Danh mục tài liệu

Nuôi bào ngư trong bể chìm

Số trang: 2      Loại file: pdf      Dung lượng: 114.04 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bể được làm bằng đất đắp khung thép. Ðường kính 1 - 1,1m, chiều cao của bể có thể là 0,3m; 0,45m; 0,6m; 0,8m hoặc 1m Ðộ dày của nắp bể và thành bể từ 5 - 8cm. Chính giữa nắm là một lỗ hổng có đường kính 20cm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi bào ngư trong bể chìm Nuôi bào ngư trong bể chìm Nguồn: vietlinh.com.vn Cấu tạo bể chìm nuôi bào ngư Bể được làm bằng đất đắp khung thép. Ðường kính 1 - 1,1m, chiều cao củabể có thể là 0,3m; 0,45m; 0,6m; 0,8m hoặc 1m Ðộ dày của nắp bể và thành bể từ 5- 8cm. Chính giữa nắm là một lỗ hổng có đường kính 20cm. Tại đáy bể là hìnhchữ thập (+), tại bốn khoang trống tạo bởi các cạnh của chữ thập, đặt những tấmnhựa dày khoảng 3cm, sau đó đổ bùn loãng vào, trên bản nhựa đục nhiều lỗ -đường kính 1,6m. Hoặc có thể tại đáy bể phân thành 8 đến 9 lỗ -đường kính 15cm,sau đó đặt các tấm lưới vào 8 -9 khoang vừa nêu (chú ý: mắt lưới có kích thước là0,5 -1cm). Giữa thân bể là một vòng các lỗ cấp, thoát nước có đường kính 3cm,khoảng cách giữa các lỗ này là 10cm. Trong các bể chìm lắp hệ thống lưới cùng hình dạng của bể (mắt lưới0,5cm). Trong túi lưới đó đặt các cối nuôi bào ngư cỡ nhỏ. Số cối nuôi phụ thuộcvào chiều cao của bể chìm, thông thường là 4 -8 cối. Phương pháp sử dụng bể chìm Ðặt bể chìm tại bãi cá ven biển. Tại khu vực đá cao thấp không đều có thểdùng đá vụn lấp phẳng. Các cối nuôi bào ngư phải được sắp xếp sao cho giữachúng vẫn có khoảng cách nhất định để tiện việc cho ăn và không làm ảnh hưởngtới sự di chuyển của bào ngư. Lưới bảo vệ phải buộc chặt để phòng bào ngư lọt rangoài và ngược lại tránh không cho sinh vật có hại từ bên ngoài lọt vào. Trên nắpbể chặn một khối đá lớn để bể chìm, không bị xê dịch mỗi khi sóng biển đánhmạnh. Phương pháp nuôi dưỡng bào ngư Mật độ thả nuôi Ðối với bể chìm có chiều cao là 1m, thời gian đầu có thể thả nuôi từ 800 -1.000 con cỡ 2 cm, tuỳ theo sự phát triển nhanh hay chậm của bào ngư mà saukhoảng 2 tháng tiến hành phân thưa một lần, duy trì mỗi bể 500 con nuôi cho tớikhi thu hoạch. Cho ăn Thức ăn cho bào ngư gồm có gracilaria, laminaria, monostroma, ulva vàsargassum, trường hợp nếu cho bào ngư ăn rong biển thì phải băm nhỏ, cứ 5 -7ngày lại cho ăn một lần, lượng rong được quyết định bởi khả năng tiêu thụ của bàongư nhiều hay ít, nhanh hay chậm. Quản lý Cùnglúc tiến hành cho bào ngư ăn phải kết hợp làm sạch bể nuôi.Các loàicua có thể thâm nhập vào bể và ăn bào ngư con, vì thế cũng phải kịp thời phát hiệnđể xử lý. Thuhoạch Sau 6 đến 8 tháng nuôi nhân tạo, bào ngư từ 2cm đã đạt tới5cm, lúc này cóthể tiến hành thu hoạch, tỉ lệ sống là 60%. Bình quân một bể cho sản lượng bàongư thương phẩm là10 -12 kg.