Danh mục tài liệu

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích Khê

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 936.72 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích Khê như: Thời đại, quê hương, gia đình, tình bạn, tình yêu, nhu cầu chủ động tìm đến với thơ tượng trưng,... tất cả những điều này đã ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích Khê. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích KhêTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 45/2020 5 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA BÍCH KHÊ Nguyễn Thị Mỹ Hiền Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội Tóm tắt: Bích Khê (1916-1946) là tác giả sáng giá trên thi đàn thơ ca Việt Nam giai đoạn 1932-1945. Với những quan niệm và nỗ lực trong việc cách tân thơ, đặc biệt là với thơ tượng trưng, Bích Khê đã góp phần đẩy lịch sử thơ ca tiến lên một bước, góp phần khai phá một thế giới mới, mở đường cho thơ Việt Nam phát triển sang một giai đoạn mới. Vậy, những yếu tố nào đã ảnh hưởng tạo nên một Bích Khê “thần dị”, như một “đỉnh núi lạ”, và trở thành trường hợp điển hình của thơ tượng trưng ở Việt Nam và là nhà cách tân hơn cả so với những nhà thơ cùng thời? Bài viết đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích Khê như: Thời đại, quê hương, gia đình, tình bạn, tình yêu, nhu cầu chủ động tìm đến với thơ tượng trưng,… tất cả những điều này đã ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của Bích Khê. Từ khóa: Bích Khê, thơ tượng trưng, những yếu tố ảnh hưởng. Nhận bài ngày 10.9.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 26.10.2020 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hiền; Email: myhien0811@gmail.com1. MỞ ĐẦU Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh ngày 24/3/1916 tại làng Phước Lộc, huyệnSơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ông qua đời vào ngày 17/01/1946 khi vừa tròn 30 tuổi. Căn bệnhlao phổi hiểm nghèo đã cướp đi một tài năng thơ đang ở độ chín, để lại nhiều tiếc thươngtrong lòng người thân, bạn bè và người yêu thơ. Bích Khê xuất thân trong một gia đình nhohọc, là con út trong gia đình có 8 anh chị em, có truyền thống ngâm vịnh và yêu văn chươngtừ đời cụ, ông, cha, cho đến anh chị em. Bích Khê nổi tiếng thông minh từ nhỏ, 12 tuổi bắtđầu làm thơ Đường luật và đã gặt hái được những thành công nhất định; 16 tuổi học xongtrung học ở Huế, sau đó ra Hà Nội học ban tú tài triết học tại một trường tư. Vì muốn giúpmột người bạn cùng lớp khỏi thất học, Bích Khê đành bỏ học giữa chừng và trở về quêhương. Kể từ đó, cuộc đời của ông gặp khá nhiều bão giông. Ông từng cùng chị gái và anhrể mở trường dạy học ở Phan Thiết và Huế để kiếm kế sinh nhai. Những ngày dạy học ở đâycũng hết sức lận đận, ba lần mở trường thì cả ba lần đều bị giải tán vì những lý do kháchquan mang lại. Nghiệt ngã hơn, khi đang căng tràn sức sống của tuổi 22 cùng với nhiều và6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIhoài bão thì phát hiện ra bị mắc một trong tứ chứng nan y- bệnh lao phổi. Dù gia đình đã hếtsức chạy chữa cùng với nghị lực của bản thân,nhưng trọng bệnh vẫn không thuyên giảm. Sựxót xa về tình đời ngang trái, nỗi đau đớn về thân bệnh, sự ám ảnh về cái chết cứ thường trựcnên Bích Khê thường xuyên rơi vào trạng thái chông chênh giữa sống-chết; hy vọng-tuyệtvọng; khao khát-chán chường. Cái chết hiện hình ngay trong những cơn ho, cơn đau, trongthể trạng héo mòn, suy kiệt của cơ thể. Sống trong trạng thái ấy khiến ông luôn nhìn thế giớivà nghệ thuật ở hai chiều: Hạnh phúc và khổ đau, thiên đường và địa ngục, sinh thành và hủydiệt,… Để làm dịu bớt nỗi đau, Bích Khê đã tìm đến với thiên nhiên và thơ văn. Có một thờigian dài ông sống giữa thiên nhiên, khi lên núi Ấn, khi xuống Cửa Đại, khi về sông Trà Khúc,…Thiên nhiên đã trở thành người bạn, niềm an ủi, cũng là nguồn thi hứng dạt dào cho tâm hồnBích Khê. Bắt đầu bước chân vào làng Thơ Mới từ năm 1937, Bích Khê đã khát khao tiến tới mộtcuộc Duy tân táo bạo nhất cho thơ ca mình. Vào những năm cuối đời, mặc dù luôn bị bệnhtật hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng ông vẫn dồn cả cho thơ, đó là những ngày ôngsáng tác nhiều nhất. Con người của những tính cách đối lập nhưng rất thống nhất đó luôn cốgắng làm chủ trong mọi tình thế, dù là khó khăn nhất. Càng tuyệt vọng bao nhiêu thì thơ ônglại càng hay bấy nhiêu, ông tập trung cao độ, nghiền ngẫm sâu sắc để sáng tạo ngững tuyệtphẩm để đời, đem đến sự mới mẻ không những cho thơ ông mà còn cho thơ Việt (Tỳ bà,Duy tân, Xuân tượng trưng, Tranh lõa thể, Nàng bước tới,…). Vượt lên nỗi đau thể xác, tinhthần, Bích Khê đã để lại cho đời những tập thơ có giá trị. Khi một người bị bạo bệnh đã cốgắng để vượt lên tất cả, nghênh diện cái đẹp, thì đó không còn là nỗi đau nữa mà đó chínhlà khát vọng sống, là sự thăng hoa của tâm hồn.Trái tim Bích Khê ngừng đập vào ngày17/01/1946, để lại niềm tiếc thương cho gia đình, bạn bè, quê hương và những người yêuthơ. Ông đã để lại với những tập thơ nổi tiếng Mấy dòng thơ cũ (1936); đặc biệt Tinh huyết(1939); Tinh hoa (1997) – hai tập thơ đã làm nên tên tuổi của ông; và một tập tự truyện (chưaxuất bản) có tên Lột tru ...