Danh mục tài liệu

Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Phù Yên tỉnh Sơn La: Cơ hội và thách thức

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 673.05 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Phù Yên tỉnh Sơn La: Cơ hội và thách thức trình bày các nội dung: Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và các yếu tố tác động; Biến đổi khí hậu ở Phù Yên và những ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; Một số thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở Phù Yên; Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở Phù Yên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Phù Yên tỉnh Sơn La: Cơ hội và thách thức Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện Phù Yên tỉnh Sơn La: cơ hội và thách thức Phạm Thị Cẩm Vân* Nhận ngày 7 tháng 6 năm 2021. Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 8 năm 2021. Tóm tắt: Nông nghiệp thông minh (NNTM) thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) được coi là thực hành nông nghiệp mang lại sự bảo đảm về an ninh lương thực, giảm nhẹ và giảm tác động xấu của BĐKH, đem lại sự thích ứng của cây trồng, vật nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong 10 năm trở lại đây, nhiệt độ ở huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) có xu hướng tăng lên, nắng mưa bất thường, các hiện tượng thời tiết cực đoan (mưa đá, lũ, băng tuyết) không theo quy luật và đã tác động đến sản lượng nông nghiệp của địa phương. Việc áp dụng các thực hành NNTM thích ứng với BĐKH của người dân ở Phù Yên bước đầu đã mang lại nhiều lợi thế cũng như cơ hội cho người nông dân (cây trồng có khả năng thích ứng với thời tiết, mang lại giá trị và sản lượng cao, cải thiện môi trường sinh thái…) nhưng người nông dân cũng gặp một số thách thức cần giải quyết như: vốn đầu tư, tính cạnh tranh về sản phẩm và cả tâm lý tộc người. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nông nghiệp thông minh, Phù Yên, Sơn La. Phân loại ngành: Nhân học Abstract: Smart agriculture, which adapts to climate change, is considered an agricultural practice that ensures food security, mitigates and reduces the adverse impacts of climate change, and brings adaptation of plants and animals. Research result shows that in the past 10 years, the temperature in Phu Yen district (Son La province) tends to increase with unusual sunny and rainy weather, and extreme weather phenomena (hail, flood, ice snow) is irregular, and has impacted local agricultural output. The application of smart farming practices to adapt to climate change by people in Phu Yen initially bring many advantages as well as opportunities for farmers (crops are able to adapt to weather so that they bring high value and yields, improve ecological environment, etc.) but farmers also face some challenges such as investment capital, product competitiveness and ethnic psychology. Keywords: Climate change, smart agriculture, Phu Yen, Son La. Subject classification: Anthropology * Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: phamcamvan0403@gmail.com 107 Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 - 2021 1. Mở đầu Trong những năm gần đây, khu vực huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La cũng như toàn vùng núi phía bắc là một trong những nơi chịu ảnh hưởng của BĐKH. Biểu hiện rõ nhất là nhiệt độ có xu hướng nóng lên, lượng mưa trung bình hằng năm có xu hướng giảm; thông số nhiệt độ đều tăng lên cả mùa đông và mùa hè; hạn hán xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn trong mùa khô; số ngày rét đậm, rét hại có xu hướng giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị thường (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Những biểu hiện này có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực của vùng. Đặc biệt, đối với những nơi có diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn hạn hẹp như huyện Phù Yên1*thì việc giữ ổn định và tăng năng suất cây trồng trước tác động của BĐKH nhằm bảo đảm an ninh lương thực lại càng trở nên quan trọng. NNTM thích ứng với BĐKH là một trong các cách thực hành nông nghiệp được cho là có thể thích ứng với sự thay đổi của khí hậu khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật có tính đến sự phù hợp với đặc điểm tự nhiên và điều kiện sinh thái của cây trồng (FAO, 2013). Trong những năm gần đây, người dân ở Phù Yên đã có những thực hành trong nông nghiệp nhằm bước đầu ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết. Trong số các thực hành này, mô hình NNTM thích ứng với BĐKH là một trong các biện pháp được người dân thực hiện. Vậy, NNTM là gì, và việc áp dụng mô hình NNTM của người dân ở Phù Yên hiện nay được thực hiện như thế nào, những khó khăn thách thức trong quá trình thực hiện là mục tiêu hướng tới của bài viết. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu tập trung đến thực hành NNTM trong hoạt động trồng trọt. Phương pháp chính được áp dụng là tổng hợp và phân tích các tài liệu có liên quan, cơ sở dữ liệu dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ do Viện Dân tộc học chủ trì: Thích ứng với biến đổi khí hậu của người Thái và người Hmông ở Sơn La, thực hiện từ năm 2019 đến năm 2020. 2. Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu và các yếu tố tác động Khái niệm về NNTM thích ứng với BĐKH được FAO đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị toàn cầu về nông nghiệp, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu ở Hague, Hà Lan (2010). Trong đó, NNTM mang nội hàm là NNTM với khí hậu (CSA -Climate-Smart Agriculture), là “nông nghiệp giúp tăng năng suất, tăng khả năng phục hồi (thích ứng) và giảm/ loại bỏ phát thải khí nhà kính (giảm thiểu) một cách bền vững và tăng cường sự đạt được các mục tiêu về an ninh lương thực và các mục tiêu phát triển của quốc gia”. NNTM giúp người dân sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài nguyên, mang lại năng suất cây trồng mà vẫn thích ứng được với sự thay đổi bất thường của thời tiết. Theo FAO (2013), NNTM nhằm giải quyết ba mục tiêu chính trong bối cảnh an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển: (i) tăng cường an ninh lương thực một cách bền vững bằng cách tăng sản lượng lương thực và thu nhập; (ii) xây dựng khả năng 1 Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện Phù Yên là 6.496 ha, chiếm 5,25% diện tích tự nhiên toàn huyện. 108 Phạm Thị Cẩm Vân chống chịu và thích ứng với BĐKH; và (iii) phát triển cơ hội giảm phát thải khí nhà kính so với xu hướng dự kiến. Các thực hành NNTM có áp dụng ứng dụng khoa học công nghệ ...

Tài liệu có liên quan: