
NHỮNG KHÁM PHÁ CỦA LÊ HỮU NAM VÀ HỒ THANH THỌ
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 116.00 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Cuộc triển lãm mỹ thuật ứng dụng của hai tác giả Lê Hữu Nam và Hồ Thanh Thọ do Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị tổ chức vừa diễn ra ở Thị xã Đông Hà nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống 10/12 của giới Mỹ thuật Việt Nam. Đây là hai họa sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, say mê sáng tạo. Nếu người thưởng ngoạn có thể nhận được những gì mà tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đem lại, công chúng và họa sĩ cùng chia xẻ sự cảm
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG KHÁM PHÁ CỦA LÊ HỮU NAM VÀ HỒ THANH THỌ NHỮNG KHÁM PHÁ CỦA LÊ HỮU NAM VÀ HỒ THANH THỌ Cuộc triển lãm mỹ thuật ứng dụng của hai tác giả Lê Hữu Nam và Hồ Thanh Thọ do Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị tổ chức vừa diễn ra ở Thị xã Đông Hà nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống 10/12 của giới Mỹ thuật Việt Nam. Đây là hai họa sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, say mê sáng tạo. Nếu người thưởng ngoạn có thể nhận được những gì mà tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đem lại, công chúng và họa sĩ cùng chia xẻ sự cảm thông chung. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mà hai tác giả Lê Hữu Nam và Hồ Thanh Thọ triển lãm lần đầu tiên tại Quảng Trị như ước muốn đặt cầu nối cho các triển lãm về sau ở Quảng Trị, có sự khác biệt về mặt trình bày cũng như tìm kiếm một chân trời rộng mở với các hình thức thể hiện phong phú hơn. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có vai trò quan trọng trong sự diễn tả cảm xúc, vì vậy tính trừu tượng phối hợp với các yếu tố, hình thể đem lại tín hiệu thẩm mỹ rõ rệt, có hai chiều hướng khác nhau nhằm giới thiệu, quảng bá về một đề tài nào đó của đời sống con người. Hình ảnh của một công ty, một doanh nghiệp, hoặc biểu tượng sự sáng tạo của một đơn vị chủ thể là chủ đề chính trong triển lãm này. Hiển nhiên việc sáng tạo dựa trên các biểu tượng gắn với tính đặc thù của một đối tượng muốn thể hiện, được xem như muốn chối bỏ lối tạo hình truyền thống để mang lại một phương thức truyền đạt thông tin khác thường hoặc vay mượn từ ẩn số di sản. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của Nam và Thọ triển khai sự diễn tả cá biệt và tự do trong cách nhìn, đôi khi sự tự do còn vụng về ở một số tác phẩm như là sự phản ứng chống lại trào lưu trí thức hóa nghệ thuật thị trường, nhất là vào giai đoạn mỹ thuật ứng dụng hội nhập đa dạng như hiện nay. Lê Hữu Nam diễn tả các chủ đề mang nhiều gợi ý về thị giác, phối hợp hướng dẫn giữa ý thức và vô thức. Có thể thấy rõ ở nhóm tác phẩm Poster giới thiệu, quảng bá dự án Sài Gòn, quảng bá du lịch Huế. Trong xã hội tiêu thụ đầy cạnh tranh như ngày nay, hình thức bên ngoài của một chủ thể thực sự là yếu tố quan trọng. Thiết kế tạo mẫu, đồ họa vi tính, đồ họa ứng dụng luôn gắn liền với cuộc sống. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống diễn ra xung quanh ta từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, y tế... luôn có sự góp mặt của đồ họa ứng dụng. Mỗi ấn phẩm đồ họa có mặt trong cuộc sống đều để lại dấu ấn thẩm mỹ và tư duy sáng tạo của họa sĩ đồ họa (Designer), góp phần làm sinh động đời sống xã hội trong xu thế hiện nay. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm đồ họa đều phục vụ cho mục đích thương mại, vẫn có những tác phẩm sử dụng cho các mục đích xã hội và nghệ thuật, các tác phẩm Poster của Nam là một ví dụ. Hồ Thanh Thọ khác Nam ở chỗ cách nhìn như là sự diễn dịch biểu cảm của kinh nghiệm. Các tác phẩm của Thọ có cách truyền đạt trực tiếp, chắc chắn, vừa gây ngạc nhiên ở cách đặt vấn đề. Trong tác phẩm bộ ba Poster về Câu lạc bộ Diều Huế, Thọ kiên trì với ưu thế song hành từ ngôn ngữ biểu hiện đến các hình ảnh liên đới, gợi chủ đề để suy nghĩ. Dựa vào cái nhìn về không gian và mặt phẳng, trong đó hình thể được tạo dựng bởi một cánh diều lạ mắt đang chuyển động. ở các tác phẩm khác của Thọ như thiết kế tạo dáng lồng đèn Thành cổ toát lên sự cân bằng, hài hòa, hình khối, màu sắc, nội dung. Không những thế nó còn là thứ ngôn ngữ ẩn chứa nhiều biểu tượng, văn hóa và quan điểm sống. Cách nhìn này gây chú ý bởi sự phối hợp hình khối và tính đồng nhất cho khả năng tưởng tượng. Nam và Thọ cũng như những họa sĩ khác tìm kiếm sự sáng tạo trong địa hạt không có gì là vững chắc, ổn định cả. Họ đang đi tìm một con đường mới, nhọc nhằn khám phá và diễn dịch các khía cạnh của một sắc thái chủ thể và sự quan tâm nghệ thuật hiện đại. Cuộc phiêu lưu nào cũng để lại dấu ấn nhất định, sự tưởng tượng có tính hiệu quả nếu chúng ta chấp nhận sự nghiệt ngã của nghệ thuật là không ngừng đổi mới. Trịnh Hoàng Tân
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHỮNG KHÁM PHÁ CỦA LÊ HỮU NAM VÀ HỒ THANH THỌ NHỮNG KHÁM PHÁ CỦA LÊ HỮU NAM VÀ HỒ THANH THỌ Cuộc triển lãm mỹ thuật ứng dụng của hai tác giả Lê Hữu Nam và Hồ Thanh Thọ do Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị tổ chức vừa diễn ra ở Thị xã Đông Hà nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống 10/12 của giới Mỹ thuật Việt Nam. Đây là hai họa sĩ trẻ đầy nhiệt huyết, say mê sáng tạo. Nếu người thưởng ngoạn có thể nhận được những gì mà tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đem lại, công chúng và họa sĩ cùng chia xẻ sự cảm thông chung. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng mà hai tác giả Lê Hữu Nam và Hồ Thanh Thọ triển lãm lần đầu tiên tại Quảng Trị như ước muốn đặt cầu nối cho các triển lãm về sau ở Quảng Trị, có sự khác biệt về mặt trình bày cũng như tìm kiếm một chân trời rộng mở với các hình thức thể hiện phong phú hơn. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có vai trò quan trọng trong sự diễn tả cảm xúc, vì vậy tính trừu tượng phối hợp với các yếu tố, hình thể đem lại tín hiệu thẩm mỹ rõ rệt, có hai chiều hướng khác nhau nhằm giới thiệu, quảng bá về một đề tài nào đó của đời sống con người. Hình ảnh của một công ty, một doanh nghiệp, hoặc biểu tượng sự sáng tạo của một đơn vị chủ thể là chủ đề chính trong triển lãm này. Hiển nhiên việc sáng tạo dựa trên các biểu tượng gắn với tính đặc thù của một đối tượng muốn thể hiện, được xem như muốn chối bỏ lối tạo hình truyền thống để mang lại một phương thức truyền đạt thông tin khác thường hoặc vay mượn từ ẩn số di sản. Các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của Nam và Thọ triển khai sự diễn tả cá biệt và tự do trong cách nhìn, đôi khi sự tự do còn vụng về ở một số tác phẩm như là sự phản ứng chống lại trào lưu trí thức hóa nghệ thuật thị trường, nhất là vào giai đoạn mỹ thuật ứng dụng hội nhập đa dạng như hiện nay. Lê Hữu Nam diễn tả các chủ đề mang nhiều gợi ý về thị giác, phối hợp hướng dẫn giữa ý thức và vô thức. Có thể thấy rõ ở nhóm tác phẩm Poster giới thiệu, quảng bá dự án Sài Gòn, quảng bá du lịch Huế. Trong xã hội tiêu thụ đầy cạnh tranh như ngày nay, hình thức bên ngoài của một chủ thể thực sự là yếu tố quan trọng. Thiết kế tạo mẫu, đồ họa vi tính, đồ họa ứng dụng luôn gắn liền với cuộc sống. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống diễn ra xung quanh ta từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, y tế... luôn có sự góp mặt của đồ họa ứng dụng. Mỗi ấn phẩm đồ họa có mặt trong cuộc sống đều để lại dấu ấn thẩm mỹ và tư duy sáng tạo của họa sĩ đồ họa (Designer), góp phần làm sinh động đời sống xã hội trong xu thế hiện nay. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm đồ họa đều phục vụ cho mục đích thương mại, vẫn có những tác phẩm sử dụng cho các mục đích xã hội và nghệ thuật, các tác phẩm Poster của Nam là một ví dụ. Hồ Thanh Thọ khác Nam ở chỗ cách nhìn như là sự diễn dịch biểu cảm của kinh nghiệm. Các tác phẩm của Thọ có cách truyền đạt trực tiếp, chắc chắn, vừa gây ngạc nhiên ở cách đặt vấn đề. Trong tác phẩm bộ ba Poster về Câu lạc bộ Diều Huế, Thọ kiên trì với ưu thế song hành từ ngôn ngữ biểu hiện đến các hình ảnh liên đới, gợi chủ đề để suy nghĩ. Dựa vào cái nhìn về không gian và mặt phẳng, trong đó hình thể được tạo dựng bởi một cánh diều lạ mắt đang chuyển động. ở các tác phẩm khác của Thọ như thiết kế tạo dáng lồng đèn Thành cổ toát lên sự cân bằng, hài hòa, hình khối, màu sắc, nội dung. Không những thế nó còn là thứ ngôn ngữ ẩn chứa nhiều biểu tượng, văn hóa và quan điểm sống. Cách nhìn này gây chú ý bởi sự phối hợp hình khối và tính đồng nhất cho khả năng tưởng tượng. Nam và Thọ cũng như những họa sĩ khác tìm kiếm sự sáng tạo trong địa hạt không có gì là vững chắc, ổn định cả. Họ đang đi tìm một con đường mới, nhọc nhằn khám phá và diễn dịch các khía cạnh của một sắc thái chủ thể và sự quan tâm nghệ thuật hiện đại. Cuộc phiêu lưu nào cũng để lại dấu ấn nhất định, sự tưởng tượng có tính hiệu quả nếu chúng ta chấp nhận sự nghiệt ngã của nghệ thuật là không ngừng đổi mới. Trịnh Hoàng Tân
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
LÊ HỮU NAM HỒ THANH THỌ kiến thức mỹ thuật mỹ thuật việt nam tác phẩm nghệ thuật danh họa họa sĩ nổi tiếng tác phẩm nghệ thuật trường phái nghệ thuậtTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
6 trang 264 0 0
-
Tài liệu Lịch sử mỹ thuật Việt Nam
20 trang 173 4 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
Sơ lược về Mỹ thuật thời Trần (1226-1400)
10 trang 63 0 0 -
Giáo trình Vẽ mỹ thuật 1: Vẽ bút sắt - Trần Văn Tâm
46 trang 62 1 0 -
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
8 trang 51 0 0
-
Design trong thiết kế Mỹ thuật vì cuộc sống
9 trang 50 0 0 -
TRANH GƯƠNG CUNG ĐÌNH MỸ THUẬT HUẾ
7 trang 49 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
5 trang 48 0 0
-
MỖI BỨC TRANH MỸ THUẬT - MỘT TẤM LÒNG
11 trang 48 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
ĐÔI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT MỸ THUẬT SƠN MÀI VIỆT NAM
8 trang 46 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 45 0 0 -
4 trang 44 0 0