Danh mục tài liệu

Những ý tưởng cơ bản rút ra từ báo cáo tổng kết cuộc khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội ở Hà Nội - Tương Lai

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 247.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết "Những ý tưởng cơ bản rút ra từ báo cáo tổng kết cuộc khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội ở Hà Nội" trình bày về những vấn đề xã hội học về phân tầng xã hội ở Hà Nội, lý thuyết xã hội học của Max Weber, lý thuyết xã hội học của Max Weber về phân tầng xã hội,... Với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những ý tưởng cơ bản rút ra từ báo cáo tổng kết cuộc khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội ở Hà Nội - Tương LaiXã hội học số 1 (45), 1994 3 NHỮNG Ý TƯỞNG CƠ BẢN RÚT RA TỪ BÁO CÁO TỐNG KẾT CUỘC KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI Ở HÀ NỘI TƯƠNG LAI A. LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU : Quán triệt quan điểm Mác xít về hình thái kinh tế xã hội, chúng tôi vận dụng thêm lý thuyết xã hộihọc của Max Weber về phân tầng xã hội qua cách phân tích cơ may và hoàn cảnh kinh tế của mỗi ngườitrong thị trường, vị thế và vai trò xã hội của họ, và cùng với cái đó là địa vị của họ trong hệ thống quyềnlực. B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Trên cơ sở xác lập một giả thuyết nghiên cứu về sự phân tầng xã hội và sự tái tạo văn hóa của HàNội trong công cuộc đổi mới, hình thành hai cách nghiên cứu : a) Chọn mẫu ngẫu nhiên, phỏng vấn qua bảng ăng két xã hội học b) Phỏng vấn nhóm tập trung và phỏng vấn sâu qua nhưng đối tượng rơi vào trong mẫu điềutra. Để làm điều đó, trên cơ sở khảo sát địa bàn, thống kê các số liệu về nhân khẩu xã hội, đưa ra hai cáchtiếp cận khác nhau được triển khai ở bước 1 và bước 2. Bước 1 : Lấy trục đường Hà Nội - Hà Đông cũ đi qua cả 4 Quận nội thành, trên trục đường đó, chọnngẫu nhiên 4 điểm nghiên cứu rơi vào 4 Quận: Phường Bùi Thị Xuân ở Quận Hai Bà Trưng; PhườngHàng Gai ở Quận Hoàn Kiếm; Phường Điện Biên ở Quận Ba Đình và Phường Thịnh Quang ở QuậnĐống Đa. 800 mẫu được chọn để khảo sát qua bảng hỏi với số liệu xử lý trên 6000 các dữ kiện và số liệu tươngquan. Bước 2 : Lấy trung tâm là Hồ Hoàn Kiếm, vạch một đường bán kính về hướng tây lấy 3 điểm nghiêncứu nằm trên 3 vùng : trung tâm, vành đai Ô Chợ Dừa, vành đai Ngã Tư Sở, chọn 3 trường phổ thôngtrung học, lấy ngẫu nhiên một lớp 9 ở các trường, qua danh sách học sinh để tìm đến phụ huynh (hộ giađình) có độ tuổi chủ yếu từ 35 đến 45, tức ở lứa tuổi năng động trong cơ chế mới để khảo sát sâu vềphân tầng xã hội về kinh tế và sự tái tạo về văn hóa. Số mẫu được chọn 425: kết hợp giữa bảng hỏi vàphỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn sâu, xử lý trên 6000 dữ kiện và thông tin thông qua xử lý các sốliệu trong các chiều tương tác giữa các biến số. C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa trên kết quả của xử lý bước 1 và bước 2, các báo cáo tổng kết đã được nghiệm thu, dưới đây làmột số luận điểm chính về mặt khoa học được trình bày trong các báo cáo và một phần được thể hiệntrong các bài viết đăng trên Tạp chí Xã hội học năm 1992 và năm 1993. 1. Cơ chế thị trường của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đang hình thành, trong đó thành phầntư nhân đang bung ra khá mạnh, đó là dấu hiệu đáng mừng, và là bước đi thuận với lịch sử tự nhiên củaquy luật phát triển. Cuộc sống đang tự mở đường đi vượt qua mọi trở lực, sức mạnh của cuộc sống đangcó sức thuyết phục và tỏ rõ xu hướng phát triển không sao đảo ngược được. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn4 Những ý tưởng cơ bản ... 2. Nền kinh tế thị trường đang từng bước hình thành và phát triển cũng đồng thời đẩy tớisự phân tầng xã hội, đó là một hệ quả tất yếu vượt ra ngoài ý muốn chủ quan. Sự phân tầng xãhội ấy, một mặt, tạo ra động lực của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, mặt khác, cũngtạo ra những nghịch lý xã hội như sự phân hóa giàu, nghèo làm cho cái hố ngăn cách ngày càngsâu, điều mà chúng ta không mong muốn. Tuy vậy, không thể bằng chủ nghĩa duy ý chỉ để xóabỏ sự phân cực giàu, nghèo mà hệ quả là chủ nghĩa bình quân chia đều sự nghèo khổ, một trongnhững nguyên nhân đẩy nước ta xuống hàng thấp nhất trong những nước nghèo? Phải bằngnhiều giải pháp hiện thực, trong đó quan trọng nhất là đẩy tới sự tăng trưởng kinh tế, vượt quacái ngưỡng kém phát triển, do vậy mới có đủ lực lượng vật chất để đẩy lùi cái nghèo của toàn xãhội và giải quyết được cái nghèo của từng bộ phận cư dân. 3. Trên quan điểm đó, chúng tôi nhận định quá trình phân tầng xã hội của Hà Nội đang diễnra là hợp quy luật và là một trong những nhân tố tạo ra nguồn động lực của sự phát triển. Sựphát triển nói ở đây bao hàm cả nội dung tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Về kinh tế, điềuấy khá rõ. Song về xã hội, còn có ý kiến phân vân, thậm chí cho rằng, trong đổi mới, kinh tế thì được,còn xã hội thì mất: Bằng khảo sát xã hội học, chúng tôi cho rằng bên cạnh những tệ nạn xã hộiđang cần phải giải quyết, tính năng động xã hội đang được khởi động, đó là cái được lớn nhấtxét về mặt xã hội của công cuộc đổi mới Trong cái được lớn nhất đó, cần nhấn mạnh đến tiềmnăng của đất nước đang được đánh thức và quyết định nhất là tiềm năng của con người đangđược phát huy. Những sự trói buộc đang dần dần được cởi bỏ mà sự trói ...