Danh mục tài liệu

'Nói' trong 'nói chuyện'

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.42 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài Nói chuyện thế nào? chúng ta chỉ đề cập đến một việc chính là lắng nghe, mà chẳng nói gì đến phần nói cả. Sở dĩ thế vì nếu biết lắng nghe, đương nhiên là biết nói. Nếu học lắng nghe là đương nhiên học nói một cách tự nhiên. Tuy nhiên, vì có bạn sẽ thắc mắc là sao học nói chuyện mà không học nói, cho nên hôm nay ta nói thêm một tí về phần “nói.”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Nói” trong “nói chuyện” “Nói” trong “nói chuyện”Trong bài Nói chuyện thế nào? chúng ta chỉ đề cập đến một việc chính làlắng nghe, mà chẳng nói gì đến phần nói cả. Sở dĩ thế vì nếu biết lắngnghe, đương nhiên là biết nói. Nếu học lắng nghe là đương nhiên học nóimột cách tự nhiên. Tuy nhiên, vì có bạn sẽ thắc mắc là sao học nóichuyện mà không học nói, cho nên hôm nay ta nói thêm một tí về phần“nói.”Trước đó, cũng xin nhắc lại với các bạn là phần “nghe” này cực kỳ quantrọng. Các đại học thường chẳng dạy sinh viên (kể cả sinh viến cấp tiếnsĩ) học nghe, và chỉ dạy nói. Cho đến khi ra trường hành nghề, thì mớibắt đầu học nghe. Lý do là vì học nghe rất khó học và rất khó dạy. Hơnnữa, chỉ người hành nghể mới biết tầm quan trọng của nó. Giáo sư luậtvà giáo sư tâm lý không biết tầm quan trong này, chỉ luật sư hành nghềvà tâm lý gia lâm sàng mới biết là nghe thiếu một ly là đi sai một dặm.Tuy nhiên, các vị thầy sâu sắc về tư duy tích cực—chú tâm về liên hệcon người—hiểu điều này, và luôn luôn nhấn mạnh việc nghe.Trở lại việc nói, nếu ta nghe rất kỹ, ví dụ nghe một người bạn tâm sựchuyện gia đình không vui, sau khi nghe chừng 30 hay 45 phút, thườngthường ta biết được là nên làm gì. Và lúc đó chỉ cần nói vài ba chữ,nhưng chính xác và hiệu lực hơn người ngồi nói cả 2 tiếng đồng hồkhông ngưng.Ví dụ:“Mình có cảm tưởng chuyện này chắc không giải quyết nhanh được, đểvài bữa nữa xem sao, bây giờ tụi mình đi window shopping tí đi,” hay“Mình có cảm tưởng chắc bà cần người thứ ba làm hòa giải thì dễhơn…”Thông thường là người được người bạn tin cẩn và gởi gấm tâm sự,không giúp được mấy mà còn làm chuyện bé xé ra to, vì ba lý do:1. Bị nhiều cảm tính khi nghe, và mang cảm xúc của mình ra lấn át. Vídụ: Đang nghe đến khúc nóng bỏng, bèn la lên, “Trời ơi trời, sao bà hiềnquá dzậy, gặp tui tui gài số zde từ thời Hùng Vương rồi.” Hay là, “Trời,chồng gì mà chồng dã man dzậy, sao bà còn ở với chả đến giờ này.” Cácloại phản ứng kiểu này thường là hại bạn hơn là giúp bạn.Chúng ta phải dang xa ra một tí, và làm hai việc cùng một lúc trong tâm:Thứ nhất, rất yêu mến, gần gũi, và lo lắng cho bạn. Thứ hai, đứng dangra một tí về tình cảm để mình nghe chuyện với tư cách là người thứ ba,đứng ngoài, tỉnh táo hơn, để có thể cố vấn tốt.2. Cho cố vấn sớm quá, khi bạn mới nói chỉ 1/3 câu chuyện, mới chỉnghe được 3 phút. Cần nhiều thời gian để bạn mình kể lể nhiều chuyệnthì mình mới có khái niệm rõ ràng về vấn đề.3. Mang cách giải quyết cho chính mình để cố vấn cho bạn (như là,“Cho hắn vài tát tai trước, việc gì tính sau!”). Đừng làm thế. Mỗi ngườicó một tâm tính, một khuynh hướng tình cảm và logic khác nhau, cố vấncủa mình phải phù hợp với bản tính và cảm xúc của bạn, thì mới xong.Nếu không, thì cố vấn của mình cũng vô ích, vì chắc là bạn mình cũngkhông nghe theo. Vì vậy, phải hiểu vấn đề và cảm xúc của bạn trước khicố vấn.Trên đây, chúng ta cố tình dùng đến một thí dụ “nói chuyện” mà trongđó việc nghe của ta cực kỳ quan trọng, vì ta đang phải làm cố vấn trongmột vấn đề nhức nhối. Bình thường thì thoải mái hơn môt tí, nhưng quiluật căn bản vẫn như nhau: Nghe kỹ trước khi nói.Sau đây là một vài qui luật chung cho việc nói:1. Nói theo cảm xúc và suy nghĩ của người kia. Ví dụ: Mình biết rất rõlà bạn mình phải xa anh chàng này thì mới xong, nhưng bạn mình lạithương anh chàng quá đỗi. Nói “Nghỉ chơi với anh ta đi” thì không ổnrồi. Vậy thì phải lựa lời mà nói, như là “Khi mình nhiều lu bu và cảmxúc trong đầu quá, rất khó tính toán. Về bên mẹ ở một thời gian cho tỉnhtáo rồi hãy tính.” (Thực ra, câu cố vấn này thường tốt cho đa số cáctrường hợp của mọi người).2. Nói đến việc đồng ý trước, nói việc bất đồng ý sau, và đừng nhấnmạnh quá đáng đến bất đồng ý (nếu không có lý do cần thiết). Ví dụ: Emrất đồng ý với anh về các điểm anh nói, và em rất ủng hộ dự án này, chỉcó điểm này em nghĩ là sẽ có người thắc mắc sau này và họ sẽ hỏi anh,đó là…”3. Làm Devil’s advocate. Devil’s advocate (biện hộ cho Quỷ) là mìnhgiả làm người phe địch, tấn công bạn mình, để bạn mình nghiên cứucách đở. Các luật sư luôn luôn làm việc này, hàng ngày, để xây dựng hệthống lý luận vững chắc cho vụ kiện của mình.Thường thì người ta bắt đầu devil’s advocacy bằng cách nói: “Em đồngý với anh hoàn toàn, nhưng để em play devil’s advocate một tí.” Nhưvậy người kia sẽ biết là mình đang giúp anh ấy phân tích vấn đề và xâydựng hệ thống luận lý.4. Nếu có điểm rất quan trọng mình bất đồng ý thì cứ nói thẳng rađể người kia biết đường mà điều chỉnh. Ví dụ: Em thấy dự án của anhđể nghị cũng hay, tuy nhiên em đang vướng điểm này … Em nghĩ nếukhông giải quyết vấn đề này thì dự án sẽ không sống được. Để em suynghĩ thêm đã.Đừng có giả vờ đồng ý trước mặt, hôm sau viết bài sát phạt thẳng taytrên báo. Như thế rất là tồi. Người như vậy không ai nên tin. Nếu cầnphải tranh luận trên báo chí vì lý do lợi ích cần thiết cho đất nước, thì ítra nên thẳng thắn báo tin cho nhau một câu: “A ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: