Danh mục tài liệu

Những gì người ta không dạy bạn tại trường Kinh doanh Harvard

Số trang: 353      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nếu bạn muốn bắt kịp với tốc độ của nền kinh tế toàn cầu, bạn phải bắt kịp với Mark McCormack hiện là một trong những doanh nhân nỗi tiếng nhất nước Mỹ. Từ kinh nghiệm thực tế của mình, McCormack đã viết nên cuốn sách này nhằm giúp bạn làm chủ nghệ thuật bán hàng, đàm phán, quản lý, giao tiếp, thăng tiến..."Những điều trường Harvard vẫn không dạy bạn" với những câu chuyện chân thực, những chỉ dẫn thực tế sẽ giúp bạn biết cách tổ chức, tiến về phía trước và có được lợi thế cạnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những gì người ta không dạy bạn tại trường Kinh doanh Harvard Tên sách: Những gì người ta không dạy bạntại trường Kinh doanh Harvard Tác giả: Mark McCormack Người dịch: Hoàng Ngọc Nguyên, Lê XuânLoan, Đỗ Duy Lâm Nhà xuất bản: Thống kê Năm xuất bản: 1994 Số trang: 264 Giá tiền: 20.000 Khổ: 20cmx14,5cm ------------------------------ Đánh máy: venus, ICT (TVE), Picicrazy (TVE),lilypham (TVE), mayhp05 (TVE), violet_4690(TVE), luklak (TVE), Red_chan (TVE) Sửa chính tả: namvan (TVE) Chuyển sang ebook: namvan (TVE) Ngày hoàn thành: 04/08/2009 Mark McCormackNHỮNG GÌ NGƯỜI TA KHÔNG DẠY BẠN TẠITRƯỜNG KINH DOANH HARVARDWHAT THEY DON’T TEACH YOU AT HARVARDBUSINESSSCHOOL Nhà xuất bản Thống kê 1994 Người dịch: HOÀNG NGỌC NGUYÊN –LÊ XUÂN LOAN – ĐỖ DUY LÂM . Dịch theonguyên bản “What they don’t teach you atHarvard Business School”. Bản in lần thứ 5,1988, có sửa chữa bổ sung của tác giả. Nxb.Fontana Collins. LỜI TỰA CHO BẢN DỊCH Khi anh Phan Thành, một người bạn việt kiều tạiCanada hiện đang là giám đốc điều hành của côngty LEPYCS hoạt động tại Việt Nam vô tình để lộcho tôi thấy trong cặp của anh có cuốn What theydon’t teach you at Harvard Business School củaMark McCormack, tôi bị thu hút ngay bởi tựa đềcủa cuốn sách; tôi quyết định hỏi mượn cuốn sáchnày. Sau khi xem nó trong vài ngày, tôi quyết địnhgiữ cuốn sách lại để dịch – vì tôi tin chắc rằng nhữngnhà kinh doanh và quản lý xí nghiệp của chúng tađang rất cần những quyển sách loại này. Trong hơn ba năm qua từ giã môi trường nghiêncứu thuần tuý – một phần vì lý do thu nhập – và laovào lãnh vực kinh doanh – một phần vì lý do “đithực tế” – tôi càng ngày càng nhận thức sâu sắc vàđầy lo ngại rằng những nhà kinh doanh và quản lýcủa chúng ta đang đứng trước những thách đố gaygắt của một “thời đại đổi mới” rất khó vượt qua nếukhông nhanh chóng khắc phục những nhược điểm,thiếu sót đương nhiên của bản thân trong một xã hộichỉ mới ở giai đoạn đầu của quá trình hướng vàokinh doanh (business-oriented society). Sự hầu nhưtê liệt của những định chế phát triển (các viện, trungtâm, các hội về khoa học kinh tế và quản lý…)đương nhiên đã không thúc đẩy quá trình đổi mới tưduy và đổi mới hành động trong đời sống kinhdoanh, chúng ta không thiếu những người “dámnghĩ, dám làm”, nhưng cả một tầng lớp những ngườikinh doanh “biết nghĩ, biết làm” thì còn là điều phảicần nhiều nỗ lực vận động của xã hội. Khả năng kinh doanh (entrepreneurship) là khảnăng nhận thức bén nhạy trước những cơ hội và biếttận dụng những cơ hội đó bằng cách đánh giá đúngvà khai thác được những lợi thế của mình, nắm chắcđược hoàn cảnh kinh doanh, hiểu rõ tâm tư và vị trícủa những người mình phải giao dịch và hợp tác đểlèo lái, thuyết phục họ đi vào những phương án làmăn có lợi cho cả hai bên. Kinh doanh thành côngcũng đòi hỏi nhiều năng lực về tổ chức và quản lý, làcông việc xác định rõ; cụ thể mục tiêu, mục đích, vàquyết định xem phải đưa vào những tài nguyên nàovề con người vốn liếng, trình độ kỹ thuật chuyênmôn, trong thời gian nào, với doanh lợi có thể tínhtrước được, kiểm soát được. Trong tình hình hiệnnay, rõ rệt các công ty, xí nghiệp phải biết tính toánvà kiểm soát hiệu quả của những chi phí (costeffectiveness), phải có những nỗ lực tích cực, triệtđể cắt bớt những chi phí không cần thiết về thời gian(hội họp, chiêu đãi, “khảo sát”, tham quan, “đi côngtác”), biên chế (tôi tin rằng ở các cơ quan, công ty,xí nghiệp, nếu cắt bớt 1/3 biên chế vẫn có thể cònnhững người đi vào, đi ra hay ngồi ngáp vặt), cơ cấu(có những tổ, phòng hay ban nếu dẹp đi chỉ làm chotổ chức thêm nhẹ nhàng và dễ hoạt động), tiền bạc(thử cắt bớt 10%, rồi 20% ngân sách của các côngty, xí nghiệp để xem có xí nghiệp, công ty nào phảingưng hoạt động vì không hoạt động được haykhông?). những cơ sở lớn một số đang khốn khổ vìsự nặng nề của mình, đầu tư mở ra cho rộng nhưngkhông dức điểm và chưa biết được hiệu quả, nợ nầnnước ngoài bao vây cùng khắp, biên chế nặng nề,không xoay trở được. Năng lực quản lý cũng lànăng lực biết xét đoán người và sử dụng người đúngchỗ, đúng việc, kết hợp toàn bộ nhân viên thành mộttập thể chặt chẽ, thống nhất về ý chí, mục đích lợiích, có tinh thần đồng đội, đoàn kết, phối hợp có ýthức trách nhiệm, kỷ luật và sự trung thành… Thời buổi ngày nay là thời buổi cạnh tranh, thờibuổi mở cửa quan hệ làm ăn với bên ngoài. Nó đặtra những đòi hỏi gay gắt về kiến thức, bản lãnh vàkinh nghiệm nơi người quản lý. Cái đáng trách làchúng ta không thiếu những thứ này mà thiếu ý thứcrõ rệt về những thiếu sót của mình, và khi đã có ýthức, thì vẫn giữ một thái độ hời hợt, thiếu nghiêmchỉnh. Tiếc thay, trong nhiều trường hợp, chúng tađã thấy sự thiếu nghiêm chỉnh trong kinh doanh,trong quản lý, trong đàm phán, thương lượng, trongxây dựng phương án kinh doanh, trong tổ chức thựchiện, trong bảo đảm những cam kế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: