Những nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ giữa mô hình Devarāja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á và tư tưởng 'cư nho mộ thích' thời các chúa Nguyễn
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 548.20 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nhằm nêu khái quát về mô hình devarāja ở các vương quốc cổ tại Đông Nam Á, tư tưởng “cư Nho mộ Thích” dưới thời các chúa Nguyễn và bước đầu chỉ ra sự liên hệ của hai quan niệm/mô hình/tư tưởng này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ giữa mô hình Devarāja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á và tư tưởng “cư nho mộ thích” thời các chúa Nguyễn 37 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 NHỮNG NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔ HÌNH DEVARĀJA TẠI CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ Ở ĐÔNG NAM Á VÀ TƯ TƯỞNG “CƯ NHO MỘ THÍCH” THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN Đặng Vinh Dự* 1. Dẫn nhập Devarāja là mô hình/quan niệm/ tục thờ cúng gắn liền với các vương quốc cổ ở Đông Nam Á vốn chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Mô hình này là sự gắn kết giữa vương quyền và thần quyền như một thể thống nhất tạo nên sức mạnh để vị vua/vương có thể lãnh đạo đất nước một cách chính danh. Biểu hiện cụ thể của nó là Thần - Vua, trong đó vị vua thường nhận được sự bảo trợ bởi thần Shiva (hoặc Vishnu) thông qua biểu tượng linga quyền năng thờ trang trọng ở các ngôi đền. Tuy nhiên, devarāja cũng có thể thay đổi tùy vào giai đoạn lịch sử hoặc không gian văn hóa. Mô hình ban đầu là Thần - Vua có thể biến chuyển thành Phật - Vua với sự hiện diện của các vị Phật, Bồ Tát. Trong khi đó “cư Nho mộ Thích” là tư tưởng/quan niệm về việc an dân, ổn định đất nước dựa trên sự phát triển Nho học, áp dụng những điểm tích cực của Nho giáo nhằm củng cố và duy trì bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, tư tưởng này lấy nền tảng văn hóa Phật giáo để khuyến khích trong lối ứng xử, quan hệ xã hội, quan hệ gia đình. Với quan niệm ấy, các chúa Nguyễn đã thành công trong nhiệm vụ ổn định tâm lý người dân trên bước đường khai phá miền đất mới. Trong thực tế, sự liên hệ giữa devarāja và tư tưởng “cư Nho mộ Thích” là điều khó đoán định nhưng nếu phân tích kỹ các yếu tố về không gian văn hóa, đặc điểm tâm linh tín ngưỡng của người dân bản địa chúng ta sẽ thấy có một mối dây liên hệ nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khái quát về mô hình devarāja ở các vương quốc cổ tại Đông Nam Á, tư tưởng “cư Nho mộ Thích” dưới thời các chúa Nguyễn và bước đầu chỉ ra sự liên hệ của hai quan niệm/mô hình/tư tưởng này. 2. Mô hình devarāja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á Devarāja là mô hình/quan niệm/ tục thờ cúng được hình thành đầu tiên dưới thời vua Jayavarman II (802 - 854) của vương quốc Khmer khi ông trở về từ Java. (1) Để thiết lập quyền hành của mình ở Campuchia và thoát khỏi sự giám hộ của “nhà vua xứ núi”,(2) ông đã thiết lập mô hình devarāja. Devarāja(3) có nghĩa là Thần * Nghiên cứu sinh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 38 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 - Vua, Phật - Vua, Thiên - Vương… Theo Encyclopedia Britannica hay từ điển mở Wikipedia thì devarāja đều có nghĩa là Thần - Vua, ra đời ở Campuchia cổ đại, thờ cúng “thần - vua”, được thiết lập đầu thế kỷ thứ 9 bởi nhà vua Jayavarman II, người đặt nền tảng cho đế chế Khmer - Angkor. Nhiều thế kỷ sau, sự thờ cúng này là nền tảng tôn giáo cơ bản của hoàng gia Khmer. Sự thờ cúng Thần - Vua đã được nảy nở bởi hai nhân tố là đạo Hindu và truyền thống bản địa. Theo mô hình này thì nhà vua là một vị thần cai trị vũ trụ, một biểu hiện của thần Shiva trong đạo Hindu, vị thần được biểu trưng bằng linga (hay lingam), sinh thực khí ngự trong ngôi đền đặc biệt trên núi. Nhà vua được tôn làm thần trong một nghi thức huyền bí và trau chuốt.