Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry là ba bậc thầy truyện ngắn nổi tiếng của các quốc gia Pháp, Nga, Mỹ, thế kỷ XIX. Kỹ thuật viết truyện ngắn của họ có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ nhà văn sau này. Bài viết tập trung tìm hiểu nhân vật trong sáng tác của ba bậc thầy truyện ngắn dưới góc nhìn so sánh, nhằm chỉ ra quy luật phổ biến, cũng như điểm đặc thù trong cách xây dựng nhân vật của ba nhà văn. Từ đó, góp phần xác định phong cách của từng tác giả cũng như đặc điểm chung của những sáng tác thuộc trào lưu hiện thực chủ nghĩa ở các nước Âu Mỹ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật trong truyện ngắn Maupassant, Tchékhov, O’henry dưới góc nhìn so sánh
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN MAUPASSANT, TCHÉKHOV,
O’HENRY DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH
Dương Thị Ánh Tuyết
Trường Đại học Quảng Bình
Tóm tắt. Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry là ba bậc thầy truyện ngắn nổi tiếng của các
quốc gia Pháp, Nga, Mỹ, thế kỷ XIX. Kỹ thuật viết truyện ngắn của họ có ảnh hưởng sâu rộng
đến các thế hệ nhà văn sau này. Bài viết tập trung tìm hiểu nhân vật trong sáng tác của ba bậc
thầy truyện ngắn dưới góc nhìn so sánh, nhằm chỉ ra quy luật phổ biến, cũng như điểm đặc thù
trong cách xây dựng nhân vật của ba nhà văn. Từ đó, góp phần xác định phong cách của từng
tác giả cũng như đặc điểm chung của những sáng tác thuộc trào lưu hiện thực chủ nghĩa ở các
nước Âu Mỹ.
Con người vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là đối tượng nhận thức phản ánh của văn
nghệ. Vấn đề con người trong văn học là vấn đề vĩnh cửu. Và trong một tác phẩm văn
học thì nhân vật là yếu tố hàng đầu. Nhân vật là hình thức thể hiện quan điểm của nhà
văn về con người. “Nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật”; Nhân vật
là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ
thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng” [5, tr. 365]. Mỗi kiểu nhân
vật có tính quy luật, logic của nó, nằm trong khuôn khổ ý chí của tác giả, nhưng tác giả
không thể vi phạm một cách tùy tiện. “Một khi đã lựa chọn trung tâm miêu tả nhân vật,
tác giả bị ràng buộc bởi logic nội tại của cái được chọn lựa, cái logic mà tác giả phải
khám phá trong quá trình miêu tả. Logic của tự ý thức chấp nhận những phương thức
nghệ thuật nhất định để khám phá và miêu tả nó” [3, tr. 272]. Nghiên cứu thế giới nhân
vật trong truyện ngắn của Maupassant, Tchékhov, Ơ Henry dưới góc nhìn đối sánh,
chúng tôi thấy nổi lên những vấn đề cơ bản sau:
1. CHÚ TRỌNG CON NGƯỜI NHỎ BÉ
Nhìn lại phương thức miêu tả nhân vật trong tiến trình lịch sử văn chương ta thấy,
nếu chủ nghĩa cổ điển có khuynh hướng lý tưởng hóa và nhấn mạnh ở tính cách nhân vật
những nét cao cả, thậm chí còn cao thượng hóa những đặc tính tiêu cực trong bản tính
của nó, chủ nghĩa lãng mạn nhấn mạnh tính chất khác thường của các nhân vật thì chủ
nghĩa hiện thực lại quan tâm miêu tả những con người nhỏ bé, con người bình thường
trong xã hội. Chủ nghĩa hiện thực với tư cách là một phương pháp sáng tác, là sự tái hiện
cuộc sống trong hình thái bản thân cuộc sống, trong muôn ngàn mối tương quan chằng
chịt với nhau và với môi trường cụ thể xung quanh. Tái hiện “những tính cách điển hình
trong hoàn cảnh điển hình” điều đó cũng có nghĩa là chủ nghĩa hiện thực phê phán phản
ánh xã hội trong tính cụ thể và tính lịch sử của nó. Chủ nghĩa hiện thực hoàn toàn xuất
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02
phát từ hiện thực “nó không thay thế cái hiện có bằng cái mong ước, mà làm nổi bật cái
mong ước từ cái hiện có”.
Với tấm lòng nhân đạo, với lương tâm trách nhiệm của người nghệ sĩ, Maupassant,
Tchékhov, Ơ Henry không thể thờ ơ với hiện thực cuộc sống của những người dưới đáy
xã hội, cả những con người đang tự đánh mất dần phần Người của mình. “Cái hiện có”
mà cả ba nhà văn đều mong muốn thay đổi là cuộc sống của những con người nhỏ bé.
Hoặc là nhỏ bé về vị thế xã hội khiến con người bị vật hóa, hoặc là nhỏ bé về tâm hồn
khiến họ cam chịu cuộc sống mòn mỏi. Cả hai trường hợp đều được ba nhà văn quan tâm,
thể hiện với những phương cách khác nhau.
1.1. Con người nhỏ bé trong truyện Maupassant là con người tha hóa, thú vật hóa
Con người nhỏ bé về vị thế xã hội trong truyện của Maupassant là thằng ăn mày, kẻ
lang thang, là cô hầu, là cô gái điếm… Một thanh niên lương thiện, chăm chỉ, lang thang
40 ngày để kiếm việc làm cuối cùng “anh chỉ còn khoanh đôi cánh tay lực lưỡng lại mà
đành chịu thúc thủ”. Mọi nỗ lực dù để kiếm 20 xu đối với anh cũng khó có thể. Đang cơn
đói khát, gặp được con bò cái bầu vú sữa căng mọng, anh liền mút lấy mút để. Đó là một
chi tiết chẳng thơ chút nào nhưng nó có ý nghĩa tố cáo xã hội sâu sắc. Con vật còn không
nỡ lòng với người đang cơn đói khát, vậy mà con người, xã hội lại làm ngơ bỏ mặc đồng
loại. Chính xã hội là thủ phạm đẩy con người thấp cổ bé họng đến những hành động bản
năng “ít tính người”. Một số truyện khác của Maupassant đề cập đến những cô hầu gái bị
lừa dối, bị phỉnh nịnh, để cuối cùng phải mang nặng “những khối tình con” (Cô Rozali
Druy-băng, Một đứa con).
Bị đè bẹp về thân xác chưa đáng ngại bằng sự tha hóa, đánh mất nhân phẩm.
Maupassant ái ngại cho sự biến chất của con người trong xã hội phi nhân tính. Bởi vậy
tác giả mạnh dạn phơi bày sự thật nghiệt ngã về các nhân vật của mình. Đó là những con
người bị vật hóa, hành động theo bản năng. Thằng bé ăn mày ném chết con gà vì cảm
giác trong cơn đói “rằng đem nướng một con gà kia trên đống lửa củi cành rồi ăn thì chắc
là ngon lắm”. Cũng vì quá đói mà Răng đen đã ăn nghiến ngấu như một con vật, và cái
men rượu ...
Nhân vật trong truyện ngắn Maupassant, Tchékhov, O'henry dưới góc nhìn so sánh
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.22 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nhân vật truyện ngắn Truyện ngắn nổi tiếng Nhân vật truyện ngắn dưới góc nhìn so sánh Giá trị tư tưởng nghệ thuật Truyện ngắn Maupassant Truyện ngắn Tchékhov Truyện ngắn O’henryTài liệu có liên quan:
-
Nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam
12 trang 15 0 0