Nhân vật hài kịch trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 105.65 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu đôi nét về nhân vật hài kịch trong truyện ngắn Hồ Anh Thái: đặc điểm thể hiện, ý nghĩa của hình tượng nhân vật đối với cuộc sống. Hồ Anh Thái xây dựng các nhân vật hài đại diện cho nhiều hạng người trong xã hội nhưng chủ yếu là lớp trí thức thời “mở cửa” với nhiều thói hư tật xấu do tác động của cơ chế thị trường. Những bức chân dung hài kịch này được dựng lên dưới nhiều góc nhìn, trong nhiều cảnh huống. Bằng việc xây dựng kiểu nhân vật hài kịch hết sức độc đáo trong các sáng tác truyện ngắn của mình, Hồ Anh Thái đã góp một tiếng nói giàu giá trị nhân văn cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật hài kịch trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 136-142 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÂN VẬT HÀI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HỒ ANH THÁI Điêu Thị Tú Uyên Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Bài viết giới thiệu đôi nét về nhân vật hài kịch trong truyện ngắn Hồ Anh Thái: đặc điểm thể hiện, ý nghĩa của hình tượng nhân vật đối với cuộc sống. Hồ Anh Thái xây dựng các nhân vật hài đại diện cho nhiều hạng người trong xã hội nhưng chủ yếu là lớp trí thức thời “mở cửa” với nhiều thói hư tật xấu do tác động của cơ chế thị trường. Những bức chân dung hài kịch này được dựng lên dưới nhiều góc nhìn, trong nhiều cảnh huống. Bằng việc xây dựng kiểu nhân vật hài kịch hết sức độc đáo trong các sáng tác truyện ngắn của mình, Hồ Anh Thái đã góp một tiếng nói giàu giá trị nhân văn cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ khóa: truyện ngắn Hồ Anh Thái, nhân vật hài kịch, hình tượng nhân vật, đặc điểm thể hiện.1. Mở đầu Là nhà văn hết sức nhạy bén với hiện thực cuộc sống đương đại, lại vốn yêu thươngvà đặt nhiều niềm tin vào con người, Hồ Anh Thái không khỏi băn khoăn, trăn trở vềmặt trái cuộc sống thời hiện đại. Phơi bày trên trang sách những cái xấu, cái dở, cái lốlăng đáng cười, đáng phê phán để làm cuộc sống ngày một tốt đẹp; xây dựng những hìnhtượng nhân vật hài kịch đặc sắc để làm nên sức chiến đấu vì mục tiêu thanh lọc, làm trongsạch đời sống là một thành công có dấu ấn riêng của Hồ Anh Thái so với nhiều tác giảcùng thời. Trong phần lớn sáng tác của Hồ Anh Thái, tiếng cười trào tiếu, giễu nhại đượcthể hiện rất đậm nét như là một mặt mạnh của nhà văn. Cũng có thể nhận thấy trong khinhiều tác giả cùng thời cười những cái lạc hậu, lỗi thời của cơ chế cũ thì Hồ Anh Thái lạinghiêng về xu hướng cười những cái thực dụng, lố lăng của con người trong cơ chế mới.Đây là một hướng đi đem đến thành tựu riêng, độc đáo cho nhà văn.2. Nội dung nghiên cứu Các đối tượng của tiếng cười trào tiếu xuất hiện trong nhiều tập truyện ngắn của HồAnh Thái như Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và Diễn [3, 4, 5], theo từngcấp độ từ thấp đến cao.Received August 17, 2012. Accepted January 25, 2013.Contact Dieu Thi Tu Uyen, e-mail address: tuuyentbu@gmail.com136 Nhân vật hài kịch trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái Trước hết là những chuyện khôi hài, phù phiếm, nhố nhăng vẫn diễn ra hàng ngàytrong cuộc sống. Nhiều truyện trong tập Bốn lối vào nhà cười là những nụ cười nhẹ nhàngmà thâm thuý về những chủ đề này. Đó là những bê bối của một số nhà giáo dục chỉ quantâm đến cách làm thế nào để rút tiền từ các dự án bỏ túi; những công trình khoa học vô bổvẫn được viết và công bố hàng ngày, ví như cái đề tài nghiên cứu định đề nghị lên thành đềtài nghiên cứu cấp bộ: “Thử tìm hiểu tính cách người Việt thông qua những biểu hiện vàcách xử lý khi tham gia giao thông để từ đó tìm một xu hướng cho giáo dục nhân cách vàhành