Danh mục tài liệu

Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.31 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giờ đây thỉnh thoảng giở bộ Nhà văn hiện đại ra tra cứu, tôi cứ vừa kính phục vừa tiếc cho nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Không thể không phục, vì chỉ bằng sự lao động nghiêm túc của cá nhân mình, Vũ Ngọc Phan đã đóng góp cho văn giới một bộ sách đồ sộ mà cho đến nay, dù hơn sáu mươi năm đã qua đi, vẫn có giá trị tham khảo cao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại Giờ đây thỉnh thoảng giở bộ Nhà văn hiện đại ra tra cứu, tôi cứ vừa kính phụcvừa tiếc cho nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Không thể không phục, vì chỉ bằng sự laođộng nghiêm túc của cá nhân mình, Vũ Ngọc Phan đã đóng góp cho văn giới một bộsách đồ sộ mà cho đến nay, dù hơn sáu mươi năm đã qua đi, vẫn có giá trị tham khảocao. Tiếc, vì dù sách đã dày tới 1460 trang in, đã bao quát được 78 nhà văn, từ “nhữngngười đi tiên phong” - những nhà văn hồi mới có chữ quốc ngữ như Trương Vĩnh Ký- đến những nhà văn trẻ, xuất hiện và thành danh cuối những năm ba mươi, đầu nhữngnăm bốn mươi của thế kỷ XX; nhưng chủ yếu vẫn chỉ là bức tranh văn học chữ quốcngữ trong thời gian ấy của nửa nước phía Bắc. Trong số 78 nhà văn mà Vũ Ngọc Phan tìm hiểu, nghiên cứu chỉ có 3 khuônmặt của văn học phương Nam: Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Đông Hồ. Vâng, chỉcó thế. Tôi ngờ là do giao thông cách trở, giao lưu văn hóa giữa hai miền khó khănnên không đủ thông tin cần thiết chứ không phải do quan niệm đánh giá của tác giảNhà văn hiện đại. Căn cứ vào những gì ông đã viết, ta thấy ông không hề khắt khe,định kiến, thiên lệch. Có thể nói, Vũ Ngọc Phan đã bỏ qua hàng loạt những nhà vănNam Bộ, rất quen thuộc với người đọc Nam Bộ, nhiều người có tới hàng chục tácphẩm đã xuất bản, tất nhiên chưa phải là xuất sắc, nhưng chắc chắn đóng góp của họkhông thua những người trong nhóm Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí đượcVũ Ngọc Phan giới thiệu như Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Bá Học, Nguyễn Hữu Tiến,Nguyễn Trọng Thuật... Có thể kể: Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt, Lê HoằngMưu, Tân Dân Tử, Trương Duy Toản, Phú Đức, Bửu Đình, Phạm Minh Kiên, Nguyễný Bửu, Sơn Vương... Cách đây 4 năm (2001), chúng ta có được một công trình đáng quý khác: bộ Từđiển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập I) do PGS-TS. Vũ Tuấn Anh và PGS-TS BíchThu chủ biên. Công trình rất có ích cho những ai nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn họcViệt Nam hiện đại. Thế nhưng, tôi cũng tiếc vì trong số 376 tác phẩm từ cuối thế kỷXIX đến năm 1945 được nhóm biên soạn tóm tắt nội dung, nhận xét bước đầu, chỉ có56 tác phẩm văn xuôi Nam Bộ. Thiếu nhiều quá! Vì chỉ riêng Hồ Biểu Chánh, trong33 năm sáng tác tính đến 1945, đã có hơn 40 tác phẩm. Nếu tính gộp các tác phẩm đãxuất bản của ông và của 10 nhà tiểu thuyết đã nêu tên ở trên thì có tới 156 cuốn(1).Tất nhiên cũng phải cân nhắc giá trị, không thể giới thiệu xô bồ, đưa tất cả vào Từđiển, nhưng chắc chắn số lượng tác phẩm đáng được kể đến của văn xuôi Nam Bộtrong non nửa thế kỉ này