Danh mục tài liệu

Phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc – Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 101      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và thực trạng luật hóa các cam kết xóa bỏ phân biệt đối xử về giới trong các hiệp định tại Việt Nam; Phân tích thực trạng phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc ở Việt Nam hiện nay; Chỉ ra các nguyên nhân cơ bản dẫn tới chênh lệch về cơ hội việc làm, thăng tiến, thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ tại nơi làm việc ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc – Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỀ GIỚI TẠI NƠI LÀM VIỆC – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ThS. Vũ Thị Minh Xuân1 Tóm tắt: Xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động là một trong bốn nền tảng được đề cập tới tại Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động. Xét ở khía cạnh giới tính, xóa bỏ phân biệt đối xử tại nơi làm việc có vai trò quan trọng nhằm tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, cũng như mở rộng cơ hội làm việc cho cả lao động nam và nữ. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia như Hiệp định CPTPP, Hiệp định EU - Việt Nam  (EVFTA) đều yêu cầu tất cả các nước thành viên thông qua và đảm bảo trong các điều lệ, quy định và thực hành các quyền này.  Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và thực trạng luật hóa các cam kết xóa bỏ phân biệt đối xử về giới trong các hiệp định tại Việt Nam; Phân tích thực trạng phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc ở Việt Nam hiện nay; Chỉ ra các nguyên nhân cơ bản dẫn tới chênh lệch về cơ hội việc làm, thăng tiến, thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ tại nơi làm việc ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Phân biệt đối xử về giới, lao động, hiệp định thương mại tự do Abstract: The elimination of discrimination in labor is one of the four foundations of the 1998 International Labor Organization’s Declaration on basic principles and rights in labor. In terms of gender, eliminating discrimination in the workplace plays an important role in creating many jobs, improving the quality of employment, as well as expanding employment opportunities for male and female workers. In the context of day integration, the free trade agreements that Vietnam has participated in, such as the CPTPP Agreement, EU-Vietnam Agreement (EVFTA), require all member states to adopt and ensure in the articles rules, regulations and practices of those rights. The paper focuses on analyzing the context when Vietnam participates in new generation free trade agreements and realizes legalization of commitments to eliminate gender discrimination in those agreements in Vietnam; Current status of gender discrimination in the workplace in Vietnam; identify basic causes of disparities in employment opportunities, promotion opportunities and income between male and female workers in Vietnam. On that basis, the author proposes a number of measures to promote the elimination of gender discrimination in the workplace in Vietnam in the context of international integration today. Keywords: Gender discrimination, labor, the free trade agreements 1 Email: minhxuandhtm@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại. 352 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng điều chỉnh hệ thống pháp luật lao động nhằm hướng tới đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử trực tiếp giữa lao động nam và lao động nữ tại nơi làm việc. Nhưng trong thực tế, tình trạng phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc ở các khía cạnh như cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến và thu nhập vẫn tồn tại khá phổ biến ở nước ta bởi định kiến về giới tồn tại trong đời sống xã hội. Tình trạng này nếu không được giải quyết triệt để sẽ trở thành rào cản trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam bởi việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới buộc chúng ta phải tuân thủ “luật chơi” quốc tế, chịu sự giám sát của quốc tế trong việc thực hiện cam kết xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc và các tiêu chuẩn lao động quốc tế khác. Chính vì vậy, nghiên cứu tình hình nội luật hóa cam kết xóa bỏ phân biệt đối xử về giới tại nơi làm việc cũng như phát hiện những nguyên nhân chính dẫn tới khoảng cách trong cơ hội việc làm, thăng tiến, thu nhập giữa lao động nam và lao động nữ là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 1.1. Bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và thực trạng luật hóa các cam kết xóa bỏ phân biệt đối xử về giới trong các hiệp định tại Việt Nam Thuật ngữ “thế hệ mới” được sử dụng gắn với các Hiệp định Thương mại tự do (Free Trade Agreement - FTA) có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa thương mại trên thế giới diễn ra ngày càng mạnh mẽ và đã chứng kiến thế hệ FTA ra đời (xem Hình 1). Có thể kể đến một số FTA “thế hệ mới” mà Việt Nam tham gia như: Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); FTA Việt Nam - EU (EVFTA); các FTA ASEAN + 1;... Các FTA nói trên được coi là “mới” vì gồm cả các nội dung vốn được coi là “phi thương mại” như: lao động, môi trường, cam kết phát triển bền vững và quản trị tốt… FTA Thế hệ thứ ba FTA Thế hệ thứ nhất FTA Thế hệ thứ hai Ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: