
Nhớ tên đối tác kinh doanh: dễ hay khó?
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 234.63 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
“Trong trí nhớ của tôi là hàng nghìn cái tên của các đối tác kinh doanh khác nhau. Nhờ khả năng ghi nhớ các đối tác kinh doanh, tôi đã có nhiều thuận lợi hơn trong các cuộc giao tiếp và đàm phán”, đó là tâm sự của một doanh nhân người Mỹ đang làm việc tại ngân hàng Morgan Stanley, chi nhánh Nhật Bản. Peter Durope, một chủ nhà hàng được một thực khách giới thiệu cô bạn tên Connie. Durpe đã ghi nhớ và cám ơn cô ta bằng cách gọi tên khi Connie rời nhà...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhớ tên đối tác kinh doanh: dễ hay khó? Nhớ tên đối tác kinh doanh: dễ hay khó? “Trong trí nhớ của tôi là hàng nghìn cái tên của các đối tác kinh doanh khácnhau. Nhờ khả năng ghi nhớ các đối tác kinh doanh, tôi đã có nhiều thuận lợi hơntrong các cuộc giao tiếp và đàm phán”, đó là tâm sự của một doanh nhân người Mỹđang làm việc tại ngân hàng Morgan Stanley, chi nhánh Nhật Bản. Peter Durope, một chủ nhà hàng được một thực khách giới thiệu cô bạn tênConnie. Durpe đã ghi nhớ và cám ơn cô ta bằng cách gọi tên khi Connie rời nhà hàng.“Từ vẻ hài lòng trên gương mặt cô ấy, tôi có thể chắc rằng Connie sẽ trở lại và mangđến cho chúng tôi những khách hàng mới”, ông nói. Trên thương trường, một doanh nhân sẽ phải tiếp xúc cũng như ghi nhớ hàngnghìn các đối tác kinh doanh khác nhau. Mặc dù đã có những thiết bị công nghệ để lưugiữ các dữ liệu, tuy nhiên, “ghi nhớ trong bộ não” vẫn sẽ đem lại những thuận lợi hơncả. Sau đây là 7 cách có thể giúp bạn nhớ tên của nhiều đối tác kinh doanh, dù chỉ gặphọ một lần hoặc trong lần đầu tiếp xúc: 1.Hãy tập trung chú ý Điểm yếu của đa số mọi người là ít để ý đến tên người khác khi nó được giớithiệu, vì thế, bước đầu tiên, hãy lắng nghe tên của đối tác khi làm quen trong lần tiếpxúc đầu tiên. Nếu bạn thấy mình quên bẵng đi một cái tên chỉ sau 10 giây được giớithiệu, lý do là bạn đã không chú ý và mải lo nghĩ đến chuyện khác, vì vậy, hãy xóa bỏnhững bận tâm xung quanh. Nếu cần thiết, hãy yêu cầu lặp lại tên người vừa được giớithiệu. Vì bạn không thể ghi nhớ được tên của nhiều người trong cùng một lúc nêntrong các buổi họp lớn, hãy xác định trước nhóm đối tượng mục tiêu, điều này cũngtương tự như khi bạn tự nhủ “Mình phải chú ý đến tên của vợ sếp”, bạn sẽ ghi nhớ nódễ dàng hơn. 2. Hãy kiểm tra lại Trừ trường hợp chính đối tác tự giới thiệu tên tuổi, nếu không bạn phải kiểm tralại xem đối tác muốn được gọi như thế nào. Trong các cuộc hội nghị quốc tế hay đàmphán, bạn hãy cẩn thận với cái tên được in, dù nằm trên bàn hay được đeo trước ngựccác đại diện vì cũng chưa chắc chúng đã được in đúng. Hãy hỏi ngay đối tác họ muốnđược gọi ra sao, chẳng những bạn sẽ có cơ hội nghe lại chính xác tên tuổi của họ, màcòn mang lại cho họ niềm vui nho nhỏ vì thấy mình được quan tâm. 3. Hãy bắt chước Franklin Roosevelt: Danh nhân người Mỹ này có một khả năng làm nhiều người xung quanh kinhngạc là ông có thể nhớ tên các nhân viên, tất cả những ai ông đã gặp và ít khi nhầmlẫn. Bí mật của Roosevelt? Ông cho biết: “Tôi thường tưởng tượng tên của từng ngườiđược in ra trên trán họ!” Đó là một kỹ thuật rất độc đáo để có thể nhớ nhiều tên củanhiều người cùng lúc. 4. Hãy tưởng tượng và viết ra cái tên đó Một số nhà ngôn ngữ học còn gợi ý là bạn có thể dùng ngón tay để viết mộtcách đầy tưởng tượng tên tuổi của ai đó khi bạn nhìn thấy nó, hoặc có thể tự đọc khẽtên đó cho mình nghe. Các chuyên gia ngôn ngữ tin rằng, bằng cách trên, bạn đã “khắcsâu” cái tên đó vào “bộ nhớ của não mình”. 5. Hãy liên hệ tên với những hình ảnh khác Hãy cố gắng liên hệ cái tên với một hình ảnh thân quen hay một nhân vật nổitiếng nào đó. Ví dụ người phụ nữ có tên Jacqueline, tại sao bạn không liên kết cái tênđó với bà Jacqueline Kennedy? Còn nếu một anh bạn được giới thiệu là Arnold gì đóthì tốt nhất là hãy nhớ hình ảnh của “Terminator - Kẻ huỷ diệt” hay bất cứ ai có thânhình lực lưỡng bởi điều đơn giản là bạn không quên những nhân vật nổi tiếng này. 6. Hãy dùng cái tên đó khá thường xuyên: Bạn hãy cố gắng lặp lại tên đối tác từ 3 đến 5 lần trong một cuộc nói chuyện.Bạn có thể làm điều này khi bạn được giới thiệu, khi bạn đặt câu hỏi trong quá trìnhtrò chuyện, và cuối cùng, khi bạn chào tạm biệt đối tác. 7. Ghi chép tên đối tác mới vào sổ tay riêng Những chuyên viên marketing nổi tiếng thường lấy sổ tay ghi lại tên của bất kỳai và hoàn cảnh gặp gỡ những người này. Hãy làm như thế và thỉnh thoảng nên xemlại, nhất là khi bạn sắp dự một cuộc họp và biết chắc là sẽ gặp lại đối tác trong cuộchọp đó. Biết, nhớ và lặp lại tên của người chưa thân quen bao giờ cũng đem lại lợi íchlớn như trong cuốn Đắc nhân tâm Dale Carnegic viết: “Tên là âm thanh quan trọng vàngọt ngào nhất. Nó là chiếc vé dẫn đến thành công trong một mối giao dịch kinh doanhhay công việc.”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhớ tên đối tác kinh doanh: dễ hay khó? Nhớ tên đối tác kinh doanh: dễ hay khó? “Trong trí nhớ của tôi là hàng nghìn cái tên của các đối tác kinh doanh khácnhau. Nhờ khả năng ghi nhớ các đối tác kinh doanh, tôi đã có nhiều thuận lợi hơntrong các cuộc giao tiếp và đàm phán”, đó là tâm sự của một doanh nhân người Mỹđang làm việc tại ngân hàng Morgan Stanley, chi nhánh Nhật Bản. Peter Durope, một chủ nhà hàng được một thực khách giới thiệu cô bạn tênConnie. Durpe đã ghi nhớ và cám ơn cô ta bằng cách gọi tên khi Connie rời nhà hàng.“Từ vẻ hài lòng trên gương mặt cô ấy, tôi có thể chắc rằng Connie sẽ trở lại và mangđến cho chúng tôi những khách hàng mới”, ông nói. Trên thương trường, một doanh nhân sẽ phải tiếp xúc cũng như ghi nhớ hàngnghìn các đối tác kinh doanh khác nhau. Mặc dù đã có những thiết bị công nghệ để lưugiữ các dữ liệu, tuy nhiên, “ghi nhớ trong bộ não” vẫn sẽ đem lại những thuận lợi hơncả. Sau đây là 7 cách có thể giúp bạn nhớ tên của nhiều đối tác kinh doanh, dù chỉ gặphọ một lần hoặc trong lần đầu tiếp xúc: 1.Hãy tập trung chú ý Điểm yếu của đa số mọi người là ít để ý đến tên người khác khi nó được giớithiệu, vì thế, bước đầu tiên, hãy lắng nghe tên của đối tác khi làm quen trong lần tiếpxúc đầu tiên. Nếu bạn thấy mình quên bẵng đi một cái tên chỉ sau 10 giây được giớithiệu, lý do là bạn đã không chú ý và mải lo nghĩ đến chuyện khác, vì vậy, hãy xóa bỏnhững bận tâm xung quanh. Nếu cần thiết, hãy yêu cầu lặp lại tên người vừa được giớithiệu. Vì bạn không thể ghi nhớ được tên của nhiều người trong cùng một lúc nêntrong các buổi họp lớn, hãy xác định trước nhóm đối tượng mục tiêu, điều này cũngtương tự như khi bạn tự nhủ “Mình phải chú ý đến tên của vợ sếp”, bạn sẽ ghi nhớ nódễ dàng hơn. 2. Hãy kiểm tra lại Trừ trường hợp chính đối tác tự giới thiệu tên tuổi, nếu không bạn phải kiểm tralại xem đối tác muốn được gọi như thế nào. Trong các