Những chuyện đời thường quanh ta 7
Lớp học cuối bãi sông Hồng Thuỳ Dương đang dạy những đứa trẻ nghèo xóm bãi Cuối con ngõ ngoằn nghoèo bãi Phúc Xá, giáp bờ bãi sông Hồng (Hà Nội) có một lớp học tình thương của những sinh viên tình nguyện, học trò là bọn trẻ nghèo, lang thang dưới gầm cầu Long Biên... Lớp học lên bờ 7h tối, bọn trẻ trong xóm Phúc Xá ríu rít rủ nhau... đi học. Lớp học là khoảng sân đầu hồi nhà một người dân, được nhóm sinh viên tình nguyện (SVTN) mượn, quây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chuyện đời thường quanh ta 7
Những chuyện đời thường quanh ta
7
Lớp học cuối bãi sông Hồng
Thuỳ Dương đang dạy những đứa trẻ nghèo xóm bãi
Cuối con ngõ ngoằn nghoèo bãi Phúc Xá, giáp bờ bãi sông Hồng (Hà Nội) có một
lớp học tình thương của những sinh viên tình nguyện, học trò là bọn trẻ nghèo,
lang thang dưới gầm cầu Long Biên...
Lớp học lên bờ
7h tối, bọn trẻ trong xóm Phúc Xá ríu rít rủ nhau... đi học. Lớp học l à khoảng sân
đầu hồi nhà một người dân, được nhóm sinh viên tình nguyện (SVTN) mượn,
quây cao cho kín gió. Đủ các lớp, từ lớp một đến lớp năm, rồi cả lớp sáu, lớp bảy;
tổng hợp tất cả các môn học như toán, tiếng Việt, chính tả đến tiếng Anh, tập vẽ.
Tranh thủ lúc cô giáo chưa đến, bọn trẻ rôm rả ngồi nói chuyện, đố bài tập. Cậu
bé Đoàn, 15 tuổi quê Ba Vì - Hà Tây nhanh nhảu khoe: Hôm nay em kiếm được
30 nghìn. Đoàn ở với người anh trai. Hai anh em Đoàn ra Hà Nội đã được gần 5
năm, anh bán nước, em đánh giày, hằng tháng lại gửi tiền tiết kiệm về giúp mẹ
chăm sóc bố bị bệnh ở quê.
Lớp học vì người nghèo của nhóm SVTN (do Báo Sinh viên Việt Nam tổ chức)
có từ hơn bốn năm trước. Khi đó, nơi dạy chính là trong những khoang thuyền,
nhà nổi dập dềnh trên dòng sông Hồng đỏ quạch. Học sinh là những đứa trẻ lang
thang, đi lượm ve chai, nhặt rác, đánh gi ày, thậm chí có cả đứa chuyên đi rạch bao
lấy trộm củ, quả đem bán. Chúng theo bố mẹ, anh chị, người cùng làng rời vùng
quê cằn cỗi, đến đây kiếm kế sinh nhai.
Nhóm trưởng Nguyễn Thuỳ Dương, người Hà Nội (SV Trường ĐH Mở HN và
CĐ Du lịch HN) kể về những nhọc nhằn ngày đầu đến với xóm bãi: Những ngày
đầu đến dạy, bọn mình phải đến từng nhà một, khuyên nhủ, giải thích, xin bố mẹ
bọn trẻ dành thời gian cho chúng để nhóm tình nguyện đến dạy. Có gia đình còn
cấm không cho con học vì chúng là một nhân lực kiếm tiền. Có em 12 tuổi, cho
đọc một đoạn văn mà đánh vần mất hơn... một tiếng.
Học trên thuyền, trên nhà nổi phải đi bộ qua cánh bãi dài không tiện cả về
không gian, tư thế ngồi học; phải đến từng nhà một dạy, không có chỗ để tập
trung bọn trẻ. Bàn học là những mảnh gỗ kê làm giường, ghế là mặt sàn; về thời
gian, nhóm chỉ dạy được sáng thứ bảy và chủ nhật. Trăn trở, Dương cùng hai
người bạn là Khánh và Bảo vất vả đi tìm, mượn được đầu hồi nhà của một người
dân cuối ngõ. Từ ngày lớp học... lên bờ, thời gian dạy cũng dày hơn, cả sáng,
chiều, tối.
