Bài viết Những thách thức đối với quản trị địa phương từ thực tiễn áp dụng luật tổ chức chính quyền địa phương ở thành phố Hồ Chí Minh phân tích, đánh giá những vấn đề cơ bản phát sinh đối với công tác quản trị địa phương từ thực tiễn áp dụng Luật tổ chức chính quyền địa phương ở TP. HCM, theo đó đề xuất một số kiến nghị với Trung ương và Thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những thách thức đối với quản trị địa phương từ thực tiễn áp dụng luật tổ chức chính quyền địa phương ở thành phố Hồ Chí Minh
NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ ĐỊA PHƢƠNG TỪ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
TS. Phan ải ồ*
Tóm tắt:
Công tác quản trị địa phương đối với “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) cần đến hành lang pháp lý đủ rộng, phù hợp với thực tiễn kinh tế, văn h a
và xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh những áp lực phải đổi mới cơ chế, cách
thức, mô hình quản trị địa phương thì việc triển khai thực hiện Luật tổ chức chính
quyền địa phương số 77/2015/QH13 (Luật tổ chức chính quyền địa phương) thời gian qua
cũng đã tạo ra nhiều thách thức cho Thành phố. Bài viết phân tích, đánh giá những
vấn đề cơ bản phát sinh đối với công tác quản trị địa phương từ thực tiễn áp dụng
Luật tổ chức chính quyền địa phương ở TP.HCM, theo đ đề xuất một số kiến nghị với
Trung ương và Thành phố.
Ngày 19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật tổ chức
chính quyền địa phƣơng gồm 08 chƣơng và 143 điều, tăng 02 chƣơng và 03 điều so với
Luật tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) năm 2003.
Theo đó, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng đã đƣợc triển khai trên thực tiễn, tạo
nhiều kết quả khả quan trong quản trị địa phƣơng của cả nƣớc.
Tuy nhiên, với đô thị đặc biệt có dân số hơn 8.224.000 ngƣời1 nhƣ TP.HCM
thì việc thực hiện các quy định về tổ chức bộ máy, thẩm quyền hành chính, chế độ
chính sách, biên chế, chức năng, quyền hạn... tại Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng
đang là những thách thức lớn đối với quản trị địa phƣơng của chính quyền Thành phố.
1. Những thách thức
Trên cơ sở Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng2, ngày 24/4/2017 Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 48/2017/NĐ-CP về việc quy định một số cơ chế, chính sách
tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP.HCM3, theo đó tạo nên một số cơ chế đặc thù
nhƣng vẫn chƣa đáp ứng các yêu cầu về quản trị địa phƣơng của Thành phố. Do vậy,
sau thời gian áp dụng vào thực tiễn, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng đã và đang
tạo ra nhiều thách thức cho thực tiễn công tác quản trị địa phƣơng của Thành phố, cụ
thể:
Thứ nhất, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng quy định chung « Nhiệm vụ,
quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định
thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp
chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp‖4. Tuy nhiên, trên thực
tế, bên cạnh những quyền hạn và nhiệm vụ chung đƣợc phân định thẩm quyền nhƣ các
* Trƣởng khoa Quản lý hành chính, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh;
1
https://www.apec2017.vn/ap17-c/vi/venues/h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh.
2
Xem thêm các Điều 2, 3, 4, 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng;
3
- Xem thêm Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực
cho Thành phố Hồ Chí Minh;
4
Xem thêm các Điều 11, 12, 13 Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng;
657
tỉnh, thành phố khác, Thành phố cũng có các nhiệm vụ, quyền hạn riêng nhƣ5: thực
hiện chủ trƣơng, biện pháp tạo nguồn tài chính, huy động vốn để phát triển đô thị; xây
dựng và quản lý thống nhất công trình hạ tầng đô thị theo quy định của pháp luật;
quyết định cơ chế khuyến khích phát triển công trình hạ tầng đô thị trên địa bàn.
