Luận án đã chỉ ra để đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học đáp ứng NCXH cần có sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để giải quyết một loạt các vấn đề cả hai phía đều quan tâm. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiếtNhững đóng góp mới của luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tế và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp mới của luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trường đại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn Hà NộiNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa các trườngđại học khối kinh tê và doanh nghiệp trên địa bàn Hà NộiChuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động) Mã số: 62.34.04.04Nghiên cứu sinh: Phạm Văn Nam Mã NCS: NCS31.22LĐNgười hướng dẫn: 1. PGS.TS Vũ Hoàng Ngân 2. TS Phạm Thị Bích NgọcNhững đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận Các nghiên cứu trước đây về chất lượng đào tạo trình độ đại học thường được các nhà nghiêncứu tập trung ở khía cạnh đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do nhà trường đề ra, ở khíacạnh này chất lượng đào tạo được xem là chất lượng bên trong. Trong khi cách tiếp cận chất lượngđào tạo trình độ đại học thoả mãn nhu cầu của người sử dụng lao động (doanh nghiệp), ở khía cạnhnày chất lượng được xem là chất lượng bên ngoài, thì vẫn chỉ dừng lại ở mức bàn. Luận án đã làmsáng tỏ các định nghĩa về chất lượng đào tạo trình độ đại học qua các cách tiếp cận khác nhau, trongđó cách tiếp cận thông qua khách hàng làm thay đổi các khái niệm truyền thống về chất lượng đàotạo trình độ đại học. Luận án đã chỉ ra để đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại họcđáp ứng NCXH cần có sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp để giải quyết một loạt các vấnđề cả hai phía đều quan tâm. Luận án đã đưa ra khái niệm về hợp tác giữa nhà trường và doanhnghiệp. Bên cạnh đó, luận án cũng đưa ra 6 yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo đại học đáp ứngyêu cầu của xã hội. Trong đó luận án xác định được thêm một yếu tố - hợp tác với doanh nghiệp -bổ sung vào hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đã được đề cập trong các nghiêncứu trước đây. Hơn nữa, luận án đã đưa ra được các biến hợp tác cụ thể bao gốm: Trao đổi thôngtin, tham gia đào tạo và hỗ trợ tài chính, thước đo cho các yếu tố này được phát triển mới dựa trênquá trình tổng quan tài liệu và kết quả nghiên cứu định tính. Luận án khẳng định sự ảnh hưởng củacác yếu tố hợp tác trên cơ sở kết quả kiểm định thực nghiệm trên 176 doanh nghiệp (thành viên củaVCCI ) trên địa bàn Hà Nội từ đó các bên liên quan thấy rõ sự cần thiết của việc nâng cao chấtlượng đào tạo trình độ đại học thông qua hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu Luận án cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là điều có ý nghĩa rấtquan trọng, được coi là động lực cốt yếu để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học khối kinhtế đáp ứng nhu cầu xã hội. Luận án xác định và chỉ ra mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố ảnhhưởng đến chất lượng đào tạo, từ đó giúp nhà trường và doanh nghiệp kiểm soát các yếu tố này theotỷ lệ tác động để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáodục, gắn chặt giữa nhà trường với doanh nghiệp từ việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo,tham gia đào tạo, hướng dẫn thực hành, thực tập đến việc hỗ trợ cơ sở vật chất thông qua các hợpđồng. Nhà trường coi doanh nghiệp như là những khách hàng đặc biệt, vừa tham gia tiêu dùng, vừatham gia sản xuất. Các trường đại học cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các mối quan hệvới các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cùng với nhà trường tổ chức các diễn dàn nghề nghiệp, tuyểndụng, quảng bá thông tin tuyển dụng, đặt hàng trường đại học trong việc đào tạo. Người hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân Phạm Văn Nam NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATIONResearch Topic: Enhancing training quality at tertiary level through the cooperation betweenuniversities majoring in economics and enterprises in Hanoi.Specific Area: Human Resources Management (Labor Economics)Code: 62.34.04.04PhD student: Pham Van NamSupervisors: 1 - Prof. Dr. Vu Hoang Ngan 2 - Dr. Pham Thi Bich Ngoc• New contributions from academic and theoretical perspectives Previous researches on training quality at tertiary level are mainly focused on achievingobjectives (i.e., in compliance with standards) set out by institutions, on which basis training qualityis literally regarded as internal quality. Meanwhile, the training quality at tertiary level that satisfiesrequirements of employers (enterprises), which is essentially considered as external quality, is justlimited to the “discourse”. The dissertation has shed light on various definitions surroundingtraining quality at tertiary level using different approaches, including customer-oriented one, whichhave adjusted traditional concepts regarding training quality at tertiary level. Th ...