Danh mục tài liệu

ODA và cuộc chiến chống tham nhũng

Số trang: 9      Loại file: doc      Dung lượng: 221.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự cố tham nhũng xảy ra vừa qua ở dự án ODA "Đại lộ Đông –Tây" (thành phố Hồ Chí Minh) đang được điều tra, khiến chúng ta liên tưởng trở lại vụ án tham nhũng và lạm dụng vốn ODA ở "PM18" hai năm trước. Vẫn là chủ đề liên quan đến chống tham nhũng, nhưng có lẽ tại thời điểm này, từ cả hai phía Chính phủ và xã hội, cần có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề tiếp nhận, quản lý và giám sát sử dụng ODA, một nguồn vốn vô cùng quan trọng cho...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ODA và cuộc chiến chống tham nhũng ODA và cuộc chiến chống tham nhũng ­ nhìn từ góc độ nhà nước và thể chế  09:20­09/12/2008  Đại lộ Đông Tây­ một công trình sử dụng nguồn vốn ODA  Sự cố tham nhũng xảy ra vừa qua ở dự án ODA Đại lộ Đông –Tây (thành phố Hồ Chí Minh) đang được điều tra, khiến chúng ta liên t ưởng trở l ại v ụ án tham nhũng và l ạm d ụng v ốn ODA ở PM18 hai năm trước. Vẫn là chủ đề liên quan đ ến ch ống tham nhũng, nh ưng có l ẽ t ại th ời điểm này, từ cả hai phía Chính phủ và xã hội, cần có m ột cái nhìn toàn di ện và sâu s ắc h ơn v ề vấn đề tiếp nhận, quản lý và giám sát sử dụng ODA, một nguồn v ốn vô cùng quan tr ọng cho s ự phát triển đất nước. Đặt vấn đề ODA (Viên trợ phát triển chính thức) từ năm 1960 khi được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) chính thức định nghĩa tới nay đã trở thành một hiện tượng chính trị - kinh tế toàn cầu, một nội dung quan trọng trong mối quan hệ giữa các quốc gia phát triển phương Tây và các nước đang phát triển. Trước đó, đã có hai trường hợp tài trợ đ ặc biệt ở cấp đ ộ chính phủ tương tự ODA là việc Hoa Kỳ hỗ trợ tái thiết nước Đức và châu Âu (kế ho ạch MARSHALL) và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tuy nhiên với ý nghĩa và hiệu quả hoàn toàn khác. Trong các tuyên bố và cam kết công khai giữa các nhà tài trợ và chính phủ các quốc gia nhận viện trợ, mục đích của ODA thường bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị công hay xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, bản chất sâu sa của các mối quan hệ ODA không đơn giản là sự hỗ trợ một chiều mang tính thiện chí như vậy. Ngoài các lợi ích chính trị và kinh tế hai chiều đ ược tính đến (xin không đ ề cập ở đây), các nhà tài trợ ngày càng quan tâm đến thúc đẩy qúa trình dân chủ hóa, t ức vấn đề cải cách nhà nước và thể chế, ở các nước nhận viện trợ. Động cơ của sự quan tâm này, xét trong bối cảnh hiện nay, không còn mang màu sắc đấu tranh về ý thức hệ (như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh trước đây), mà xuất phát từ một nhận định khái quát hơn. Đó là dân chủ hóa là điều kiện tiên quyết cho việc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, căn bản, đồng thời tạo môi trường quan trọng và cần thiết để bảo đ ảm ổn đ ịnh và an ninh toàn cầu. Hiện tượng tham nhũng và cuộc chiến chống tham nhũng ở các quốc gia tiếp nhận ODA có liên quan gì đến các mục tiêu của ODA nói trên? Trước hết, có thể khẳng định r ằng hiện tượng tham nhũng vốn luôn luôn tồn tại. Trong điều kiện của các quốc gia đang chuyển đổi, tham nhũng đã vẫn tồn tại trong thời kỳ của nền kinh tế kế họach hóa t ập trung; tuy nhiên khi đó nó không được nhận diện cũng như không có điều kiện phát triển trong bối cảnh một hệ thống đặc quyền, đặc lợi dành cho giới cầm quyền đã được pháp chế hóa. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, hệ thống đặc quyền, đặc lợi chính thức và hợp pháp đã bị xóa bỏ, tham nhũng xuất hiện và gia tăng mạnh mẽ. Cuộc chiến chống tham nhũng ở các quốc gia này trên thực tế không thành công, vì suy cho cùng, nó chỉ động chạm đến khía cạnh đạo đức và các hành vi cá nhân (tức lý do thuộc về con người) mà không t ấn công vào các khuyết tật hay bất hợp lý của thể chế, bao gồm theo nghĩa r ộng hệ thống t ổ chức và họat động của bộ máy nhà nước, các nguyên lý của sinh họat chính trị, khung pháp luật và hệ thống thực thi tư pháp. Minh chứng cho nhận định này, người ta có thể dễ dàng so sánh tình trạng tham nhũng giữa các quốc gia có thể chế dân chủ (nơi vẫn còn tham nhũng nhưng rất ít và được kiểm soát) và các quốc gia chưa đ ược dân chủ hóa (nơi hiện t ượng tham nhũng đang tràn lan và trở nên không kiểm soát nổi). Câu hỏi đặt ra là các hệ quả của tham nhũng như vô hiệu hóa các thành tựu về xóa đói giảm nghèo, gia tăng bất công xã hội và cản trở việc xúc tiến quá trình dân chủ hóa... đã và đang đi ngược với các mục tiêu đặt ra cho việc cam kết tài trợ và sử dụng ODA, trong khi nguồn vốn này đang tiếp tục được giải ngân ở các quốc gia đang phát triển. Vậy, phải chăng ODA đã không đem lại tác dụng tích cực nào cho cuộc chiến chống tham nhũng? Hiện trạng Chưa vội lý giải vấn đề có tính nghịch lý nói trên, chúng ta trước hết hãy cùng nhìn vào hiện trạng. ODA hiện nay đang được dành nhiều nhất cho các quốc gia Nam Á và châu Phi, trong đó Việt Nam dường như được coi là một trong các quốc gia được ưu tiên hàng đ ầu. Mặc dù được tiếp cận với ODA từ các nước và định chế phương Tây khá muộn, chỉ sau 1994 khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận chính trị và thương mại đối với Việt Nam, nhưng ngay sau đó và hàng năm, Việt Nam nhận được mức độ cam kết cũng như khối lượng giải ngân vốn ODA khá cao và ngày càng tăng, từ 2 tỷ đến 5 tỷ USD. Việc sử dụng ODA ở Vi ệt Nam, khác với nhiều quốc gia Nam Á và châu Phi, đã tạo ra những hiệu quả rõ rệt và đ ầy ấn tượng trong việc duy trì nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, (trung bình trên 7% kể từ năm 1994) và xóa đói giảm nghèo, (tỷ lệ nghèo đói giảm một nửa chỉ trong vòng 10 năm, t ừ trên 60% năm 1994, sau mười năm xuống còn dưới 30% năm 2004). Tuy nhiên, bên cạnh đó, người ta đang có những đánh giá khác đi hoặc thậm chí ngược lại với các kết quả trên. Chẳng hạn, đó là việc nghi ngờ tính bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế cao sau khi việc cấp vốn ODA không còn nữa, (theo một số nhà tài trợ, các nguồn vốn ODA có thể sẽ giảm cơ bản và tiến tới cắt hoàn toàn sau khi GDP/đầu người/năm của Việt Nam đạt 1000 USD). Hay nếu nhìn vào hệ thống các công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế như đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng, cầu... thì rõ ràng mặc dù cho t ới nay khoảng 22 tỷ USD vốn ODA đã được giải ngân nhưng Việt Nam vẫn hầu như chưa có được những công trình lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vấn đề ở chỗ nhiều công trình hạ t ầng có sử dụng vốn ODA nhưng được xây dựng với chất lượng quá kém. Do đó, câu hỏi ti ếp theo là Việt Nam sẽ lấy vốn ở đâu để vừa tiếp tục xây dựng mới, đồng thời vừa sửa chữa những công trình hạ tầng có chất lượng kém đó, một khi không còn ODA nữa ? ...