vi” (!) (Anh xe ôm một chặng đường núi); hay tình cảnh dở khóc dở cười của nhữngnhà chủ có ô sin mong được đổi đời nhanh chóng, mong leo lên địa vị làm chủ bằng thủđoạn phá hạnh phúc gia đình người ta (Bến Ôsin); những sai lầm trong yêu đương củanhững người tuổi đã ngũ, lục tuần (Cây hoàng lan hoá thành cây si); những câu chuyệnlàm quà theo kiểu “hàng chợ” len lỏi khắp nơi, ngoài xã hội, trong công sở... làm cho cuộcsống trở nên hỗn tạp (Chợ); con người ta sống lắm lúc không yên ổn đã đành, chết cũngcòn bị lợi dụng để làm bàn đạp cho kẻ khác thăng tiến (Cả một dây theo nhau đi)... Bốcục tác phẩm theo lối “Khổ đế” (Sinh - Lão - Bệnh - Tử của đời người), ở tập Bốn lối vàonhà cười, Hồ Anh Thái đã cười nhiều thói tật của người đời. Và bằng nụ cười trào tiếuxuất phát từ cái nhìn nghiêm túc, có phần khắt khe về cuộc sống nhà văn đã cho thấy mộtthực tế: có không ít người xung quanh ta, thậm chí đôi lúc ngay cả chính ta đang ẩn chứatrong mình mầm mống của sự ích kỷ, nhỏ nhen, thực dụng có thể bộc lộ bất kỳ lúc nào cócơ hội. Mà cuộc sống đâu phải bao giờ cũng giản đơn, xuôi chèo mát mái. Có những lúc,sự phức tạp của cuộc sống lại chính là nguyên nhân làm cho con người xấu đi. Cái xấu đócó không chỉ làm tổn hại cá nhân mà là cả xã hội. Nó làm suy thoái những chuẩn mực vănhoá, đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống. Nó cản trở sự tiến bộ của xã hội. Tự sự 265 ngày làmột tập truyện phản ánh một cấp độ cao hơn của cái xấu và cuộc đấu tranh của tác giả vớicái xấu đang có xu hướng lấn át cái tốt đẹp. Tự sự 265 ngày là tập truyện ngắn được viết theo lối tự truyện, tự truyện của mộtcông chức về 265 ngày đi làm ở công sở sau khi đã trừ đi 100 ngày nghỉ theo chế độ làmviệc một tuần nghỉ hai ngày. Trong tác phẩm, nhà văn không khắc hoạ chân dung một vài ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật hài kịch trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 136-142 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NHÂN VẬT HÀI KỊCH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA HỒ ANH THÁI Điêu Thị Tú Uyên Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt. Bài viết giới thiệu đôi nét về nhân vật hài kịch trong truyện ngắn Hồ Anh Thái: đặc điểm thể hiện, ý nghĩa của hình tượng nhân vật đối với cuộc sống. Hồ Anh Thái xây dựng các nhân vật hài đại diện cho nhiều hạng người trong xã hội nhưng chủ yếu là lớp trí thức thời “mở cửa” với nhiều thói hư tật xấu do tác động của cơ chế thị trường. Những bức chân dung hài kịch này được dựng lên dưới nhiều góc nhìn, trong nhiều cảnh huống. Bằng việc xây dựng kiểu nhân vật hài kịch hết sức độc đáo trong các sáng tác truyện ngắn của mình, Hồ Anh Thái đã góp một tiếng nói giàu giá trị nhân văn cho nền văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ khóa: truyện ngắn Hồ Anh Thái, nhân vật hài kịch, hình tượng nhân vật, đặc điểm thể hiện.1. Mở đầu Là nhà văn hết sức nhạy bén với hiện thực cuộc sống đương đại, lại vốn yêu thươngvà đặt nhiều niềm tin vào con người, Hồ Anh Thái không khỏi băn khoăn, trăn trở vềmặt trái cuộc sống thời hiện đại. Phơi bày trên trang sách những cái xấu, cái dở, cái lốlăng đáng cười, đáng phê phán để làm cuộc sống ngày một tốt đẹp; xây dựng những hìnhtượng nhân vật hài kịch đặc sắc để làm nên sức chiến đấu vì mục tiêu thanh lọc, làm trongsạch đời sống là một thành công có dấu ấn riêng của Hồ Anh Thái so với nhiều tác giảcùng thời. Trong phần lớn sáng tác của Hồ Anh Thái, tiếng cười trào tiếu, giễu nhại đượcthể hiện rất đậm nét như là một mặt mạnh của nhà văn. Cũng có thể nhận thấy trong khinhiều tác giả cùng thời cười những cái lạc hậu, lỗi thời của cơ chế cũ thì Hồ Anh Thái lạinghiêng về xu hướng cười những cái thực dụng, lố lăng của con người trong cơ chế mới.Đây là một hướng đi đem đến thành tựu riêng, độc đáo cho nhà văn.2. Nội dung nghiên cứu Các đối tượng của tiếng cười trào tiếu xuất hiện trong nhiều tập truyện ngắn của HồAnh Thái như Tự sự 265 ngày, Bốn lối vào nhà cười, Sắp đặt và Diễn [3, 4, 5], theo từngcấp độ từ thấp đến cao.Received August 17, 2012. Accepted January 25, 2013.Contact Dieu Thi Tu Uyen, e-mail address: tuuyentbu@gmail.com136 Nhân vật hài kịch trong truyện ngắn của Hồ Anh Thái Trước hết là những chuyện khôi hài, phù phiếm, nhố nhăng vẫn diễn ra hàng ngàytrong cuộc sống. Nhiều truyện trong tập Bốn lối vào nhà cười là những nụ cười nhẹ nhàngmà thâm thuý về những chủ đề này. Đó là những bê bối của một số nhà giáo dục chỉ quantâm đến cách làm thế nào để rút tiền từ các dự án bỏ túi; những công trình khoa học vô bổvẫn được viết và công bố hàng ngày, ví như cái đề tài nghiên cứu định đề nghị lên thành đềtài nghiên cứu cấp bộ: “Thử tìm hiểu tính cách người Việt thông qua những biểu hiện vàcách xử lý khi tham gia giao thông để từ đó tìm một xu hướng cho giáo dục nhân cách vàhành vi” (!) (Anh xe ôm một chặng đường núi); hay tình cảnh dở khóc dở cười của nhữngnhà chủ có ô sin mong được đổi đời nhanh chóng, mong leo lên địa vị làm chủ bằng thủđoạn phá hạnh phúc gia đình người ta (Bến Ôsin); những sai lầm trong yêu đương củanhững người tuổi đã ngũ, lục tuần (Cây hoàng lan hoá thành cây si); những câu chuyệnlàm quà theo kiểu “hàng chợ” len lỏi khắp nơi, ngoài xã hội, trong công sở... làm cho cuộcsống trở nên hỗn tạp (Chợ); con người ta sống lắm lúc không yên ổn đã đành, chết cũngcòn bị lợi dụng để làm bàn đạp cho kẻ khác thăng tiến (Cả một dây theo nhau đi)... Bốcục tác phẩm theo lối “Khổ đế” (Sinh - Lão - Bệnh - Tử của đời người), ở tập Bốn lối vàonhà cười, Hồ Anh Thái đã cười nhiều thói tật của người đời. Và bằng nụ cười trào tiếuxuất phát từ cái nhìn nghiêm túc, có phần khắt khe về cuộc sống nhà văn đã cho thấy mộtthực tế: có không ít người xung quanh ta, thậm chí đôi lúc ngay cả chính ta đang ẩn chứatrong mình mầm mống của sự ích kỷ, nhỏ nhen, thực dụng có thể bộc lộ bất kỳ lúc nào cócơ hội. Mà cuộc sống đâu phải bao giờ cũng giản đơn, xuôi chèo mát mái. Có những lúc,sự phức tạp của cuộc sống lại chính là nguyên nhân làm cho con người xấu đi. Cái xấu đócó không chỉ làm tổn hại cá nhân mà là cả xã hội. Nó làm suy thoái những chuẩn mực vănhoá, đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống. Nó cản trở sự tiến bộ của xã hội. Tự sự 265 ngày làmột tập truyện phản ánh một cấp độ cao hơn của cái xấu và cuộc đấu tranh của tác giả vớicái xấu đang có xu hướng lấn át cái tốt đẹp. Tự sự 265 ngày là tập truyện ngắn được viết theo lối tự truyện, tự truyện của mộtcông chức về 265 ngày đi làm ở công sở sau khi đã trừ đi 100 ngày nghỉ theo chế độ làmviệc một tuần nghỉ hai ngày. Trong tác phẩm, nhà văn không khắc hoạ chân dung một vài ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhân vật hài kịch Nhân vật hài kịch trong truyện ngắn Truyện ngắn của Hồ Anh Thái Nhà văn Hồ Anh Thái Văn xuôi Việt Nam đương đạiTài liệu có liên quan:
-
Yếu tố tâm linh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 (khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu)
7 trang 35 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Truyện Ngắn Bảo Ninh
124 trang 33 0 0 -
164 trang 30 0 0
-
52 trang 29 0 0
-
Khoá luận tốt nghiệp Đại học: Hoài niệm tuổi thơ trong hồi kí Tuổi thơ im lặng của Duy Khán
53 trang 26 0 0 -
67 trang 24 0 0
-
Không gian và thời gian hư ảo trong văn xuôi Việt Nam đương đại
5 trang 19 0 0 -
64 trang 19 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại
168 trang 18 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi Y Ban
142 trang 16 0 0