
Nhận thức của sinh viên về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của sinh viên về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà NộiNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ThS. Trần Mạnh Tường1 Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trương Ngọc AnhTóm tắt IFRS là một tập hợp các các chuẩn mực kế toán do IASB (InternationalAccounting Standards Board - Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế) làm cho khả năngso sánh của các báo cáo tài chính được cao hơn. Ngày 16 tháng 3 năm 2020, Bộ Tàichính đã chính thức ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụngchuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam. Trong Báo cáo Việt Nam năm 2035 chủ đề“Hướng tới Thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ” Bộ Kế hoạch và Đầu tư vàWB đã đưa ra đề xuất Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) cần thống nhất với IFRS,nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà đầu tư nướcngoài. Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn ViệtNam 2035 phù hợp với các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển củanhững nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong giaiđoạn hiện nay khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thamgia vào Hiệp định Đối tác đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Cộngđồng Kinh tế ASEAN (AEC). Một trong những nội dung cần thiết của việc thúc đẩy IFRS vào học tập là sự tựnhận thức của sinh viên về IFRS trong chương trình đào tạo. Nghiên cứu được thực hiệnkhảo sát với 337 phiếu khảo sát sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán từ các trườngđại học khối kinh tế trên địa bàn Hà nội và kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEMđã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRSbao gồm nhận thức kiểm soát hành vi, thái độ, động cơ phát triển cá nhân, áp lực từ sựhiểu biết IFRS, sự phức tạp của việc học. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng yếu tố tháiđộ có ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS, yếutố sự phức tạp có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định theo học chương trình đào tạo tích hợpIFRS. Dựa trên kết quả phân tích, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị được căncứ vào các yếu tố ảnh hưởng mạnh trong mô hình nhằm nâng cao hiệu quả của các yếutố đó trong ý định theo học chương trình đào tạo tích hợp IFRS.Từ khoá: Nhận thức của sinh viên, Chuẩn mực báo cáo tài chính, chương trình đào tạo.Khoa Kế toán kiểm toán, trường Đại học Thương Mại, Email: tmtuong82@gmail.com, Số điện thoại: 09042816421 3031. Đặt vấn đề Những năm gần đây, sự tăng trưởng của toàn cầu hóa làm mất đi ranh giới địa lývề kinh tế giữa các quốc gia. Chính vì vậy trong xu thế đổi mới và hội nhập đòi hỏi mộthệ thống kế toán, báo cáo tài chính tương tự và được chấp nhận trên toàn cầu. Chuẩn mựcBáo cáo tài chính quốc tế ra đời là một nỗ lực nhằm hài hòa sự khác biệt giữa các chuẩnmực kế toán của các quốc gia trên thế giới. Trong xu thế hội tụ IFRS, việc áp dụng hoàn toàn hoặc cho phép áp dụng IFRS chỉcòn là thời gian. Vậy, khi áp dụng IFRS, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đanghoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được lợi gì? Theo (Hoogervorst, 2012): IFRS tạo sựminh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổngthông tin giữa nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. IFRS còn giúp các doanh nghiệp và thịtrường hoạt động hiệu quả hơn nhờ cả một bộ chuẩn mực đáng tin cậy ở phạm vi toàncầu, được áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. IFRS làmchi phí sử dụng vốn thấp hơn và giúp giảm thiểu chi phí báo cáo. Trong giai đoạn toàncầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nóichung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinhtế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bềnvững, phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán... Mặc dù đóng một vai trò quan trọng trong tương lai nhưng chuẩn mực báo cáo tàichính quốc tế vẫn còn chưa được đưa vào giảng dạy ở nhiều trường đại học khối kinh tếhoặc nếu có thì chỉ giảng dạy lồng ghép ở một số môn học dẫn tới nhiều sinh không nhậnthức được sự cần thiết này. Bởi vậy, nhóm tác giả đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Nhậnthức của sinh viên về Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong chương trình đào tạo tạicác trường đại học khối kinh tế trên địa bàn Hà Nội”. Nhóm tác giả muốn tìm hiểu nhậnthức sinh viên khối kinh tế, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, vềtích hợp IFRS trong chương trình đào tạo. Qua đó xây dựng những giải pháp kiến nghịcho các trường đại học khối kinh tế và các bạn sinh viên để có thể học tập tốt hơn.2. Cơ sở lý thuyết2.1. Tổng quan về lý thuyết nhận thức áp dụng IFRS trong CTĐT2.1.1. Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) và lý thuyết đánh giá mang tính nhận thức CA(cognitive - appraisal theory) Hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu nhận thức của sinh viên về Chuẩn mực báo cáotài chính quốc tế, nếu có chủ yếu phát triển từ mô hình của các nghiên cứu trước, màkhông dựa vào những lý thuyết nền phổ biến trong nghiên cứu, hoặc không kết hợp đượccác mô hình nhằm giải quyết triệt để các vấn đề về lý luận. Trong lĩnh vực kế toán, liên304quan đến chuẩn mực báo cáo tài chính có rất nhiều lý thuyết có thể vận dụng trongnghiên cứu với dữ liệu sơ cấp cũng như dữ liệu thứ cấp. Tuy nhiên, khi nghiên cứu nhậnthức của sinh viên về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Kế toán kiểm toán Tài chính Việt Nam Báo cáo tài chính Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế Chương trình đào tạo Chuẩn mực kế toán Việt NamTài liệu có liên quan:
-
18 trang 465 0 0
-
Chương trình khung trình độ trung cấp nghề nghề Thiết kế trang Web - Trường CĐN GTVT Đường Thuỷ 1
6 trang 449 0 0 -
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 397 1 0 -
72 trang 383 1 0
-
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 329 0 0 -
Một số yêu cầu đặt ra đối với giảng dạy bậc đại học theo đường hướng giảng dạy phát triển kĩ năng
6 trang 326 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 326 1 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 305 1 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 303 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 295 0 0 -
115 trang 270 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Sáng tác mẫu trên phần mềm tin học - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
10 trang 256 0 0 -
88 trang 238 1 0
-
Bài giảng HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN - Chương 2
31 trang 238 0 0 -
9 trang 232 0 0
-
128 trang 229 0 0
-
Đề thi tốt nghiệp môn tiền tệ ngân hàng
11 trang 216 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
Đề cương chi tiết học phần: Văn hoá kinh doanh - ĐH Kinh tế-Kỹ thuật Công nghiệp
13 trang 206 0 0 -
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5)
61 trang 202 0 0