Danh mục tài liệu

Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 18.59 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm. Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách nhằm phát triển các mô hình nuôi tôm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ và phát triển kinh tế địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NUÔI TÔM TẠI TỈNH TRÀ VINH FACTORS AFFECTING PRAWN FARMING DEVELOPMENT IN TRA VINH PROVINCE NCS. Lâm Thị Mỹ Lan1 Tóm tắt – Nghiên cứu nhằm xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm. Từ đó, chúng tôi đưa ra các hàm ý chính sách nhằm phát triển các mô hình nuôi tôm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ và phát triển kinh tế địa phương. Mẫu nghiên cứu được khảo sát từ 300 nông hộ. Phương pháp cân bằng cấu trúc tuyến tính (SEM) được thực hiện để phân tích các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố được đề xuất trong mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm, ngoại trừ nhân tố lao động chưa đủ cơ sở để xác định sự ảnh hưởng. Do đó, chúng ta cần có nghiên cứu tiếp theo với cỡ mẫu lớn hơn về lực lượng lao động trong nuôi tôm. Từ khóa: nuôi tôm, nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm, tỉnh Trà Vinh. 1. GIỚI THIỆU Ngành tôm là một ngành hàng mũi nhọn, có đóng góp quan trọng trong nền nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung. Nhờ những thành tựu về khoa học công nghệ, ngành tôm đã có những bước tiến vượt bậc với nhiều mô hình tốt áp dụng vào sản xuất giống, thức ăn, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu. Ngành tôm cũng đã tiên phong trong quá trình mở rộng thị trường tiêu thụ khắp các châu lục, tôm Việt Nam đã có mặt trên 99 thị trường, đạt kim ngạch xuất khẩu 3,38 tỉ USD với một số thị trường chủ lực như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico. Trong đó, tôm chân trắng chiếm 70%, tôm sú chiếm 20,5% và các sản phẩm tôm biển và tôm khác chiếm 9,5% [1]. Do việc nuôi tôm tại tỉnh Trà Vinh đang chịu sự cạnh tranh gay gắt nên các địa phương cần có phương thức nuôi phù hợp với lợi thế so sánh; các nông hộ nuôi tôm theo phương thức truyền thống dần dần không còn phù hợp với sự biến đổi khí hậu như hiện nay. Hơn nữa, thị trường xuất khẩu tôm yêu cầu ngày cao hơn. Do đó, người nuôi tôm cần phải có quy trình nuôi tốt, có thể truy xuất nguồn gốc, an toàn 1 Trường Đại học Trà Vinh; Email:mylanbt@tvu.edu.vn 470 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái; việc liên kết sản xuất tôm còn rất hạn chế; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu. Qua nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có phát triển nuôi tôm. Do đó, để có cơ sở xác định thế mạnh của địa phương, chúng ta cần có môt nghiên cứu nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm tỉnh Trà Vinh. 2. KHUNG LÍ THUYẾT 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm Sự phát triển nuôi tôm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong nghiên cứu này, các tác giả phân nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi tôm theo lí thuyết của Michael E.Porter, bao gồm các tiêu chí thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Tác giả kế thừa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển của Phạm Thị Ngọc [2] để xây dựng các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm như sau: 2.1.1. Nguồn lực lao động Nguồn lực lao động ảnh hưởng nhiều đến phát triển nuôi tôm nhưng nó chỉ tập trung ở một số nội dung: giới tính, trình độ văn hóa, chuyên môn, độ tuổi, kinh nghiệm, tập huấn trong nuôi tôm. Mối quan hệ này cần xem xét để thấy được mức độ ảnh hưởng đến phát triển nuôi tôm, từ đó đề xuất các giải pháp để tác động nhằm phát triển nuôi tôm. 2.1.2. Ngành phụ trợ và liên quan Chế biến thuỷ sản là ngành nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ để sản xuất ra những mặt hàng thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao và góp phần gia tăng tỉ trọng xuất khẩu trong những ngành có giá trị xuất khẩu cao của cả nuớc. Để phát triển nuôi tôm, cần có hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật đồng bộ, nhất là thủy lợi [2]. 2.1.3. Đầu vào trực tiếp Chất lượng con giống góp phần quyết định đến sự thành bại của nghề nuôi [3]. Giống tôm tốt sẽ đảm bảo năng suất cũng như luôn đảm bảo năng lực cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, hạn chế tình trạng thiếu hụt nguyên liệu đang ngày càng trầm trọng [2]. Cùng với con giống, thức ăn đóng góp quan trọng trong quá trình nuôi tôm. Hiệu quả của nuôi tôm phụ thuộc nhiều vào việc lựa chọn thức ăn và cách cho ăn [4]. Tuy nhiên, giá thức ăn lại ảnh hưởng đến quyết định cho ăn đối với người nuôi tôm. 471 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” 2.1.4. Điều kiện thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm quy định quy mô, cơ cấu thủy sản nuôi trồng. Người sản xuất luôn căn cứ vào cung – cầu để điều chỉnh hành vi sản xuất kinh doanh cho phù hợp nhằm hạn chế tối đa rủi ro do tác động của thị trường [5]. Điều kiện thị trường thuận lợi hay khó khăn đánh giá qua quy mô tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của cầu [6]. 2.1.5. Nguồn vốn đầu tư Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Long và Huỳnh Văn Hiền [7], tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Cà Mau được nuôi với chi phí/1 ha/vụ là gần 400 triệu đồng, tôm sú thâm canh là gần 500 triệu đồng/1 ha/1 vụ [8]. Vốn ảnh hưởng đến việc tái sản xuất khi gặp rủi ro hoặc phát triển sang mô hình có hiệu quả cao. Điều này khẳng định vai trò của vốn trong phát triển nuôi tôm là hết sức quan trọng [2]. 2.1.6. Điều kiện tự nhiên Các yếu tố: diện tích mặt nước, ngu ...

Tài liệu có liên quan: