Danh mục tài liệu

Phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 261.17 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Chương V Hiến pháp năm 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp 1992 được thông qua trong bối cảnh đất nước đang trên tiến trình thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đề ra và đã đạt những thành tựu bước đầu quan trọng trên các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 1. Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Chương V Hiến pháp năm 1992 về quyềnvà nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp 1992 được thông qua trong bối cảnh đất nước đang trên tiến trìnhthực hiện đường lối đổi mới toàn diện do Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI(1986) của Đảng đề ra và đã đạt những thành tựu bước đầu quan trọng trên cácmặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sau 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới,19 năm thi hành Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bảnpháp luật tương đối đầy đủ và đồng bộ, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trêncác lĩnh vực kinh tế, dân sự, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, anninh quốc phòng… phục vụ tiến trình đổi mới đất nước đi vào chiều sâu và gópphần tích cực để chủ động hội nhập quốc tế. Các văn bản luật và dưới luật thể chế hóa các quy định về quyền con người,quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992 cũng được phát triển mộtbước theo hướng ngày càng hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảovệ, thúc đẩy các quyền và tự do dân chủ cơ bản của công dân. Tuy vậy, trướcnhững bước phát triển, thời cơ và vận hội mới của đất nước, với mục đích tăngcường hơn nữa tính khả thi trong việc bảo vệ bằng hiến pháp đối với các quyền vàtự do dân chủ của công dân, sau 19 năm thi hành cho thấy, các quy định quyền conngười, quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp 1992 đang bộc lộ nhữngbất cập nhất định. Những bất cập đó đòi hỏi được nghiên cứu, xem xét một cáchnghiêm túc để đề xuất sửa đổi, bổ sung vừa bảo đảm phù hợp với thực tiễn ViệtNam, vừa phản ánh xu thế Việt Nam đang hội nhập quốc tế, hội nhập khu vực mộtcách tích cực, chủ động. Việc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Hiến pháp1992 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được đặt ra, xuất pháttừ những lý do sau: Trước hết, do yêu cầu của công cuộc đổi mới đang đi vào chiều sâu, yêu cầuxây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân,do dân và vì dân đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa tính khả thi trong việc bảo vệbằng hiến pháp đối với các quyền và tự do, dân chủ của công dân. Nhìn toàn diện từ thực tiễn 19 năm thi hành Hiến pháp, nhiều quyền và tự do cơbản của cá nhân, công dân đã được quy định và bảo vệ bằng hiến pháp, nhưng tínhkhả thi trên thực tiễn chưa cao. Những thịnh vượng về sự phát triển kinh tế trong suốt thời gian qua mang lạinhững thay đổi lớn cho cuộc sống của người dân. Cũng từ nhân tố này, đã và đangxuất hiện những nhu cầu mới về dân chủ và vai trò của dân chủ trong việc thúcđẩy tiến bộ xã hội. Nhu cầu khách quan là cần có những bước tiến mới về dân chủ;dân chủ hóa hơn nữa các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội và đặc biệt là hoànthiện phương thức thực hiện các quyền tự do dân chủ. Do vậy, những quy địnhhiện tại về các quyền và tự do dân chủ của công dân trong Hiến pháp đòi hỏi có sựđiều chỉnh để thích ứng hơn với nhu cầu dân chủ của người dân, trước những bướcphát triển mới, nhất là các thành tựu kinh tế đã đạt được. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thực sự của dân, do dân và vìdân, yêu cầu của cải cách nền hành chính nhà nước, bảo đảm tính minh bạch,trong sạch; yêu cầu cải cách tư pháp theo hướng tiếp cận công lý và bảo vệ quyềncon người... cũng đòi hỏi sự nhận thức lại một cách khách quan hơn, toàn diện hơnđối với việc bảo vệ quyền con người bằng Hiến pháp. Đồng thời, sau 19 năm thi hành Hiến pháp, đất nước ta đã và đang đứng trướcnhiều thời cơ và thách thức mới, nhiều quan hệ xã hội mới nảy sinh, đang có nguycơ và tiềm ẩn nguy cơ lớn tác động trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe và quyền conngười, như vấn đề thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường sinh thái… cần phải đượcquy định bằng Hiến pháp. Thứ hai, cần nhận thức đúng đắn hơn về vị trí, tầm quan trọng của việc bảo vệbằng hiến pháp đối với các quyền con người, quyền và tự do dân chủ của côngdân. Hiến pháp là đạo luật bảo vệ quyền con người1. Ý thức sâu sắc về tầm quantrọng của chế định quyền con người và bảo vệ quyền con người bằng hiến pháp,nên ngay khi Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ được thông qua vào năm1789 không có quy định nào về bảo vệ quyền con người, một bản đề xuất bổ sungbằng 10 tu chính án đầu tiên, được gọi là Tuyên ngôn về các quyền con người đãđược thông qua năm 1789, và sau đó, được phê chuẩn trở thành Đạo luật Nhânquyền (hay Mười điều khoản về nhân quyền của Hiến pháp Mỹ) năm 1791 2. Về vị trí chế định quyền con người được quy định trong hiến pháp, theo lýthuyết về mối quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước, khi đề cập tới chức năng củaNhà nước, các nhà tư tưởng thời kỳ Khai sáng thế kỷ XVII, XVIII đã có lý khi chorằng, Nhà nước lập ra là để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người.Chính vì thế, ...

Tài liệu có liên quan: