Thời gian qua, dư luận xã hội có vẻ hơi quá khắt khe và có phần phiến diện khi đánh giá về hoạt động ngân hàng. Vấn đề nợ xấu cũng vậy, xã hội chỉ biết đổ lỗi cho hệ thống ngân hàng. Như vậy là không khách quan và không chính xác. Mà khi chưa có cái nhìn chính xác về bản chất, nguồn gốc nợ xấu, thì cũng khó có thể đưa ra được giải pháp đúng để xử lý nợ xấu. không lại tùy thuộc vào bên đi vay, đó là DN. Bản thân các DN cũng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nợ xấu là của cả nền kinh tế
Nợ xấu là của cả nền kinh tế
Thời gian qua, dư luận xã hội có vẻ hơi quá khắt khe và có phần phiến diện khi
đánh giá về hoạt động ngân hàng. Vấn đề nợ xấu cũng vậy, xã hội chỉ biết đổ lỗi
cho hệ thống ngân hàng. Như vậy là không khách quan và không chính xác. Mà
khi chưa có cái nhìn chính xác về bản chất, nguồn gốc nợ xấu, thì cũng khó có thể
đưa ra được giải pháp đúng để xử lý nợ xấu.
không lại tùy thuộc vào bên đi vay, đó là DN. Bản thân các DN cũng rất muốn sử
dụng đồng vốn an toàn, hiệu quả; làm sao để đồng vốn có khả năng sinh lời cao.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan là khó khăn, biến động bất thường
của kinh tế trong và ngoài nước, một số rủi ro về mặt chính sách vĩ mô khiến hoạt
động của DN không được như mong muốn. DN hoạt động không hiệu quả nên
không có tiền để trả nợ và lãi ngân hàng, từ đó phát sinh nợ xấu cao nhiều hơn so
với thời điểm khác. Thực tế, tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng vậy, khi nền
kinh tế rơi vào khó khăn, khủng hoảng, nợ xấu của hệ thống ngân hàng thường có
xu hướng tăng cao và tăng nhanh.
Vì vậy, nói nợ xấu của hệ thống ngân hàng là chưa chính xác, mà đây chính là nợ
xấu của DN, của nền kinh tế, còn hệ thống ngân hàng chỉ là nơi hứng chịu, giữ hộ
DN khối nợ xấu đó.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các ngân hàng không có lỗi. Nếu các
ngân hàng tuân thủ nghiêm các quy định, quy trình cấp tín dụng, kiểm tra sát sao
việc sử dụng vốn của khách hàng..., thì sẽ hạn chế được nhiều nợ xấu.
Có ý kiến cho rằng, nợ xấu hiện nay là không quá đáng lo, khi theo NHNN,
các khoản nợ xấu đều được trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ. Hơn nữa, giá trị
tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu bằng 135% giá trị của các khoản nợ
xấu? Ý kiến của ông như thế nào?
Về lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế cũng còn rất nhiều vấn đề.
Thứ nhất, hiện con số nợ xấu theo công bố của NHNN lớn hơn rất nhiều (202.000
tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ), gấp gần 2 lần con số thống kê của các tổ chức
tín dụng (117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% tổng dư nợ). Điều đó cho thấy, không ít
tổ chức tín dụng (TCTD) không minh bạch, thậm chí cố tình che giấu nợ xấu.
Khoảng 85.000 tỷ đồng không được các TCTD đưa vào nợ xấu, cũng có nghĩa
chừng ấy nợ xấu chưa được trích lập dự phòng rủi ro. Đó là chưa kể việc phân loại
nợ xấu của Việt Nam hiện nay còn cách khá xa so với chuẩn quốc tế, chủ yếu dựa
vào các định lượng về số ngày quá hạn trả nợ đơn thuần, nên chưa chính xác.
Thứ hai, giá trị tài sản đảm bảo được tính tại thời điểm nào? Theo như tôi hiểu thì
các TCTD thường “áng chừng” tại thời điểm phát sinh món nợ, tức là trước thời
điểm món nợ ấy chuyển thành nợ xấu một khoảng thời gian khá dài. Như vậy, đến
nay, giá trị tài sản đó có thể đã không còn như tính toán ban đầu. Hơn thế, đa phần
tài sản đảm bảo là bất động sản, trong khi chỉ tính từ đầu năm đến nay, giá nhiều
loại bất động sản đã giảm tới 30 - 40%.
Thứ ba, việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ rất phức tạp. Mặc dù pháp luật
cho phép ngân hàng được quyền trực tiếp nhận tài sản về hoặc bán tài sản cho bên
thứ ba hoặc nhận trực tiếp tài sản khấu trừ nợ, nhưng trên thực tế, ngân hàng
không thể trực tiếp làm được điều đó, bởi pháp luật quy định là phải sang tên qua
thủ tục công chứng. Trong khi để công chứng được, theo quy định của Bộ luật
Dân sự, hợp đồng mua bán tài sản phải là chủ tài sản hoặc chủ tài sản ủy quyền.
Song nhiều chủ tài sản cố tình gây khó khăn, không chịu bàn giao tài sản hoặc
không ủy quyền cho ngân hàng, thậm chí họ còn phản đối. Do vậy, bế tắc và cuối
cùng ngân hàng phải làm cái việc bất đắc dĩ là đưa nhau ra tòa, mất rất nhiều thời
gian (có thể vài năm) và chi phí.
Vậy theo ông, cần có giải pháp gì để xử lý khối nợ xấu này?
Là nợ xấu của cả nền kinh tế nên cần có sự chung tay của toàn bộ nền kinh tế, kể
cả Nhà nước, chứ không thể “phó mặc” cho các ngân hàng tự lo. Trong bối cảnh
hiện nay, giải cứu DN chính là giải pháp tốt nhất để giải cứu nợ xấu.
Theo đó, về mặt chính sách vĩ mô, bên cạnh các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho DN
như các giải pháp giãn, giảm, miễn thuế vừa qua, Nhà nước cần có giải pháp tăng
sức cầu của nền kinh tế. Khi cầu đầu tư, tiêu dùng tăng sẽ khơi thông được đầu ra
cho sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt, cần xem xét miễn thuế thu nhập cá nhân cho
cán bộ, công chức, người lao động trong một thời gian để kích thích sức mua.
Về phía ngân hàng, có thể lựa chọn các DN tốt để hỗ trợ với cơ chế ưu đãi lãi suất
để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, nhằm kích thích sức mua. Với
những DN có thể tồn tại, phát triển, thì ngân hàng nên kịp thời bơm vốn để thúc
đẩy sản xuất - kinh doanh.
Về phía DN, cần cơ cấu lại hoạt động của mình để tiết giảm chi phí, giảm giá
thành, tăng năng lực cạnh tranh... Tuy nhiên, thị trường thực sự không cần sự tồn
tại của những DN quá yếu. Do vậy, cơ chế phá sản, giải thể DN cần được mạnh
dạn áp dụng. Ở đây, cần nhìn nhận việc phá sản của DN là một vấn đề bình thường
trong nền kinh tế thị trường. Sự p ...
Nợ xấu là của cả nền kinh tế
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 131.22 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quy mô nợ xấu phản ánh xu hướng thời hạn trả nợ môi trường ngân hàng tổng dư nợ tín dụng nợ xấu ngân hàngTài liệu có liên quan:
-
7 trang 35 0 0
-
Quyền dòng tiền và nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam
15 trang 34 0 0 -
Bàn về hiệu quả xử lý nợ xấu ngân hàng
3 trang 29 0 0 -
Nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam
25 trang 28 0 0 -
Tình trạng nợ xấu của ngân hàng Việt Nam
4 trang 26 0 0 -
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực hiện
7 trang 25 0 0 -
Bài thuyết trình: Quản trị ngân hàng thương mại
22 trang 24 0 0 -
3 trang 21 0 0
-
Một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn hoạt động của VAMC
6 trang 21 0 0 -
Nợ xấu, những mảng màu không dễ nhận diện
3 trang 20 0 0