Danh mục

Ðôi điều nghĩ lại về gallery và tranh 'gallery

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 171.29 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách đây vài năm, trong một nỗi buồn về sự thương mại hoá nhanh chóng của nghệ thuật, tôi đã viết một bài tham luận cho Hội thảo “Gallery và Nhà sưu tập” do Vụ Mỹ thuật-Nhiếp ảnh, Bộ Văn hoáThông tin tổ chức. Bài viết của tôi có nhan đề “Vài suy nghĩ về tranh “gallery”” [1] . Chữ “gallery” được cho vào trong ngoặc kép hàm ý chỉ các loại tranh sản xuất vội, tranh sao chép, tranh giả, tranh nhái, tranh làm hàng để bày bán, tranh mỹ nghệ, tranh souvenir... Nói tóm lại, đó là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ðôi điều nghĩ lại về gallery và tranh “gallery" Ðôi điều nghĩ lại về gallery và tranh “gallery” Bùi Như Hương Cách đây vài năm, trong một nỗi buồn về sự thương mại hoá nhanh chóng của nghệ thuật, tôi đã viết một bài tham luận cho Hội thảo “Gallery và Nhà sưu tập” do Vụ Mỹ thuật-Nhiếp ảnh, Bộ Văn hoá- Thông tin tổ chức. Bài viết của tôi có nhan đề “Vài suy nghĩ về tranh “gallery”” [1] . Chữ “gallery” được cho vào trong ngoặc kép hàm ý chỉ các loại tranh sản xuất vội, tranh sao chép, tranh giả, tranh nhái, tranh làm hàng để bày bán, tranh mỹ nghệ, tranh souvenir... Nói tóm lại, đó là các loại tranh được vẽ ra một cách hời hợt, vu vơ, chiết trung nhàm chán, tình cảm không thật, không mảy may vì mục đích nghệ thuật mà vì thương mại là chính. Ðằng sau các bức tranh “gallery” hay còn gọi là tranh “chợ” ấy là nhu cầu kiếm sống của rất nhiều người, là sự thoả hiệp giữa họa sĩ và gallery, là sự toan tính vụ lợi của cả đôi bên, là cái chết khô héo dần mòn của những bản năng vẽ. (Bàn tay vô hình, tàn bạo của nền kinh tế thị trường đã từng bước sát phạt một cách không thương tiếc những thảo mộc dễ dãi, những thân cây yếu mềm tầm gửi trên lối đi của nó). Cho đến nay, khi suy nghĩ lại về hiện trạng gallery và tranh “gallery”, tôi thấy mọi bức xúc trong lòng gần như tan biến. Nỗi buồn chẳng còn mấy ý nghĩa. Những đòi hỏi trước đây của tôi cũng như của nhiều bạn bè trong giới mỹ thuật về chất lượng của gallery quả là có phần xa xỉ, ảo tưởng so với thực tại của đất nước. Gallery là một bộ phận của thị trường. Thị trường là một bộ phận của xã hội. Xã hội là do cộng đồng những con người tạo nên. Trình độ con người thế nào, xã hội thế vậy. Xã hội Việt Nam phản ánh đúng trình độ của người Việt Nam, và trình độ ấy thực tình vẫn còn thấp. Trình độ này thể hiện gần như đồng bộ ở mọi nơi mọi chốn, mọi góc độ sinh hoạt của đời sống con người, từ nhà ra đến chợ, đến phố, từ trường học đến công sở, trong mọi ngành nghề, từ vi mô đến vĩ mô, từ khoa học đến nghệ thuật, từ hạ tầng cơ sở cho đến thượng tầng kiến trúc… Trình độ của con người qui định tất cả. Và người ta thường nói tới cái gốc của nó là giáo dục, là vấn đề “trồng người”. Giáo dục đào tạo của ta hiện nay như thế nào thì cả nước đã biết. Cách giáo dục này lâu nay chỉ tạo ra cho đất nước một tầng lớp trí thức bình dân (chữ của Gs. Hoàng Ngọc Hiến), đa phần là như vậy, trí thức ảo, tự huyễn, làm công ăn lương, thích hưởng thụ dễ dãi, kém chí khí, nhu nhược, hài lòng với kiến thức báo chí, không cần đến tư duy, tư tưởng, hay triết học cao siêu, phức tạp. Tầng lớp trí thức thật, theo đúng nghĩa, thì vẫn có, nhưng quá mỏng, do niềm vui tự học, tự tu dưỡng mà thành. Trong lĩnh vực nghệ thuật không khác gì. Tài năng thật rất hiếm hoi. Nhà trường lâu nay chỉ đào tạo ra phần lớn các hoạ sĩ-thợ vẽ, có nghề vẽ, có vẻ trường qui thật đấy, song thực ra mang nhiều tính bình dân. Có thể gọi là một kiểu họa sĩ dân gian đời mới. Chữ dân gian ở đây hàm ý dễ dãi, tuỳ tiện, đơn giản, ít suy nghĩ, tư duy và học vấn ở trình độ trí thức bình dân như nêu trên. Nói như vậy có thể làm mếch lòng nhiều người. Song rõ ràng sinh viên mỹ thuật, nếu không biết tự học, thì chẳng thể tiến đi đâu xa ngoài kiến thức phổ thông lớp 12 sẵn có của họ. Trường mỹ thuật với chương trình giảng dậy, đào tạo như hiện nay, có thể nói là còn rất yếu và bảo thủ, không thể giúp gì họ nhiều ngoài một số kỹ thuật vẽ vời. (Vấn đề này ở nước ngoài hoàn toàn khác, các trường mỹ thuật phải nằm ngay trong trường tổng hợp [university], thuộc về trường tổng hợp, mặt bằng kiến thức là ngang nhau. Sinh viên mỹ thuật khác sinh viên thường ở chỗ có thêm năng khiếu, cá tính và thiên hướng sáng tạo). Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, không nhà trường nào có nhiệm vụ đào tạo ra nhân tài. Nghệ sĩ trước hết là nghiệp trời cho, tài năng phải tự vun trồng, danh hiệu nghệ sĩ phải tự xây đắp bằng lao động nghệ thuật. Trường học chỉ là môi trường cần thiết, hữu ích để họ tích luỹ học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm. Ai cũng biết vậy. Thế nhưng ở Việt Nam thì có khác, sinh viên mỹ thuật sau 5 năm học, chủ yếu học vẽ, chỉ chú trọng môn vẽ, gần như buông xuôi mọi kiến thức văn hoá khác, tất cả nghiễm nhiên đều trở thành “hoạ sĩ”, tự coi mình là họa sĩ. Cho nên họa sĩ ở Việt Nam mới nhiều và nhiều vô kể, và bình dân đến vậy. Cũng tương tự, không nhà trường nào có thể đào tạo nên nhà phê bình nghệ thuật. Phê bình nghệ thuật là nghiệp khó trời cho. Một nghiệp đòi hỏi trước hết một thiên hướng bản năng rõ ràng, bao gồm tình yêu cộng với sự nhạy cảm nghệ thuật đặc biệt, sau đó là nền tảng học vấn rộng rãi, sâu sắc, với kiến thức văn hoá đa liên ngành hỗ trợ, nhất là các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, và cuối cùng không kém phần quan trọng là vốn sống, là kinh nghiệm thẩm mỹ cá nhân, là nhân cách của chính người làm phê bình. Một lối sống thô bạo không thể đẻ ra một cái nhìn tinh tế. Một tư duy đơn giản, tẻ nhạt không thể vươn tới sự bay bổng của sáng tạo. Một đầu óc xơ cứ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: