Danh mục tài liệu

Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.49 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục" trình bày các nội dung chính sau: bối cảnh giáo dục và ứng dụng công nghệ trong giáo dục hiện nay, các xu thế công nghệ trong giáo dục hiện nay, sự chuyển đổi số trong Đại học Quốc gia Hà Nội, kết luận và khuyến nghị. Mời bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những xu thế mới của công nghệ trong giáo dục NHỮNG XU THẾ MỚI CỦA CÔNG NGHỆ TRONG GIÁO DỤC GS.TS. Nguyễn Quý Thanh TS. Tôn Quang Cường Trường ĐHGD, ĐHQGHN1. Bối cảnh giáo dục và ứng dụng công nghệ trong giáo dục hiện nay Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO dự báo:Công nghệ thông tin (CNTT) sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản và toàndiện, có hệ thống và mang tính hội nhập cao vào đầu thế kỉ XXI. Sự bùng nổ và pháttriển về công nghệ giáo dục sẽ tạo ra những phương thức giáo dục phi truyền thống,thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền giáo dục mang tính chuyển đổi sâu sắc vì conngười (“dạy học cho mọi người và mỗi người”, “sự gia tăng tri thức và nhu cầu chiasẻ”, “tập trung hóa kiến thức và dịch chuyển năng lực”, “các yếu tố bền vững, truyềnthống và sự hội nhập trong không gian giáo dục”…). Quá trình này dẫn đến sự cầnthiết phải nhìn nhận lại giá giá trị và ý nghĩa của việc dạy học (giáo dục nói chung)dưới góc độ mối quan hệ giữa sự phát triển của công nghệ và những thay đổi về bảnchất của quá trình thực thi các chương trình giáo dục. Vấn đề định hướng chiến lược, định vị bản chất thực của giáo dục càng trở nêncấp thiết: cần phải đào tạo, hình thành và phát triển những con người của xã hội, choxã hội và vì sự phát triển của xã hội. Một hệ thống nội dung thiếu sự gắn kết trực tiếpvới đời sống xã hội, quá hàn lâm, kinh viện, bỏ qua những thứ đang hiện hữu trongcuộc sống sẽ là những rào cản trong quá trình đào tạo ra những con người của xã hộihiện nay. Báo cáo tại Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 tại Davos với sự tham gia của hơn2500 nhân vật ảnh hưởng và quyền lực nhất thế giới đã chia sẻ con số đáng suy ngẫm:65% số người học vẫn học những thứ liên quan đến nghề nghiệp tương lai mà hiện nayđã không còn tồn tại; 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ được chuyển sang tự động hóatrong 2 thập kỉ tới và đến năm 2020, hơn 50% nội dung dạy học trong nhà trường cáccấp sẽ không còn hữu dụng trong vòng 5 năm sau đó (Klaus Schwab, 2016). Những sự thay đổi mang tính thách thức toàn cầu hiện nay đang chịu tác độngcủa 4 nhóm yếu tố: i). tác động xã hội; ii). hành động chiến lược; iii). tài năng và nhânlực lao động; iv). tác động công nghệ (Bersin, Deloitte Consulting LLP, 2018). Cũngtrong báo cáo này, Tổ chức Deloitte Consulting đã chỉ rõ 7 nhân tố đột phá 1(desruptors) sẽ xuất hiện trong tương lai gần, bao gồm: sự xuất hiện của công nghệkhắp mọi nơi; cơn bão dữ liệu; sự da dạng và thay đổi nhanh chóng của lớp người thếhệ trẻ; sự thay đổi nhanh chóng về bản chất của nghề nghiệp; trí tuệ nhân tạo, máy tínhbiết nhận thức và robot; tự động hóa trong công việc; và sự bùng nổ đội quân lao độnglàm công việc ngẫu nhiên (Deloitte Consulting, 2018). Không phải ngẫu nhiên khi trong lộ trình tìm kiếm những khả năng dung hòacác yêu cầu của xã hội với năng lực đáp ứng của nhà trường, cơ hội học tập được cungcấp và yêu cầu phát triển cá nhân, công nghệ (mà trước hết là công nghệ thông tin -CNTT) luôn được ưu tiên lựa chọn như một giải pháp “đặt cược niềm tin”! Trong bốicảnh hiện nay, các thành tố cấu thành nên một quá trình giáo dục, nền giáo dục cầnđược nhìn nhận trong mối quan hệ biện chứng giữa sự tích lũy, làm giàu và chia sẻthông tin, kiến thức phục vụ cho các “công dân số” (digital citizen). Do vậy, sự can dựcủa CNTT là điều tất yếu để giải quyết “nhóm mâu thuẫn chính” ngày càng sâu sắcgiữa: - Sự gia tăng và dịch chuyển dân số, năng lực nghề nghiệp mới, khả năng thíchứng trước sự thay đổi công việc nhanh chóng (với số lượng việc làm mất đi và xuấthiện trong thời gian rất ngắn, tần suất cao)…với quá trình giáo dục cho mọi người, chomỗi người và học tập suốt đời; - Sự công bằng trong tiếp cận và nhu cầu đa dạng, không giới hạn về giáo dục,tiếp cận tri thức mới; - Tính cạnh tranh về số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực (công dân số); - Quá trình sản xuất của cải và “sản sinh” tri thức; những yêu cầu về năng lựcmới của người học trong thế kỉ 21 và sự đáp ứng của các thiết chế giáo dục, đào tạo… Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định “giáo dục là quốc sáchhàng đầu...; đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển”. Để phù hợp với xuhướng phát triển chung của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đấtnước, nhất thiết phải đổi mới căn bản các quá trình giáo dục theo hướng ứng dụng cáccông nghệ mới, phát huy tính tích cực chủ động của người học để nâng cao chất lượnggiáo dục. Tinh thần đó đã được gợi mở và thể hiện xuyên suốt 7 quan điểm chỉ đạo vềđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của trong Nghị quyết TW 8, khóa XIcủa BCH TƯ Đảng (Nghị q ...

Tài liệu có liên quan: