Danh mục tài liệu

Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1

Số trang: 97      Loại file: pdf      Dung lượng: 550.72 KB      Lượt xem: 43      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách này kể về tài trí, sự ứng xử thông minh, khôn khéo, nhanh nhạy, dũng cảm và nghệ thuật đàm phán kiên trì, linh hoạt của các sứ thần Việt Nam thời phong kiến, những người đó làm tròn nhiệm vụ được ủy thác, giữ vững và nêu cao quốc thể. sách được chia thành 2 phầm, mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những sứ thần nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam: Phần 1HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN Chủ tịch Hội đồng PGS.TS. PHẠM VĂN LINH Phó Chủ tịch Hội đồng PHẠM CHÍ THÀNH Thành viên TRẦN QUỐC DÂN TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI TS. NGUYỄN AN TIÊM NGUYỄN VŨ THANH HẢO LỜI NHÀ XUẤT BẢN Hoạt động ngoại giao là một bộ phận quan trọngcủa công cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước lâu dàivà anh dũng của dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử, đấutranh ngoại giao với sự hậu thuẫn của đấu tranh quânsự, đã giành được rất nhiều chiến công hiển hách,thậm chí, đấu tranh ngoại giao còn mang lại không ítnhững thành quả mà không phải bất cứ cuộc chiến nàotrên chiến trường cũng có thể giành được. Hoạt động đấu tranh ngoại giao thời kỳ phong kiếncủa nước ta vô cùng phong phú, thể hiện tài trí ứngphó lanh lẹ, thông minh tuyệt đỉnh cũng như nghệthuật ngoại giao kiên trì, mềm mỏng nhưng không yếuđuối, cương nghị, mạnh mẽ nhưng không cứng nhắc để“lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh”. Đóng gópkhông nhỏ vào những thành công xuất sắc trên mặttrận ngoại giao ấy là những sứ thần - những người trựctiếp được cử đi sứ hoặc tiếp đãi sứ thần nước khác khihọ sang nước Việt Nam ta. Bằng trí tuệ, sự am hiểusâu sắc về lịch sử, địa lý, văn học, toán học..., cộng vớilòng yêu nước, tự tôn dân tộc, các sứ thần Việt Namkhông những đã chứng tỏ được thông tuệ mà hơn hết,còn khẳng định được vị thế của dân tộc, làm rạng danh 5đất nước; khiến quần thần nước bang giao phải từ bỏthái độ kiêu ngạo khi đón tiếp, thậm chí, phải tỏ lòngkhâm phục trước năng lực ứng biến ngoại giao tài tình,sự trung kiên đối với Tổ quốc, dân tộc, triều đình củacác sứ thần Việt Nam. Để giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về tài năng kiệtxuất của các sứ thần Việt Nam thời phong kiến, nhữngngười có vai trò quan trọng làm nên những trang vàngtrong lịch sử đấu tranh ngoại giao của nước ta, Nhàxuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốnsách Kể chuyện các sứ thần Việt Nam do tác giảPhạm Trường Khang biên soạn. Với các câu chuyện kểvề các nhân vật xuất chúng, nổi bật về tài năng ứng xửngoại giao thời kỳ phong kiến, cuốn sách sẽ là tài liệutham khảo hữu ích cho những bạn đọc quan tâm,muốn nghiên cứu tìm hiểu sâu về chủ đề này. Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. Tháng 8 năm 2016 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT6 LỜI NÓI ĐẦU Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước củadân tộc Việt Nam đã ghi lại biết bao chiến công, sựhy sinh anh dũng của những con người quả cảm,đấu tranh kiên cường vì độc lập, tự do của đấtnước. Trong số những người con ưu tú ấy, khôngthể không kể đến tấm gương của các sứ thần,những người đã giành được rất nhiều thành côngtrong đấu trí, đấu lực trên mặt trận ngoại giao,đem đến những cơ hội thật bất ngờ, khả quan,thậm chí không phải cuộc chiến nào trên chiếntrường cũng giành được. Nhìn chung, thắng lợi của đấu tranh ngoại giaothường do các chiến thắng quân sự hậu thuẫn,nhưng cuộc đấu tranh này muốn thắng lợi cũng đòihỏi ở người tham gia sự dũng cảm, tài trí, lanh lẹnứng phó không kém gì các chiến binh trên chiếntrường. Đấu tranh ngoại giao có thể được xem nhưcuộc thi đấu về sự kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, khônngoan. Cuộc chiến này nhiều lúc đầy cam go và đôikhi còn phải trả giá bằng cả tính mạng. 7 Cuốn sách này kể về tài trí, sự ứng xử thôngminh, khôn khéo, nhanh nhạy, dũng cảm và nghệthuật đàm phán kiên trì, linh hoạt của các sứ thầnViệt Nam thời phong kiến, những người đã làm trònnhiệm vụ được ủy thác, giữ vững và nêu cao quốcthể. Ngoài ra, còn có một số chuyện kể về tài ứng xửngoại giao thông minh, kiên định của một số nhânvật lịch sử như: Lê Hoàn, Trần Thái Tông, TrầnThánh Tông,... Các chuyện kể trong sách chủ yếu dựa trênnguồn tư liệu từ chính sử, dã sử và các giai thoạilưu truyền trong dân gian. Người đọc sẽ được thấyở đây một cuộc hành trình qua bao thế hệ củanhững người đi trước đã kiên cường đấu tranh bảovệ đất nước, gìn giữ chủ quyền và khẳng định vănhóa của dân tộc Việt Nam có nền văn hiến lâu đời. Hy vọng cuốn sách Kể chuyện các sứ thầnViệt Nam sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu tìmhiểu lịch sử và truyền thống đấu tranh kiên cườngcủa dân tộc Việt Nam. Tác giả PHẠM TRƯỜNG KHANG8 LÊ HOÀN Lê Hoàn là tên húy của vua Lê Đại Hành, sinhnăm 941, mất năm 1005. Về quê quán của vua,đến nay vẫn có ba luồng ý kiến khác nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng, Lê Hoàn quê ở TrườngChâu (Ninh Bình ngày nay) theo ghi chép trongcuốn Việt sử lược: “Đại Hành vương húy là Hoàn, họLê, người Trường Châu, cha là Mịch, mẹ họ Đặng”1. Ý kiến thứ hai cho rằng, Lê Hoàn quê ở ÁiChâu (Thanh Hóa ngày nay) theo ghi chép trongĐại Việt sử ký toàn thư: “Vua họ Lê, húy là Hoàn,n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: