Tham khảo nội dung bài viết "Những vấn đề về cơ cấu xã hội: Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ và những biến đổi thường xuyên của cơ cấu xã hội" dưới đây để nắm bắt được cơ cấu xã hội giai cấp, sự vận động của cơ cấu giai cấp trong toàn bộ cơ cấu xã hội, đảng ta và những biến đổi cách mạng trong cơ cấu xã hội,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề về cơ cấu xã hội: Chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ và những biến đổi thường xuyên của cơ cấu xã hội - Vũ KhiêuXã hội học, số 4 - 1986 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI CHẶNG ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI THƯỜNG XUYÊN CỦA CƠ CẤU XÃ HỘI VŨ KHIÊU Thời kỳ quá độ là thời kỳ nối liền hình thái kinh tế - xã hội cũ đang tan rã với hình thái kinh tế - xãhội mới đang ra đời. Thời kỳ ấy chứng kiến những biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống,những xáo trộn trên toàn bộ cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội. Từ năm 1975, cả nước đi vào chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ. Trên đất nước ta còn tồn tạiđồng thời nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nướcchuyên chính vô sản, những thành phần khác nhau ấy sẽ vận động trên quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội,vừa phục vụ cho lợi ích của sự nghiệp chung, vừa cải tạo mình theo chiều hướng tiến bộ của lịch sử. Sự vận động của các thành phần kinh tế cũng kéo theo sự vận động của các thành phần xã hội. Cácthành phần xã hội gắn liền với các thành phần kinh tế, nhưng phong phú hơn nhiều so với các thànhphần kinh tế. I. VỀ CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP Gắn liền trực tiếp với cơ cấu kinh tế là cơ cấu xã hội giai cấp và nghề nghiệp. Cơ cấu xã hội giaicấp là cốt lõi của cơ cấu xã hội thể hiện bản chất của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Mỗi hìnhthái kinh tế-xã hội bao gồm những cơ cấu xã hội giai cấp có tính chất tương đối ổn định suốt trong quátrình tồn tại của hình thái kinh tế xã hội ấy. Sự biến đổi từ hình thái xã hội này sang hình thái xã hội khác cũng là sự biến đổi về nội dung cơbản của cơ cấu xã hội, nghĩa là của cơ cấu xã hội giai cấp. Sự biến đổi này chính là đặc trưng của trạngthái xã hội trong thời kỳ quá độ. Xã hội học tư sản không nhìn thấy tính chất cơ bản này của cơ cấu xãhội giai cấp. Với lý luận về phân tầng xã hội của họ, họ sắp xếp các giai cấp xã hội ngang bằng với cácthành phần xã hội khác. Chính vì thế, họ không phân biệt được sự khác nhau của cơ cấu xã hội xã hộichủ nghĩa và cơ cấu xã hội tư bản chủ nghĩa. Họ không nhận thức Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 4 - 1986 8 VŨ KHIÊUđược ý nghĩa quyết định của biến đổi cơ cấu giai cấp đối với toàn bộ hệ thống cơ cấu xã hội trong mộthình thái kinh tế xã hội nhất định. Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ khi chủ nghĩa đế quốc, giai cấp địa chủ, giai cấp tư sản đã bịđánh đổ cùng với các thành phần kinh tế tương ứng. Công nhân làm chủ nhà máy và nông dân làm chủ đồng ruộng. Kinh tế xã hội chủ nghĩa xuất hiệnvới hai hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân gồm các nhà máy, hầm mỏ và các cơ sở kinh doanh của Nhànước; sở hữu tập thể trong các hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 1. Trong các xí nghiệp quốc doanh và các hợp tác xã xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân từ chỗ làthành phần bị áp bức bóc lột trở thành những người chủ nhân chân chính. Sự thay đổi về vị trí củangười công nhân không hoàn toàn đồng nhất với sự thay đổi về ý thức của họ. Mặt khác, sự chậm chạpcủa ý thức của giai cấp công nhân lại biểu hiện khác nhau với những thái độ khác nhau ở mỗi thànhphần trong cơ cấu xã hội của giai cấp công nhân. Không đi sâu tìm hiểu đặc điểm cơ cấu xã hội và tính cơ động của nó trong giai cấp công nhân thìkhông thể có những chính sách xã hội thích đáng phù hợp với xu hướng phát triển của giai cấp này, cảvề mặt số lượng lẫn chất lượng. Xã hội học phải phân tích được các thành phần khác nhau trong cơ cấu xã hội công nhân hiện nay. a) Thành phần công nhân nhiều đời của những nhà máy xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc. Thànhphần này có những đặc điểm rõ nét trọng ý thức lao động, tinh thần kỷ luật, tính hữu ái giai cấp, cónhững tác phong sinh hoạt và nguyện vọng riêng biệt. b) Cùng với sự phát triển của công nghiệp, đội ngũ công nhân mới ngày một đông đảo, tiếp nhậnvào hàng ngũ của mình lực lượng bổ sung từ nông dân và các thành phần xã hội khác. Sự chuyển biếnmạnh mẽ theo chiều ngang từ thành phần này sang thành phần khác đã chứa đựng rất nhiều sự khácbiệt, từ thái độ và tác phong lao động cho đến sinh hoạt và nguyện vọng. Chỉ có trên cơ sở phân tích cụthể và sâu sắc những diễn biến trong cơ cấu xã hội của tầng lớp công nhân mới này mới có thể tiếnhành việc giáo dục ý thức đi đôi với việc giáo dục ngành nghề, nhanh chóng đem lại cho họ nh ...