Những quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ riêng biệt này hiện chƣa đƣợc quy định, phân
cấp rõ ràng, chi tiết nên Thành phố vẫn chƣa có đƣợc cơ chế quản trị đặc thù để phát
huy tiềm năng về kinh tế - xã hội.
Thứ hai, Luật Tổ chức chính quyền địa phƣơng quy định một số điểm khác biệt
về tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc, số lƣợng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
các cấp cho Thủ đô Hà Nội và TP.HCM nhƣng thực tế, tổ chức bộ máy quản lý nhà
nƣớc, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp đều đồng nhất giữa các tỉnh,
thành theo Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định về
một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với TP.HCM đã làm cho bộ máy hành
chính của Thành phố thƣờng xuyên quá tải về công việc, từ đó hiệu quả của việc quản
trị địa phƣơng chƣa cao6.
Thứ ba, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng quy định những quyền hạn riêng
cho Chủ tịch UBND Thành phố thuộc diện đô thị đặc biệt với số lƣợng cấp phó nhiều
hơn (tối đa 5 ngƣời)7. Tuy nhiên, trong cách thức quản trị trên một số lĩnh vực, hiện rất
khó tách bạch nội dung công việc nào phải do tập thể UBND quyết định, nội dung nào
thuộc phạm vi quyết định của Chủ tịch UBND. Bên cạnh đó, việc quản lý hành chính
cũng có sự thiếu tập trung, chƣa triệt để trong quan hệ chỉ đạo, điều hành giữa UBND
các cấp của Thành phố, dẫn tới có những vấn đề đã có chỉ đạo của cấp trên nhƣng thời
gian giải quyết còn chậm trễ, kéo dài; việc phân công theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền giữa các cấp, giữa phƣờng (thị trấn) và xã trên một số lĩnh vực cũng chƣa rõ 8.
Thứ tư, Luật tổ chức chính quyền địa phƣơng chỉ quy định chung chung, các
văn bản dƣới luật sẽ quy định các sở, ngành chuyên môn thực hiện quản trị địa phƣơng
theo kiểu hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho phòng, ban chuyên môn của chính
quyền quận, huyện; tƣ vấn các vấn đề chuyên môn khi UBND quận, huyện có thắc
mắc, có kiến nghị, đề xuất… Nhƣ thế, dù là cơ quan chuyên môn nhƣng các sở, ngành
vẫn thực hiện theo cách thức đƣợc quyền chỉ đạo UBND quận, huyện về công tác
chuyên môn. Điều này trên thực tiễn tạo ra những hệ quả pháp lý nhƣ: cùng một vấn
đề mà sở chỉ đạo khác, UBND quận (huyện) chỉ đạo khác; các sở, ngành tham mƣu
theo cơ chế chuyên biệt, chuyên ngành nên đã có những 'khoảng trống' trong cách
thức quản trị công việc giữa các sở, ngành chuyên môn với nhau, hoặc giữa sở, ngành
chuyên môn với phòng chuyên môn của UBND quận, huyện.
5
Xem thêm các Điều 43, 44, 45, ...
Những thách thức đối với quản trị địa phương từ thực tiễn áp dụng luật tổ chức chính quyền địa phương ở thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 447.91 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công tác quản trị địa phương Luật tổ chức chính quyền địa phương Mô hình quản trị địa phương Chính quyền đô thị Chính quyền nông thônTài liệu có liên quan:
-
77 trang 139 0 0
-
44 trang 100 0 0
-
64 trang 88 0 0
-
Nghị quyết số 202/NQ-CP năm 2024
2 trang 56 0 0 -
Nghị quyết số 38/NQ-CP năm 2024
13 trang 55 0 0 -
Nghị quyết số 06/NQ-CP năm 2024
1 trang 54 0 0 -
Quyết định số 1539/2021/QĐ-TTg
5 trang 54 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
Quyết định số 1973/2021/QĐ-TTg
9 trang 51 0 0 -
10 trang 50 1 0