Danh mục tài liệu

Nhìn nhận thêm về vị trí của Vũ Đình Long (1896 1960) trong lịch sử văn học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 203.40 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bi kịch trong gia đình thầy Ký Phú cũng như bi kịch của đôi tình nhân là kết cục của một cuộc đụng độ, một cuộc đối đầu giữa lương tâm và dục vọng của tầng lớp trung lưu tiểu tư sản thành thị trong xã hội Việt Nam những năm 20.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn nhận thêm về vị trí của Vũ Đình Long (1896 1960) trong lịch sử văn học Nhìn nhận thêm về vị trícủa Vũ Đình Long (1896 -1960) trong lịch sử văn học Bi kịch trong gia đình thầy Ký Phú cũng như bi kịch của đôi tình nhân là kết cụccủa một cuộc đụng độ, một cuộc đối đầu giữa lương tâm và dục vọng của tầng lớptrung lưu tiểu tư sản thành thị trong xã hội Việt Nam những năm 20. Qua vở kịch,chúng ta có dịp được chứng kiến sự lung lay của đạo đức phong kiến, sự rạn nứt củathiết chế hôn nhân và gia đình phương Đông cổ truyền trước ảnh hưởng của lối sống cánhân tư sản phương Tây. Trước sự xô đẩy của hoàn cảnh, sức phản kháng và chống đỡcủa mỗi cá nhân thật yếu ớt. Đặc biệt là thầy Ký Phú. Có lẽ chính cái “lối Nho phong”còn sót lại trong tư tưởng, trong quan niệm về đạo đức và gia đình của nhân vật này đãtạo nên cái bạc nhược của anh ta. Trước mắt Ký Phú, mọi cuộc hôn nhân trong xã hộichỉ vì tiền. Các bậc cha mẹ thì tính toán, xếp đặt, tác thành cho con cái theo đầu óc vụlợi của mình nên xã hội đầy rẫy những cảnh “gái giết chồng”, cảnh “ý t ình không hợp,nay cãi nhau, mai đánh nhau”. Nhưng anh ta không đ ủ tỉnh táo để nhận ra sự phản bộicủa chính vợ mình. Cái chết của Ký Phú là bước lùi, là sự thất bại của lương tri trướcdục vọng. Nhưng như ta đã thấy ở vở Chén thuốc độc, Vũ Đình Long trước sau vẫnđứng trên lập trường đạo đức phong kiến để phê phán và giải quyết xung đột nên ởcuối vở Toà án lương tâm, ông cho 2 nhân vật cô Quý và ả Quay phải chết trong sựcắn rứt đến điên loạn của lương tâm. Điều đó cũng có nghĩa là sự thắng thế trở lại củalương tâm trước dục vọng. Đây là một trong những xung đột bản chất của xã hội ViệtNam nửa đầu thế kỷ XX. Thực ra, vấn đề lương tri và dục vọng hay nói rộng ra là vấn đề đạo đức khôngphải chỉ là vấn đề của riêng kịch nói mà nó còn là vấn đề của tiểu thuyết, văn xuôi vànhững lĩnh vực khác trong xã hội đương thời. Sự hấp dẫn của đề tài này đã tạo thànhmột khuynh hướng kịch phổ biến trong văn học Việt Nam những năm 20 với các tác giảtiêu biểu: Vũ Đình Long (Chén thuốc độc – 1921, Toà án lương tâm – 1923); NguyễnHữu Kim (Bạn và vợ – 1927, Cái đời bỏ đi – 1928, Thủ phạm là tôi – 1928, Giời đấtmới – 1929...); Từ Sơn (Tình hối – 1922); Trung Tín (Toa toa, moa moa – 1925, Kẻ ănmắm, người khát nước – 1926); Vi Huyền Đắc (Hai tối tân hôn – 1924, Uyên ương –1927, Hoàng Mộng Điệp – 1928...)... Trong Lời nói đầu của vở kịch, Vũ Đình Long thừa nhận: “Soạn kịch theo lối nàylà một việc rất khó, khó nhất là ở kết cấu, kết cấu thế nào cho sen nọ sen kia liên tiếpnhau như thực mà hồi nào hồi ấy có vẻ hoạt động tự nhiên”. Thực tế cho thấy tác giả đã vượt qua đượt cái khó này để tạo ra một kết cấu tươngđối hoàn chỉnh giữa các hồi và cảnh, dẫn dắt tình huống, triển khai xung đột một cáchhợp lí, hành động kịch phát triển hợp lôgíc nội tại. Tuy nhiên, về mặt thể loại, Vũ Đình Long vẫn tỏ ra lẫn lộn giữa bi kịch và hàikịch nên trong cùng một vở Toà án lương tâm, lúc thì ông gọi là bi kịch, lúc thì ông gọilà hài kịch. Sự lẫn lộn này còn kéo dài tới tận đầu những năm 30 ở nhiều tác giả. Ví dụ,khi sáng tác vở Không một tiếng vang (1933) Vũ Trọng Phụng giới thiệu đây là vở dânsinh bi kịch được viết đúng theo kịch Thái Tây nhưng thực chất đó chưa phải là một bikịch đúng nghĩa của nó. Song, dẫu sao Tòa án lương tâm vẫn đạt được phần nào hiệuứng thanh lọc, tẩy rửa tâm hồn (catharsis) mà một vở bi kịch chân chính cần phải đạtđược. Sự lầm lẫn của Vũ Đình Long khiến cho Tòa án lương tâm không trở thành bikịch thực sự như ông mong muốn có lẽ chủ yếu là do ông chưa thật nhận thức được đầyđủ các đặc trưng thể loại bi kịch và các sắc thái mỹ học của Cái bi nên kết thúc vở có bilụy mà chưa có bi kịch. Trên sân khấu, phần lớn các nhân vật đều tìm đến cái chết để kếtthúc số phận, nhưng trong lòng người đọc, người xem lại thấy thiếu vắng những xúccảm thẩm mĩ cao thượng, thậm chí xem đó là một kết thúc đáng có, đáng đời cho cácnhân vật chính của vở kịch. Mặc dù vậy, với 2 vở Chén thuốc độc và Tòa án lương tâm, Vũ Đình Long là mộttrong số những tác giả đặt những viên gạch đầu tiên xây nền đắp móng cho sự hìnhthành và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, trước hết là ở thể loại kịch. Sau vở Tòa án lương tâm, Vũ Đình Long tạm dừng sáng tác để chuyên tâm hoạtđộng ở lĩnh vực xuất bản mà theo ông “rất cần cho sự chấn hưng văn chương”. Đã có lúcông nghĩ: “Công cuộc ấy (xuất bản) có ích hơn là cặm cụi ngồi soạn năm mười vở kịchchưa chắc đã hay ho gì” (Tựa cho vở Đàn bà mới). Với vai trò chủ nhà xuất bản, nhà inTân Dân và là một trong số những người chủ trương Tiểu thuyết thứ bảy (1934-1942), Phổ thông bán nguyệt san (1936-1941), Tạp chí Tao Đàn(1937-1938)… Vũ ĐìnhLong đã góp một phần đáng kể vào việc quảng bá, khích lệ, kích thích sáng tạo vănchương nghệ thuật đương thời. Có nhà nghiên cứu đánh giá Tân Dân của Vũ Đình Longnhư một bà đỡ cho sự ra đời của không ít các tác phẩm văn chương, khảo cứu quantrọng thời kỳ này. Những tưởng như vậy ông đã xếp bút, “rửa tay gác kiếm” để an tâmtheo đuổi một sự nghiệp khác! Nhưng đúng 23 năm sau, trong một cuộc trò chuyện vào giờ giải lao ở sảnh đườngNhà hát Lớn thành phố Hà Nội cùng Trương Tửu và một số văn hữu khi đến xem vởkịch thơ Quán biên thùy (1943) của Thao Thao, Trương Tửu đã khích lệ Vũ Đình Longnên trở lại viết kịch. Đó là một trong những lí do để ông viết vở Đàn bà mới (1943), tiếptục chĩa mũi nhọn công kích vào lối sống cá nhân tư sản phóng đãng đang ảnh hưởng rấtmạnh đến quan niệm sống và lối sống của phụ nữ, làm đảo lộn thuần phong mỹ tục, trậttự gia đình và quan hệ xã hội đương thời. Theo Vũ Đình Long, sau khi hoàn tất vở kịch,ngoài lời đề tặng Trương Tửu để tỏ lòng tri ân về sự khích lệ, ông còn có lời đề tặng hainhà văn Nguyễn Tuân và Lan Khai vì cảm phục tài Nguyễn Tuân đóng vai Trần ThiếtChung trong vở Kim tiền (1937) của Vi Huyền Đắc và Lan Khai đóng vai Ngô ThờiNhiệm trong vở kịch thơ Thế ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: