Danh mục tài liệu

'NP' trong hoạt động marketing thư viện công cộng

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 396.20 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết “NP” trong hoạt động marketing thư viện công cộng giới thiệu và chia sẻ việc mở rộng “P” trong marketing thư viện công cộng. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“NP” trong hoạt động marketing thư viện công cộng“nP” TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING THƯ VIỆN CÔNG CỘNG NCS. Nguyễn Hữu Nghĩa Phó trưởng Khoa Thư viện Thông tin Trường Đại học Văn hoá Hà Nội Tóm tắt: Marketing 4P dựa trên những yếu tố: Sản phẩm (Product); Giá (Price); Phân phối(Place); Xúc tiến thương mại (Promotion). Đó là bài học căn bản cho sinh viên thuộcchuyên ngành marketing. Đến nay, nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã linh hoạt vận dụngmarketing trong hoạt động của mình trong đó có lĩnh vực thư viện thông tin. Có thể kểđến thành công từ một số thư viện công cộng trên thế giới có vận dụng marketing chothấy việc ứng dụng linh hoạt marketing sẽ đem lại thành công cho hoạt động phục vụ đốitượng bạn đọc đa dạng của mình. Từ chỗ marketing 4P chúng ta có thể vận dụng khéoléo một hoặc nhiều “P” khác nhằm mục đích đem lại thành công cho hoạt động của thưviện công cộng. Trong phạm vi bài viết, tác giả xin giới thiệu và chia sẻ một vài ý kiến cánhân trong việc mở rộng “P” trong marketing thư viện công cộng. Nội dung Số liệu từ “Kỷ yếu hội nghị tổng kết 5 năm hoạt động của hệ thống thư viện công cộng(2006-2010)” tại Phú Yên cho biết: “Màng lưới thư viện công cộng của chúng ta pháttriển khá rộng khắp, từ trung ương đến các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường,bao gồm: 63 thư viện cấp tỉnh, 626 thư viện cấp huyện, trên 2000 thư viện cấp xã đạtchuẩn, gần 10.000 tủ sách/PĐS ở cơ sở (chưa kể các mô hình thư viện, tủ sách mang tínhchất công cộng do các cơ quan, tổ chức khai thác quản lý)”[1]. Những con số này chothấy hệ thống thư viện công cộng đã trải khắp đất nước và đang trở thành đầu mối chuyểntải văn hóa, thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất đến đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Theo chức năng và nhiệm vụ của mình, thư viện công cộng là đơn sự nghiệp có chứcnăng tàng trữ, luân chuyển sách báo, tạp chí…phục vụ bạn đọc đồng thời hướng dẫnnghiệp vụ cho các thư viện cơ sở và chia sẻ kinh nghiệm với các thư viện khác cùng hệthống. Các hoạt động này đều hướng đến mục đích phục vụ bạn đọc vì lợi ích của mỗi cánhân, vì lợi ích của tập thể và vì lợi ích quốc gia nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác giáodục-đào tạo, tự đào tạo, nâng cao dân trí và giải trí của đông đảo bạn đọc thư viện. Để phát huy những mặt mạnh vốn có và tạo sức thu hút của mình đến đông đảo bạnđọc, nhiều thư viện công cộng đã chủ động triển khai nhiều hoạt động nhằm thu hút bạnđọc đến khai thác, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của mình. Đồng thời chủ động tìmhiểu nhu cầu tin để có kế hoạch bổ sung tài liệu phù hợp đáp ứng nhu cầu tin đa dạng củabạn đọc. Tuy nhiên, theo PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt cho biết “…Nhiều công trình nghiêncứu có liên quan đến nhu cầu tin tại các thư viện công cộng gần đây cho thấy tỷ lệ ngườiđọc tại thư viện là công nhân, nông dân, cán bộ kỹ thuật khá khiêm tốn, trong khi ngườiđọc là thiếu nhi, học sinh, sinh viên, người về hưu chiếm tỷ lệ rất cao. Hiện tượng này cóthể được nhìn nhận ở hai khía cạnh: hoặc là thư viện chưa đủ sức thu hút, hấp dẫnnhững người trực tiếp tham gia lao động sản xuất, hoặc là nhu cầu tin của họ còn quáthấp” [1]. Để khắc phục được hạn chế này, ngoài những nỗ lực như hiện tại, thư viện công cộngViệt Nam cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc tham khảo việc ứng dụng marketing củamột số thư viện công cộng trong khu vực và trên thế giới để sớm hình thành và xây dựngchiến lược marketing cho riêng mình. Theo Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học Anh - Việt đã đưa ra cách hiểu“Marketing: TIẾP THỊ - Một nhóm hoạt động có mục đích dùng để cổ võ cho sự trao đổimột cách xây dựng và đáp ứng giữa các nhà cung cấp dịch vụ thư viện và truyền thôngvới những người đang sử dụng hay sẽ có thể là người sử dụng những dịch vụ này. Nhữnghoạt động này quan tâm đến sản phẩm, giá cả, phương pháp giao hàng, và phương phápquảng bá sản phẩm” [2]. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò và những ảnh hưởng tích cực về việc vận dụnglinh hoạt marketing trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp tạimiền Nam Việt Nam từ trước những năm 1975 đã tìm hiểu ứng dụng marketing tronghoạt động của mình. Khi có sự chuyển đổi chuyển sang cơ chế thị trường, ở Việt Nammarketing được nghiên cứu sâu hơn và được giảng dạy tại các trường đại học kinh tế,thương mại…[3]. Đến nay, một số tổ chức “phi lợi nhuận” nghiên cứu, tiếp cận và tìmcách vận dụng các phương pháp, chiến lược marketing phù hợp trong hoạt động của mìnhnhằm nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung vì sự tiến bộxã hội. Theo Philip Kotler: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó màcác cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra,chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác” [4]. Khái niệmn ...