Nhóm vì người nghèo có chín người, thay nhau dạy. Người học sáng dạy chiều,
học chiều dạy sáng, vừa học vừa làm dạy buổi tối nhưng tất cả đều nhiệt tình, hăng
say. Thuỷ - SV năm cuối khoa Đông phương học, Trường ĐH Khoa học xã hội &
nhân văn Hà Nội vừa hướng dẫn cho bé Dương tính nhẩm từng phép toán, vừa
quay sang bé Hoa dạy từng từ mới tiếng Anh. Tối thứ ba nào Thuỷ cũng bắt xe
buýt, đến từ rất sớm để đỡ nhớ và sợ bọn trẻ mất một buổi học. Bên cạnh Thuỷ
là Kiên - năm thứ ba khoa Công nghệ - ĐH Quốc gia HN; Minh, năm cuối Bách
khoa, Hải Yên năm thứ ba ĐH Luật, Trang, Ngọc Anh...
Dạy những đứa trẻ vào đời sớm hơn đi học thật không dễ dàng chút nào, nhất
lại là với những người tình nguyện trẻ không một chút nghiệp vụ sư phạm, nên đòi
hỏi phải mềm dẻo và nhẫn nại. Dương kể: Những buổi học đầu tiên, bọn trẻ
nói chuyện, nói bậy, sỗ xược vô tư, không sợ hãi, chúng trêu cả cô. Có đứa còn
hỏi: Thế học, chị có cho tiền nh ư em kiếm hàng ngày không?, Chị là gì mà đòi
dạy em?. Lúc đấy mình phải thật nhẹ nhàng, giải thích cho chúng hiểu tại sao
phải học, học để sau này đỡ khổ.
Trong cách dạy, các cô phải nghĩ ra đủ cách sáng tạo để cho bọn trẻ dễ hiểu vốn
sẵn chậm hiểu bởi chưa bao giờ được học. Nhiều đứa hỏi 8+9 không biết bằn g bao
nhiêu, nhưng khi hỏi 8 nghìn cộng 9 nghìn đều vanh vách: Bằng 17 nghìn. Cô nín
cười. Học chính tả, tiếng Anh thì cho nhìn hình viết chữ... Ngoài ra, nhóm cũng tổ
chức cho bọn trẻ đi dã ngoại, ra ngoài thăm thành phố. Như tháng 10 vừa rồi,
nhóm dẫn cả lớp 25 em đi tham quan thành Cổ Loa, tháng 11 đi Bảo tàng Dân tộc
học. Đứa nào đứa nấy đều hứng khởi về ti toe kể cho bố mẹ nghe những cái mà từ
nhỏ đến giờ chúng mới được nhìn thấy: Ngôi nhà sàn, cái đàn t¿rưng,...
Dạy cho em biết ước mơ
Bãi Phúc Xá có tới 90% là dân nhập cư, chủ yếu là các tỉnh quanh Hà Nội như: Hà
Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hoá. Cuộc sống chật vật nơi đất
khách thành đô, theo họ dẫu sao thì cũng còn dễ sống hơn ở quê, những đứa trẻ
gồng gánh theo nghiệp mưu sinh của cha mẹ đã không cho chúng cơ hội, diễm
phúc đến trường. Đứa may mắn không phải kiếm tiền thì cũng chỉ suốt ngày thui
lủi trong căn nhà, ngày ngày ngóng đợi tiếng còi những chuyến tàu qua...
Không thể khẳng định, nhưng cũng chẳng thể hy vọng gì lớn lao về một tương
lai tươi rạng, đổi đời, khác với dòng đời của bố mẹ chúng, khi bọn trẻ nhập cư lớn
lên. Trong khi bãi Phúc Xá đang trở thành điểm nóng nhất Hà Nội về các tệ nạn
xã hội: Cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, mại dâm, đánh bạc. Khô ...
Những chuyện đời thường quanh ta 7
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 148.88 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
chuyện quanh ta nghệ thuật làm người ứng xử trong cuộc sống kiến thức giao tiếp tâm lý cá nhânTài liệu có liên quan:
-
Dạy con, có nên cầm tay chỉ việc?
3 trang 234 0 0 -
Giáo trình Tâm lý khách du lịch: Phần 1
60 trang 64 0 0 -
2 trang 50 0 0
-
Để làm chủ công việc và cuộc sống
4 trang 50 0 0 -
Tài liệu giảng dạy Môn Tâm lý y học - Đạo đức y học - ThS. Huỳnh Minh Như Hương
54 trang 49 0 0 -
16 trang 49 0 0
-
3 trang 47 0 0
-
3 trang 47 0 0
-
11 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN ĐƠN GIẢN HÓA CUỘC SỐNG
4 trang 46 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Tâm lý quản lý
10 trang 45 0 0