cuộc hội nghị quốc tế hay đàmphán, bạn hãy cẩn thận với cái tên được in, dù nằm trên bàn hay được đeo trước ngựccác đại diện vì cũng chưa chắc chúng đã được in đúng. Hãy hỏi ngay đối tác họ muốnđược gọi ra sao, chẳng những bạn sẽ có cơ hội nghe lại chính xác tên tuổi của họ, màcòn mang lại cho họ niềm vui nho nhỏ vì thấy mình được quan tâm. 3. Hãy bắt chước Franklin Roosevelt: Danh nhân người Mỹ này có một khả năng làm nhiều người xung quanh kinhngạc là ông có thể nhớ tên các nhân viên, tất cả những ai ông đã gặp và ít khi nhầmlẫn. Bí mật của Roosevelt? Ông cho biết: “Tôi thường tưởng tượng tên của từng ngườiđược in ra trên trán họ!” Đó là một kỹ thuật rất độc đáo để có thể nhớ nhiều tên củanhiều người cùng lúc. 4. Hãy tưởng tượng và viết ra cái tên đó Một số nhà ngôn ngữ học còn gợi ý là bạn có thể dùng ngón tay để viết mộtcách đầy tưởng tượng tên tuổi của ai đó khi bạn nhìn thấy nó, hoặc có thể tự đọc khẽtên đó cho mình nghe. Các chuyên gia ngôn ngữ tin rằng, bằng cách trên, bạn đã “khắcsâu” cái tên đó vào “bộ nhớ của não mình”. 5. Hãy liên hệ tên với những hình ảnh khác Hãy cố gắng liên hệ cái tên với một hình ảnh thân quen hay một nhân vật nổitiếng nào đó. Ví dụ người phụ nữ có tên Jacqueline, tại sao bạn không liên kết cái tênđó với bà Jacqueline Kennedy? Còn nếu một anh bạn được giới thiệu là Arnold gì đóthì tốt nhất là hãy nhớ hình ảnh của “Terminator - Kẻ huỷ diệt” hay bất cứ ai có thânhình lực lưỡng bởi điều đơn giản là bạn không quên những nhân vật nổi tiếng này. 6. Hãy dùng cái tên đó khá thường xuyên: Bạn hãy cố gắng lặp lại tên đối tác từ 3 đến 5 lần trong một cuộc nói chuyện.Bạn có thể làm điều này khi bạn được giới thiệu, khi bạn đặt câu hỏi trong quá trìnhtrò chuyện, và cuối cùng, khi bạn chào tạm biệt đối tác. 7. Ghi chép tên đối tác mới vào sổ tay riêng Những chuyên viên marketing nổi tiếng thường lấy sổ tay ghi lại tên của bất kỳai và hoàn cảnh gặp gỡ những người này. Hãy làm như thế và thỉnh thoảng nên xemlại, nhất là khi bạn sắp dự một cuộc họp và biết chắc là sẽ gặp lại đối tác trong cuộchọp đó. Biết, nhớ và lặp lại tên của người chưa thân quen bao giờ cũng đem lại lợi íchlớn như trong cuốn Đắc nhân tâm Dale Carnegic viết: “Tên là âm thanh quan trọng vàngọt ngào nhất. Nó là chiếc vé dẫn đến thành công trong một mối giao dịch kinh doanhhay công việc.”
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kinh doanh tiếp thị quản trị kinh doanh tư vấn nghề nghiệp Nhớ tên đối tác kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
99 trang 437 0 0
-
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 385 0 0 -
'Nâng cấp' bản lĩnh nghề nghiệp
4 trang 373 0 0 -
98 trang 367 0 0
-
Báo cáo Phân tích thiết kế hệ thống - Quản lý khách sạn
26 trang 349 0 0 -
146 trang 347 0 0
-
Chương 2 : Các công việc chuẩn bị
30 trang 339 0 0 -
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 331 0 0 -
115 trang 324 0 0
-
87 trang 267 0 0
-
96 trang 265 3 0
-
Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên đại học Ngành quản trị kinh doanh
20 trang 261 0 0 -
Bài giảng Nguyên lý Quản trị học - Chương 2 Các lý thuyết quản trị
31 trang 256 0 0 -
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 236 0 0 -
171 trang 225 0 0
-
Vì sao bạn chưa có mức lương xứng đáng?
3 trang 223 0 0 -
Đề cương bài giảng: Quản trị học
trang 213 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 210 0 0 -
79 trang 210 0 0
-
56 trang 210 0 0