Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ( Trích Việt Bắc)
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 206.87 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việt Bắc là bài thơ tiêu biểu nhất của hồn thơ Tố Hữu viết về nghĩa tình cách mạng. Bài thơ không chỉ là lời chia tay dạt dào xúc cảm mà còn là lời khẳng định đinh ninh sự thuỷ chung son sắt của những người cách mạng, là khúc ca bất tận của tình nghĩa được viết với giọng điệu vừa trữ tình ngọt ngào, vừa sôi nổi thiết tha, trong sáng. Cùng tham khảo tài liệu để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ( Trích Việt Bắc) Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu VIỆT BẮC (Trích) Tố Hữu I . ĐẶT VẤN ĐỀ . Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp, trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnhđạo phong trào cách mạng . Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc . Đây làbài thơ ân tình cách mạng, gọi lại những kỉ niệm thân thiết và vẻ đẹp của Việt Bắc từngày đầu gian khổ chắt chiu xây dựng căn cứ địa cách mạng cho đến khi kháng chiếnthắng lợi . Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiệnnhững ân tình cách mạng , và vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòngngười , trở nên gần gũi , đằm thắm hơn với những cung bậc lan toả của nó . II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Mở đầu bài thơ là những lời phảng phất phong vị ca dao, tái hiện cảnh tiễn đưađầy dùng dằng, quyến luyến . Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn . Con người đang đứng trước một cuộc biệt li nên câu thơ cũng nhuốm màu libiệt . Tác giả đặt đại từ “mình” và “ta” ở hai đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cáchbiệt, ở giữa là tâm trạng băn khoăn của người ở lại : không biết bạn có còn thuỷ chungtrước bao đổi thay và cám dỗ của cuộc sống mới . Lòng ngập tràn nhớ thương, ngườiở lại không nén được lòng mình đã đưa ra những câu hỏi dồn dập : mình có nhớ ta,mình có nhớ không ? ...càng làm cho người ra đi thêm lưu luyến , cứ vang lên như mộtniềm khắc khoải khôn nguôi . Không chỉ đưa ra những câu hỏi, người Việt Bắc cònnhắc lại khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó thiết tha . Mới đọc ta bắt gặp tứ thơquen thuộc từ ca dao tình yêu nam nữ kiểu như : Mình về có nhớ ta chăng , Ta về tanhớhàm răng mình cười ... trong đó người tình chỉ nhắc đến kỉ niệm mười lăm năm ấy. Nhưng đến cặp lục bát tiếp theo thì nó không còn là tình yêu nữa mà được thay thếbằng tình yêu thương gắn bó với với mảnh đất quê hương Vịêt Bắc . Nhớ núi, nhớrừng thực chất là nhớ ngọn nguồn của cách mạng . Bốn câu thơ đầu tạo thành hai câu hỏi rất khéo mà mỗi câu hỏi về một khíacạnh khác nhau : thời gian và không gian gói gọn một thời cách mạng, một vùng cáchmạng . Trước tâm trạng, nỗi niềm bộc bạch của kẻ ở, người đi im lặng lắng nghe : Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Người ra đi im lặng là để tri âm, để tiếng ai từ từ ngân vang lắng sâu vào hồnmình cho thật vẹn tròn, đầy đủ . Lặng im nhưng vẫn không kém phần mãnh liệt .Người ở lại nói thiết tha, người đi nghe thiết tha, sự hô ứng ngôn từ này tạo sự đồngvọng trong lòng người . Nhịp thơ lục bát đang đều đặn, nhịp nhàng đến đây như cũngvì chút bối rối ấy trong lòng người mà thay đổi : Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay . Trong thời khắc chia tay sau một khoảng thời gian dài gắn bó, có biết baonhiêu kỉ niệm ngọt bùi, sâu nặng, có nhiều điều để nói nhưng khong thể nói đủ, nóitrọn vẹn cùng nhau . Vì thế lòng người cũng bâng khuâng, bước chân cũng bồn chồn,và mặc dù người đi không trực tiếp trả lời câu hỏi của người ở lại nhưng hình ảnh áochàm và hành động cầm tay nhau im lặng đó trả lời thay tất cả, nó chất chứa cả bề sâucảm xúc của cả người đi và kẻ ở . Bao trùm lên tất cả trong tâm trạng của kẻ ở và người đi là nỗi nhớ da diếtmêng mang với nhiều sắc thái khác nhau . Người ở lại băn khoăn tự hỏi về lòng thuỷchung son sắt của người ra đi thì ngược lại người ra đi khẳng định nghĩa tình mãikhông phai nhòa trong kí ức . Và cứ thếViệt Bắc hiện lên trong hoài niệm thật sinhđộng và cụ thể . Nhớ đến Việt Bắc là nhớ đến những tháng ngày gian khổ hi sinh : Mưa nguồnsuối lũ những mây cùng mù, khó khăn nhiều, gian khổ cũng lắm nhưng cán bộ và đồng bào đồng cam cộng khổ, cùng có mối thùsâu nặng với quân xâm lược : Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai . Đồng thờinhớ đến Việt Bắc cũng là nhớ đến những nghĩa tình đồng bào sâu nặng . Người vềkhiến núi rừng cũng trở nên trống vắng, ngẩn ngơ, các điệp từ mình về, mình đi đượcnhắc đi nhắc lại một cách tha thiết khiến cho không gian, thời gian Việt Bắc hiện ra từtrong khói sương của hoài niệm , của tâm trạng chất chứa nhớ nhung trở nên rõ nét vàrõ tình hơn .Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng để như hỏi vào sự trống vắng nay maicủa lòng mình . Với thủ pháp đối lập giữa một bên là lau xám với lòng son, giữa hắthiu và đậm đà , người ở nhấn mạnh sắc độ của nỗi nhớ . Người ở lại còn bày tở nõi loâu, dự cảm : Mình về mình lại nhớ mình . Ba chữ mình được dùng liên tiếp trong mộtdòng thơ làm cho ý thơ trở nên đa nghĩa một cách thú ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ( Trích Việt Bắc) Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu VIỆT BẮC (Trích) Tố Hữu I . ĐẶT VẤN ĐỀ . Tháng 10 năm 1954, sau thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp, trung ương Đảng và chính phủ rời Việt Bắc để trở về Hà Nội tiếp tục lãnhđạo phong trào cách mạng . Trước sự kiện đó Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc . Đây làbài thơ ân tình cách mạng, gọi lại những kỉ niệm thân thiết và vẻ đẹp của Việt Bắc từngày đầu gian khổ chắt chiu xây dựng căn cứ địa cách mạng cho đến khi kháng chiếnthắng lợi . Bài thơ kết cấu theo lối hát giao duyên đối đáp nam nữ nhưng lại thể hiệnnhững ân tình cách mạng , và vì thế bài thơ như một chất men say ngấm sâu vào lòngngười , trở nên gần gũi , đằm thắm hơn với những cung bậc lan toả của nó . II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Mở đầu bài thơ là những lời phảng phất phong vị ca dao, tái hiện cảnh tiễn đưađầy dùng dằng, quyến luyến . Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn . Con người đang đứng trước một cuộc biệt li nên câu thơ cũng nhuốm màu libiệt . Tác giả đặt đại từ “mình” và “ta” ở hai đầu câu thơ tạo cảm giác xa xôi, cáchbiệt, ở giữa là tâm trạng băn khoăn của người ở lại : không biết bạn có còn thuỷ chungtrước bao đổi thay và cám dỗ của cuộc sống mới . Lòng ngập tràn nhớ thương, ngườiở lại không nén được lòng mình đã đưa ra những câu hỏi dồn dập : mình có nhớ ta,mình có nhớ không ? ...càng làm cho người ra đi thêm lưu luyến , cứ vang lên như mộtniềm khắc khoải khôn nguôi . Không chỉ đưa ra những câu hỏi, người Việt Bắc cònnhắc lại khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó thiết tha . Mới đọc ta bắt gặp tứ thơquen thuộc từ ca dao tình yêu nam nữ kiểu như : Mình về có nhớ ta chăng , Ta về tanhớhàm răng mình cười ... trong đó người tình chỉ nhắc đến kỉ niệm mười lăm năm ấy. Nhưng đến cặp lục bát tiếp theo thì nó không còn là tình yêu nữa mà được thay thếbằng tình yêu thương gắn bó với với mảnh đất quê hương Vịêt Bắc . Nhớ núi, nhớrừng thực chất là nhớ ngọn nguồn của cách mạng . Bốn câu thơ đầu tạo thành hai câu hỏi rất khéo mà mỗi câu hỏi về một khíacạnh khác nhau : thời gian và không gian gói gọn một thời cách mạng, một vùng cáchmạng . Trước tâm trạng, nỗi niềm bộc bạch của kẻ ở, người đi im lặng lắng nghe : Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Người ra đi im lặng là để tri âm, để tiếng ai từ từ ngân vang lắng sâu vào hồnmình cho thật vẹn tròn, đầy đủ . Lặng im nhưng vẫn không kém phần mãnh liệt .Người ở lại nói thiết tha, người đi nghe thiết tha, sự hô ứng ngôn từ này tạo sự đồngvọng trong lòng người . Nhịp thơ lục bát đang đều đặn, nhịp nhàng đến đây như cũngvì chút bối rối ấy trong lòng người mà thay đổi : Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay . Trong thời khắc chia tay sau một khoảng thời gian dài gắn bó, có biết baonhiêu kỉ niệm ngọt bùi, sâu nặng, có nhiều điều để nói nhưng khong thể nói đủ, nóitrọn vẹn cùng nhau . Vì thế lòng người cũng bâng khuâng, bước chân cũng bồn chồn,và mặc dù người đi không trực tiếp trả lời câu hỏi của người ở lại nhưng hình ảnh áochàm và hành động cầm tay nhau im lặng đó trả lời thay tất cả, nó chất chứa cả bề sâucảm xúc của cả người đi và kẻ ở . Bao trùm lên tất cả trong tâm trạng của kẻ ở và người đi là nỗi nhớ da diếtmêng mang với nhiều sắc thái khác nhau . Người ở lại băn khoăn tự hỏi về lòng thuỷchung son sắt của người ra đi thì ngược lại người ra đi khẳng định nghĩa tình mãikhông phai nhòa trong kí ức . Và cứ thếViệt Bắc hiện lên trong hoài niệm thật sinhđộng và cụ thể . Nhớ đến Việt Bắc là nhớ đến những tháng ngày gian khổ hi sinh : Mưa nguồnsuối lũ những mây cùng mù, khó khăn nhiều, gian khổ cũng lắm nhưng cán bộ và đồng bào đồng cam cộng khổ, cùng có mối thùsâu nặng với quân xâm lược : Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai . Đồng thờinhớ đến Việt Bắc cũng là nhớ đến những nghĩa tình đồng bào sâu nặng . Người vềkhiến núi rừng cũng trở nên trống vắng, ngẩn ngơ, các điệp từ mình về, mình đi đượcnhắc đi nhắc lại một cách tha thiết khiến cho không gian, thời gian Việt Bắc hiện ra từtrong khói sương của hoài niệm , của tâm trạng chất chứa nhớ nhung trở nên rõ nét vàrõ tình hơn .Đại từ “ai” phiếm chỉ được sử dụng để như hỏi vào sự trống vắng nay maicủa lòng mình . Với thủ pháp đối lập giữa một bên là lau xám với lòng son, giữa hắthiu và đậm đà , người ở nhấn mạnh sắc độ của nỗi nhớ . Người ở lại còn bày tở nõi loâu, dự cảm : Mình về mình lại nhớ mình . Ba chữ mình được dùng liên tiếp trong mộtdòng thơ làm cho ý thơ trở nên đa nghĩa một cách thú ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phân tích bài thơ Việt Bắc Văn mẫu 12 Nghị luận Văn học Văn phân tích Tác giả Tố HữuTài liệu có liên quan:
-
9 trang 3511 1 0
-
Nghị luận về câu nói: 'Hãy cho tôi một điểm tựa. Tôi sẽ nâng bổng cả Trái Đất lên'
3 trang 1277 0 0 -
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 808 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 785 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 776 0 0 -
5 trang 747 6 0
-
6 trang 628 0 0
-
Nghị luận về lối sống thụ động trong giới trẻ hiện nay
8 trang 520 0 0 -
2 trang 468 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 429 0 0