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 5 - Bùi Khánh Ly
10 trang 30 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 6 - Bùi Khánh Ly
15 trang 30 0 0