(4,5) Devarāja được thiết lập bằng nghi lễ do một thầy tư tế (thường là tăng lữ Bà la môn) tiến hành với việc suy tôn linga thần kỳ, biểu tượng của thần Shiva, sức mạnh vương quyền của các nhà vua Khmer. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nghi lễ Thần - Vua được tăng lữ Bà la môn Hiranyadâma xây dựng dựa vào 4 văn bản chính: Vinâsikha, Nayottara, Sammoha, Siraccheda. L.Finot nhấn mạnh thêm rằng nghi lễ này có nguồn gốc từ phái Mật tông.(6) Thực tế, mô hình Thần - Vua với quyền uy sức mạnh của Shiva thông qua biểu tượng linga được duy trì bởi các đời vua tiếp theo Jayavarman II ở vương quốc Khmer. Việc xây dựng đền thờ với biểu tượng linga ở trung tâm như sự bảo đảm cho uy quyền của hoàng gia vẫn tiếp tục được các vị vua kế tiếp tiến hành. Biểu hiện rõ nhất của mô hình devarāja đó là danh xưng của các vị vua và việc xây dựng các đền tháp. Trong mô hình devarāja (Thần - Vua), danh xưng các vua thường gắn với thần Shiva như Indesvara, Yasodharesvara, Râjendresvara…. Riêng việc xây dựng đền tháp chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Do tác động của các yếu tố tôn giáo (Bà la môn giáo), nên ở Ấn Độ cổ đại, vua được coi như hóa thân của thần linh trên mặt đất. Vì vậy, bao giờ trong một đô thành cũng hiện diện hai khu vực quan trọng và mang ý nghĩa biểu tượng là khu cung điện và khu đền thờ. Khi tiếp nhận những ảnh hưởng của Ấn Độ, thủ lĩnh các bộ lạc ở Đông Nam Á cũng tiếp nhận quan niệm “Thần - Vua” (devarāja). Điều đó cho phép họ trở thành những hiện hình vật chất của vị thần tối cao, tạo ra yếu tố hợp lý mang tính vũ trụ luận đối với sự lớn mạnh của các nhóm người đầy tớ chuyên nghiệp không chỉ chuyên đảm nhiệm các công việc lễ thức liên quan đến vương quyền, mà còn chuyên tạo ra những biểu tượng thần thánh như cung điện, ngai vàng, các hình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nghiên cứu ban đầu về mối quan hệ giữa mô hình Devarāja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á và tư tưởng “cư nho mộ thích” thời các chúa Nguyễn 37 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 NHỮNG NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔ HÌNH DEVARĀJA TẠI CÁC VƯƠNG QUỐC CỔ Ở ĐÔNG NAM Á VÀ TƯ TƯỞNG “CƯ NHO MỘ THÍCH” THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN Đặng Vinh Dự* 1. Dẫn nhập Devarāja là mô hình/quan niệm/ tục thờ cúng gắn liền với các vương quốc cổ ở Đông Nam Á vốn chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ. Mô hình này là sự gắn kết giữa vương quyền và thần quyền như một thể thống nhất tạo nên sức mạnh để vị vua/vương có thể lãnh đạo đất nước một cách chính danh. Biểu hiện cụ thể của nó là Thần - Vua, trong đó vị vua thường nhận được sự bảo trợ bởi thần Shiva (hoặc Vishnu) thông qua biểu tượng linga quyền năng thờ trang trọng ở các ngôi đền. Tuy nhiên, devarāja cũng có thể thay đổi tùy vào giai đoạn lịch sử hoặc không gian văn hóa. Mô hình ban đầu là Thần - Vua có thể biến chuyển thành Phật - Vua với sự hiện diện của các vị Phật, Bồ Tát. Trong khi đó “cư Nho mộ Thích” là tư tưởng/quan niệm về việc an dân, ổn định đất nước dựa trên sự phát triển Nho học, áp dụng những điểm tích cực của Nho giáo nhằm củng cố và duy trì bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, tư tưởng này lấy nền tảng văn hóa Phật giáo để khuyến khích trong lối ứng xử, quan hệ xã hội, quan hệ gia đình. Với quan niệm ấy, các chúa Nguyễn đã thành công trong nhiệm vụ ổn định tâm lý người dân trên bước đường khai phá miền đất mới. Trong thực tế, sự liên hệ giữa devarāja và tư tưởng “cư Nho mộ Thích” là điều khó đoán định nhưng nếu phân tích kỹ các yếu tố về không gian văn hóa, đặc điểm tâm linh tín ngưỡng của người dân bản địa chúng ta sẽ thấy có một mối dây liên hệ nhất định. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khái quát về mô hình devarāja ở các vương quốc cổ tại Đông Nam Á, tư tưởng “cư Nho mộ Thích” dưới thời các chúa Nguyễn và bước đầu chỉ ra sự liên hệ của hai quan niệm/mô hình/tư tưởng này. 2. Mô hình devarāja tại các vương quốc cổ ở Đông Nam Á Devarāja là mô hình/quan niệm/ tục thờ cúng được hình thành đầu tiên dưới thời vua Jayavarman II (802 - 854) của vương quốc Khmer khi ông trở về từ Java. (1) Để thiết lập quyền hành của mình ở Campuchia và thoát khỏi sự giám hộ của “nhà vua xứ núi”,(2) ông đã thiết lập mô hình devarāja. Devarāja(3) có nghĩa là Thần * Nghiên cứu sinh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 38 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 4 (138) . 2017 - Vua, Phật - Vua, Thiên - Vương… Theo Encyclopedia Britannica hay từ điển mở Wikipedia thì devarāja đều có nghĩa là Thần - Vua, ra đời ở Campuchia cổ đại, thờ cúng “thần - vua”, được thiết lập đầu thế kỷ thứ 9 bởi nhà vua Jayavarman II, người đặt nền tảng cho đế chế Khmer - Angkor. Nhiều thế kỷ sau, sự thờ cúng này là nền tảng tôn giáo cơ bản của hoàng gia Khmer. Sự thờ cúng Thần - Vua đã được nảy nở bởi hai nhân tố là đạo Hindu và truyền thống bản địa. Theo mô hình này thì nhà vua là một vị thần cai trị vũ trụ, một biểu hiện của thần Shiva trong đạo Hindu, vị thần được biểu trưng bằng linga (hay lingam), sinh thực khí ngự trong ngôi đền đặc biệt trên núi. Nhà vua được tôn làm thần trong một nghi thức huyền bí và trau chuốt.(4,5) Devarāja được thiết lập bằng nghi lễ do một thầy tư tế (thường là tăng lữ Bà la môn) tiến hành với việc suy tôn linga thần kỳ, biểu tượng của thần Shiva, sức mạnh vương quyền của các nhà vua Khmer. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nghi lễ Thần - Vua được tăng lữ Bà la môn Hiranyadâma xây dựng dựa vào 4 văn bản chính: Vinâsikha, Nayottara, Sammoha, Siraccheda. L.Finot nhấn mạnh thêm rằng nghi lễ này có nguồn gốc từ phái Mật tông.(6) Thực tế, mô hình Thần - Vua với quyền uy sức mạnh của Shiva thông qua biểu tượng linga được duy trì bởi các đời vua tiếp theo Jayavarman II ở vương quốc Khmer. Việc xây dựng đền thờ với biểu tượng linga ở trung tâm như sự bảo đảm cho uy quyền của hoàng gia vẫn tiếp tục được các vị vua kế tiếp tiến hành. Biểu hiện rõ nhất của mô hình devarāja đó là danh xưng của các vị vua và việc xây dựng các đền tháp. Trong mô hình devarāja (Thần - Vua), danh xưng các vua thường gắn với thần Shiva như Indesvara, Yasodharesvara, Râjendresvara…. Riêng việc xây dựng đền tháp chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ. Do tác động của các yếu tố tôn giáo (Bà la môn giáo), nên ở Ấn Độ cổ đại, vua được coi như hóa thân của thần linh trên mặt đất. Vì vậy, bao giờ trong một đô thành cũng hiện diện hai khu vực quan trọng và mang ý nghĩa biểu tượng là khu cung điện và khu đền thờ. Khi tiếp nhận những ảnh hưởng của Ấn Độ, thủ lĩnh các bộ lạc ở Đông Nam Á cũng tiếp nhận quan niệm “Thần - Vua” (devarāja). Điều đó cho phép họ trở thành những hiện hình vật chất của vị thần tối cao, tạo ra yếu tố hợp lý mang tính vũ trụ luận đối với sự lớn mạnh của các nhóm người đầy tớ chuyên nghiệp không chỉ chuyên đảm nhiệm các công việc lễ thức liên quan đến vương quyền, mà còn chuyên tạo ra những biểu tượng thần thánh như cung điện, ngai vàng, các hình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mô hình Devarāja Vương quốc cổ ở Đông Nam Á Cư Nho mộ Thích Thời các chúa Nguyễn Văn hóa Ấn ĐộTài liệu có liên quan:
-
Tư tưởng triết học và văn hóa Ấn Độ: Phần 1
208 trang 277 0 0 -
Tiểu luận: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á
12 trang 248 0 0 -
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 210 0 0 -
6 trang 184 0 0
-
Tư tưởng triết học và văn hóa Ấn Độ: Phần 2
316 trang 183 0 0 -
Lịch sử Triết học Ấn Độ: Phần 1
225 trang 50 0 0 -
Giải bài Các quốc gia Ấn Độ và văn hóa truyền thống Ấn Độ SGK Lịch sử 10
2 trang 48 0 0 -
Hướng dẫn giải bài 1,2 trang 44 SGK Lịch sử 10
2 trang 37 0 0 -
Bài giảng chương IV: Ấn Độ thời phong kiến: Bài 6 - Các quốc gia ấn và văn hoá truyền thống Ấn độ
39 trang 37 0 0 -
Vishnu giáo ở Chân Lạp thế kỉ VI-VII
6 trang 35 0 0