Tài liệu chỉ ra một số sai lầm về lí thuyết hóa học mà các bạn dễ gặp phải trong khi học như về cách viết phản ứng hóa học, cách dùng phản ứng điện phân để chứng minh tính oxh-k của một chất,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những sai lầm về lí thuyết hóa học dễ mắc phải1. FeS2 không phản ứng với H+ của bất kì axit mạnh nào (HCl, H2SO4)Các thầy cô THPT khi dạy thường đưa ra phản ứng này, một số đề thi thử của cáctrường THPT cũng đề cập đến phản ứng này. Nhưng đó chỉ là ngộ nhận và “sáng tạo”quá mức của một số giáo viên THPT. Hội Hóa Học Việt Nam đã đính chính vấn đềnày trong một số bài báo viết trên Tạp chí “Hóa Học và Ứng Dụng”. Và việc viếtFeS2= FeS.S cũng không đúng. Dấu chấm trong công thức hóa học thể hiện cho việccác chất phân bổ đều vào nhau( đi kèm với nhau theo 1 tỉ lệ nào đó) trong mạng tinhthể hoặc trong dung dịch. Ví dụ: H2SO4.nSO3 tức 1 phân tử H2SO4 nó đi kèm với nphân tử SO3 (H2SO4 hoàn toàn tách biệt với SO3). Nhưng trong tinh thể FeS2 khônghề có S đơn chất, nên việc viết như trên là không hợp lí. Trong đề thi đại học của BộGiáo dục cũng sẽ không đề cập về phản ứng này, tiến hành thí nghiệm thực tế khôngxảy ra.2. Phản ứng Fe3O4 +HCl FeCl2+FeCl3+H2O có phải phản ứng oxh-kkhông?Câu trả lời là “KHÔNG”. Sở dĩ như vậy vì trong phân tử Fe 3O4, tồn tại 1 Fe2+ và2Fe3+, phản ứng trên không có sự thay đổi số oxh của Fe, nên nó không là phản ứngoxh-k. Số oxh +8/3 của Fe trong Fe3O4 chỉ dùng trong tính toán, vì dù viết số oxh là+8/3 hay +2 và +3 thì kết quả tính toán cũng ko đổi, số oxh này không có ý nghĩa giảithích trong lí thuyết. Kể cả giải thích phản ứng oxh-k của Fe3O4 với HNO3 cũngkhông giải thích theo hướng có số oxh +8/3, mà nên giải thích theo hướng tồn tại Fe 2+trong phân tử Fe3O4. Fe3O4 ko phải là hỗn hợp FeO.Fe2O3, nó là một thành viên củahọ Ferrit, việc viết công thức của Fe3O4 = Fe2O3.FeO được chấp nhận trong giải bàitập tính toán.3. Phương trình ion thu gọn của phản ứng: M + H2SO4(đ,n) M2(SO4)n +SO2 + H2OĐa số các bạn viết pt ion thu gọn của phản ứng này đều dùng kiến thức về điện li,chúng ta viết pt phan li của các chất rồi cân bằng và giản ước những ion trùng nhau.Nhưng đối với trường hợp này, H2SO4 đặc, ko có H2O nên sự phân li của H2SO4 bịhạn chế, mặt khác tính oxh của H2SO4 gây ra không phải do SO42- mà là do cả phân tửH2SO4.Nên pt ion của phản ứng trên sẽ viết là:M+H2SO4 Mn+ + SO42- + SO2 + H2OTuy nhiên trong tính toán, việc viết pt ion của pu là M+ H+ + SO42- có thể đc chấpnhận, bởi vì kết quả tính toán ko thay đổi. Nhưng pt này ko có ý nghĩa để giải thíchtrong lí thuyết.4. Phương pháp quy đổi:Quy đổi một bài toán có nhiều cách, ví dụ điển hình là bài toán hỗn hợp Fe và cácoxit. Nếu có 1 đề bài kiểu này: Đốt Fe trong không khí một thời gian, thu đc hh chấtrắn gồm Fe và các oxit của nó. Mang hh rắn này cho vào dung dịch HCl thu đc dungdịch muối và khí..sau đó đề bài viết tiếp như thế nào đó.Đối với đề này, hầu như chúng ta thường quy hh rắn về Fe và O. Tuy nhiên, phân tíchmột chút về các phản ứng xảy ra trong dung dịch khi cho hh rắn vào HCl: hỗn hợp rắnbao gồm cả Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, khi cho vào HCl, muối tạo ra là FeCl2 + FeCl3 vàkhí tạo ra là H2.Khi quy đổi về Fe và O, thì muối tạo ra sau khi cho vào HCl chỉ là FeCl 2, trái ngượchoàn toàn với kết quả thực tế. Vì vậy quy đổi thế này sẽ dẫn đến sai lầm.Hay việc quy đổi về FeO và Fe2O3, hay FeO và Fe3O4 hay Fe2O3 và Fe3O4, cả 3 cáchquy đổi này khi phản ứng đều cho đủ muối FeCl2 +FeCl3, nhưng lại không cho khí, nócũng trái ngược hoàn toàn với thực tế đưa ra, vậy cách này cũng dẫn đến sai lầm.5. Dùng phản ứng điện phân để chứng minh tính oxh-k của một chấtTính oxh-k của một chất là đặc tính vốn có của chất. Khi nói đến 1 chất có tính oxh,tức đặc tính vốn có của nó là oxh và nó dễ dàng nhận e trong các phản ứng hóa học,nhận e một cách tự nhiên. Trong phản ứng điện phân, ta đã dùng dòng điện để “épbuộc” các chất phải nhường nhận e, nên phản ứng điện phân không thể hiện được cái“tính” vốn có của chất, tức không thể hiện đc tính oxh-k của một chất. Vì vậy”KHÔNG ĐƯỢC DÙNG PHẢN ỨNG ĐIỆN PHÂN ĐỂ CHỨNG MINH TINHDOXH - K CỦA MỘT CHẤT!6. Al,Zn và vấn đề lưỡng tính:Trong hóa học không có khái niệm về kim loại lưỡng tính.Ở đây đưa ra 2 quan điểm:-“Chất phản ứng với axit,bazo là chất lưỡng tính”.- “Chất lưỡng tính có thể phản ứng với cả axit và bazo”Trong 2 quan điểm này, quan điểm 2 đúng, còn quan điểm 1 sai hoàn toàn. Nhiềungười dựa vào quan điểm 1 để đánh giá tính lưỡng tính và kết luận Al,Zn là chấtlưỡng tính vì nó pư đc với axit và bazo. Nhưng, xét kĩ 2 phản ứng của nó:Đầu tiên là pu của Al với HCl:Al+HCl AlCl3 + H2Ở đây Al nhường e cho H+, nên nó mang TÍNH KHỬ.Thứ hai: Quá trình Al,Zn phản ứng với NaOH đc xét kĩ như sau:Đầu tiên: Al+H2O Al(OH)3 + H2Sau đó trong môi trường kiềm :Al(OH)3 + NaOH NaAl(OH)4Như vậy, quá trình Al tan trong dung dịch NaOH thực chất không phải Al tác dụngvới NaOH mà là do Al tác dụng với H2O và bị H2O làm tan ra. Phản ứng hòa tan củaAl với H2O xảy ra là PHẢN ỨNG OXH-K chứ không phải phản ứng giữa axit vàbazo. Vì vậy quá trình tan của Al trong NaOH và HCl chỉ đc dùng để kết luận rằng Alcó TÍNH KHỬ MẠNH, c ...
Những sai lầm về lí thuyết hóa học dễ mắc phải
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 0.00 B
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sai lầm về lí thuyết hóa học Hợp chất của sắt Viết đúng phản ứng hóa học Cách viết phương trình ion thu gọn Phương pháp quy đổi Phản ứng điện phânTài liệu có liên quan:
-
CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI
3 trang 46 0 0 -
8 trang 29 0 0
-
8 trang 28 0 0
-
Giáo án Hóa: Hợp chất - Hợp kim
4 trang 27 0 0 -
Bài tập Hóa học: Chuyên đề 8 &9
10 trang 25 0 0 -
Chuyên đề Sắt và hợp chất của sắt
42 trang 24 0 0 -
CHUYÊN ĐỀ 5 : PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI
11 trang 23 0 0 -
68 trang 23 0 0
-
Đề thi thử tốt nghiệp môn hóa lớp 12_ trường THPT TRẠI CAU
4 trang 21 0 0 -
Bài giảng Hóa học 12 - Bài 32: Hợp chất của kim loại sắt
23 trang 21 0 0