Danh mục tài liệu

Phân tích bài thơ Vội Vàng - Xuân Diệu

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 139.32 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ củaXuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm Xuân Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như vẫn còn ở lại. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu sau đây để cảm nhận rõ hơn về nhận định của Hoài Thanh dành cho Xuân Diệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích bài thơ Vội Vàng - Xuân Diệu PHÂN TÍCH BÀI THƠ VỘI VÀNG 1/ Yêu cầu chung: -Mở bài: nêu những nét khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu chủ đề mình muốnnói (vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từnggiây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ, của một hồnthơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt -Thân bài: phân tích bài thơ Vội vàng (đồng thời phải diễn giải, dẫn chứng chochủ đề là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây,từng phút của cuộc đời mình, nhất là những tháng năm của tuổi trẻ, của một hồn thơyêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt... -Kết bài: Kết luận bài thơ và đồng cảm với nhà thơ về quan niệm sống, tuổitrẻ... 2/ Bài văn tham khảo Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xétkhá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơcủa ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” . Đã hơn hai mươi năm XuânDiệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường nhưvẫn còn ở lại. Cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non trẻ của các thế hệ học sinh lạirung lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi gắm với đờitrong bài thơ Vội vàng, gắn với niềm khát khao giao cảm với đất trời, con người trànmê đắm của thi nhân, trong mùa xuân diệu kì!Làm thơ xuân vốn là một truyền thốngcủa thi ca Việt Nam, bao nét xuân đi vào thi ca đều mang một dấu ấn cảm xúc riêng.Đặc biệt, trong thơ lãng mạn Việt Nam 1932 – 1945, mùa xuân còn gắn với cái tôi cánhân cá thể giàu cảm xúc của các nhà thơ mới. Có thể kể đến một Hàn Mặc Tử với“khách xa gặp lúc mùa xuân chín…”, một Nguyễn Bính với “mùaxuân là cả một mùaxanh…”. Nhưng có lẽ Xuân Diệu chính là người đã đem vào trong cảm xúc mùa xuântất cả cái rạo rực đắm say của tình yêu. Vội vàng là lời tâm tình với mùa xuân của tráitim thơ tuổi hai mươi căng nhựa sống. Cái động thái bộc lộ đầy đủ nhất thần thái của Xuân Diệu có lẽ là vội vàng.Ngay từ hồi viết Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã thấy “Xuân Diệu say đắm tìnhyêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuốn quýt”. Cho nên, đặt cho bài thơ rấtđặc trưng của mình cái tên Vội vàng, hẳn đó phải là một cách tự bạch, tự họa củaXuân Diệu. Nó cho thấy thi sĩ rất hiểu mình. Thực ra, cái điệu sống vội vàng, cuốngquýt của Xuân Diệu bắt nguồn sâu xa từ ý thức về thời gian, về sự ngắn ngủi của kiếpngười, về cái chết như là một kết cục không tránh khỏi mai hậu. Sống là cả một hạnhphúc lớn lao diệu kỳ. Mà sống là phải tận hiến và tận hưởng! Đời người là ngắn ngủi,cần tranh thủ sống. Sống hết mình, sống đã đầy. Thế nên phải chớp lấy từng khoảnhkhắc, phải chạy đua với thời gian. Ý thức ấy luôn giục giã, gấp gáp. Bài thơ này đượcviết ra từ cảm niệm triết học ấy.Thông thường, yếu tố chính luận đi cùng thơ rất khónhuần nhuyễn. Nhất là lối thơ nghiêng về cảm xúc rất “ngại” đi cùng chính luận. Ấythế nhưng nhu cầu phô bày tư tưởng, nhu cầu lập thuyết lại không thể không dùng đếnchính luận. Thơ Xuân Diệu hiển nhiên là loại thơ xúc cảm. Nhưng đọc kỹ sẽ thấyrằng thơ Xuân Diệu cũng rất giàu chính luận. Nếu như cảm xúc làm nên cái nội dunghình ảnh, hình tượng sống động như mây trôi, nước chảy trên bề mặt của văn bản thơ,thì dường như yếu tố chính luận lại ẩn mình, lặn xuống bề sâu, làm nên cái tứ của thiphẩm. Cho nên mạch thơ luôn có được vẻ tự nhiên, nhuần nhị. Vội vàng cũng thế. Nólà một dòng cảm xúc dào dạt, bồng bột cuốn theo bao hình ảnh thi ca như gấm nhưthêu của cảnh sắc trần gian. Nhưng nó cũng là một bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày cả một quan niệmnhân sinh về lẽ sống vội vàng. Có lẽ không phải thơ đang minh họa cho triết học. Màđó chính là minh triết của một hồn thơ. Mục đích lập thuyết, dạng thức tuyên ngôn đãquyết định đến bố cục của Vội vàng. Thi phẩm khá dài nhưng tự nó hình thành haiphần khá rõ rệt. Cái cột mốc ranh giới giữa hai phần đặt vào ba chữ “Ta muốn ôm”.Phần trên nghiêng về luận giải cái lí do vì sao cần sống vội vàng. Phần dưới là bộc lộcái hành động vội vàng ấy. Nói một cách vui vẻ: trên là lý thuyết, dưới là thực hành! Điều rất dễ thấy là thi sĩ chọn cách xưng hô cho từng phần. Ở trên, xưng “tôi”,lập thuyết đối thoại với đồng loại. Ở dưới, xưng “ta”, đối diện với sự sống. Phần luậnlí có xu hướng cắt xẻ bài thơ. Nhưng hơi thơ bồng bột, giọng thơ dào dạt, sôi nổi đãxóa mọi cách ngăn, khiến thi phẩm vẫn luôn là một chỉnh thể sống động, tươi tắn vàtruyền cảm. Mở đầu bài thơ là một khổ ngũ ngôn thể hiện một ước muốn kì lạ của thisĩ. Ấy là cái ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên – một ước muốn không thể: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió”, thật là những ham muốn kỳ dị, chỉ có ở thisĩ. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao có thể vĩnh viễn hóa được những thứvốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta mộtlòng yêu bồng bột vô bờ đối với cái thế giới thắm sắc đượm hương này. Thế giới nàyđược Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trênmặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhấtcủa một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuântình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong Vội vàng vừa như một mảnh vườntình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyếnrũ, lại vừa như một người tình đầy đắm say. Xuân Diệu cũng hưởng thụ theo một cáchriêng. Ấy là hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình. Yêu thiên nhiên mà thựcchất là tình tự với thiên nhiên. Hãy xem cách diễn tả vồ vập về thiên nhiên ở thì xuânsắc, một thiên nhiên rạo rực xuân tình: Của ong bướm này đây tuần tháng ...