cũng phải tới hàng trăm cuốn. Tôi xin nói thêm đến bộ sách 970 trang khổ lớn - cuốn Văn học Việt Nam thếkỉ XX, do GS. Phan Cự Đệ chủ biên(2). Cần khẳng định ưu điểm của một số chươngviết mang tính tổng kết của các tác giả, nhưng văn học Nam Bộ giai đoạn 1900-1945cũng chưa được quan tâm đúng mức. Nhắc đến những bất cập của ba công trình ra đời ở những thời điểm khác nhaukể trên, tôi luôn tự nhủ lòng: phàm “đã mang lấy nghiệp” nghiên cứu, khó có thể cầutoàn. Sai thì sẽ sửa, thiếu thì sẽ bổ sung. Chỉ có điều, nếu càng bớt sai bớt thiếu, càngbớt làm phiền bạn đọc. Riêng về việc nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, cụ thể làba chặng đầu của nó (1900-1930, 1930-1945 và 1945-1975) một yêu cầu mang tínhnguyên tắc được đặt ra với giới nghiên cứu là phải khôi phục lại diện mạo như nó vốncó, để các thế hệ người đọc hôm nay và mai sau chiếm hữu được đầy đủ di sản vănhọc quá khứ - dù chưa xa, nhưng đã trôi nổi, thất tán một cách đáng ngại. Và chỉ từthành công của việc làm đó, chúng ta mới có thể thấy được rành rõ tiến trình của việchiện đại hóa văn học Việt Nam, thành tựu và hạn chế của các giai đoạn, cũng như đặctrưng thi pháp chủ yếu của một số tác giả tiêu biểu, của những thể loại văn học chínhvà của ba giai đoạn này. Từ năm 1975 đến nay, trong một hoàn cảnh chính trị - xã hội đặc biệt thuận lợikhác trước, giới nghiên cứu phương Nam cũng như lực lượng nghiên cứu của cả nướcđã đáp ứng trong chừng mực nhất định yêu cầu nói trên. Và riêng về việc khôi phụclại những di sản văn học Nam Bộ, chúng ta đã thu được kết quả rất đáng khích lệ trêncả ba cấp độ: phát hiện và giới thiệu tác phẩm, tìm hiểu và đánh giá tác giả, nhận địnhvà khái quát về đặc điểm cơ bản của từng giai đoạn cũng như của từng thể loại. Về việc khôi phục lại bức tranh văn xuôi Nam Bộ 30 năm đầu thế kỉ XX, cóthể ghi nhận công sức của nhiều phía. Trước hết là việc một số nhà xuất bản cho sưutầm và in lại hàng loạt tác phẩm của các nhà văn sáng tác trong giai đoạn này. Chỉriêng nhà xuất bản Tiền Giang trong 5 năm 1986-1990 đã tái bản hơn 40 tác phẩm vớisố lượng lớn của Hồ Biểu Chánh. Việc in ấn của các nhà xuất bản địa phương phíaNam có phần ồ ạt, do nắm bắt được thị hiếu của đông đảo công chúng bình dân NamBộ, nhưng chính việc làm thiếu cân nhắc, gạn lọc này lại có lợi cho giới nghiên cứu -những người đang “đói” tư liệu. Trong thời gian này các cấp ủy Đảng và chính quyền nhiều tỉnh đã xúc tiếnviệc viết Địa chí văn hóa. Nhiều cuốn được tổ chức công phu, đã giới thiệu kĩ lưỡngtoàn diện về địa phương, trong đó phần văn hóa văn học rất được chú ý. Đáng kể hơncả là các bộ Địa chí văn hóa Thành phổ. Hồ Chí Minh, Bến Tre Long An, An Giang.Chẳng hạn, bộ Địa chí Bến Tre do Thạch Phương và Đoàn Tứ chủ biên, đã dành tới120 trang trong tổng số 820 trang in để giới thiệu thành tựu văn học của tỉnh, đã trântrọng ghi nhận đóng góp của thế hệ nhà văn cuối thế kỉ XIX (Phan Thanh Giản,Nguyễn Đình Chiểu, Trương Vĩnh Ký, Phan Văn Trị, Trương Gia Mô...) cũng nhưcủa thế hệ nhà văn đầu thế kỉ XX (Sương Nguyệt Anh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn VănVinh, Ca Văn Thỉnh...) và những khuôn mặt tiêu biểu của giai đoạn sau cách mạngtháng Tám ( ...