Danh mục tài liệu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 733.60 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là giúp các doanh nghiệp bất động sản nâng cao được khả năng trả nợ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 35 doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn 2011-2015.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 8, Số 1S, 2018 87–102 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HOSE) Nguyễn Văn Thépa*, Tạ Quang Dũnga Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: nvthep@ctu.edu.vn a Lịch sử bài báo Nhận ngày 01 tháng 06 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 30 tháng 06 năm 2017 | Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 07 năm 2017 Tóm tắt Mục tiêu chính của nghiên cứu này là giúp các doanh nghiệp bất động sản nâng cao được khả năng trả nợ. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là số liệu dạng bảng được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của 35 doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn 2011-2015. Để giúp các doanh nghiệp bất động sản nâng cao được khả năng trả nợ, tác giả tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Theo đó, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) là phù hợp khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Trong đó, các yếu tố tỷ số sinh lời tài sản (ROA) và số vòng quay tài sản (SOA) có tác động cùng chiều với khả năng trả nợ, trong khi tỷ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ số nợ trên tài sản (DOA), và lạm phát (CPI) có tác động nghịch chiều. Từ khóa: Doanh nghiệp bất động sản; Khả năng trả nợ; Lạm phát; Vốn chủ sở hữu. Mã số định danh bài báo: http://tckh.dlu.edu.vn/index.php/tckhdhdl/article/view/452 Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2018 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 4.0 87 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ] ANALYSIS OF FACTORS AFFECTING THE REPAYMENT CAPACITY OF REAL-ESTATE BUSINESSES LISTED ON HOCHIMINH STOCK EXCHANGE (HOSE) Nguyen Van Thepa*, Ta Quang Dunga a The College of Economics, Cantho University, Cantho, Vietnam * Corresponding author: Email: nvthep@ctu.edu.vn Article history Received: June 01st, 2017 Received in revised form: June 30th, 2017 | Accepted: July 25th, 2017 Abstract The study aims to help real-estate businesses improve their repayment capacity. This study utilized panel data of real-estate businesses listed on the Hochiminh Stock Exchange (HOSE) in the period of 2011-2015. To help these businesses improve the repayment capacity, the author analyzed the factors that affect repayment capacity. Accordingly, the random effects model (REM) is appropriate to analyze the factors that affect the repayment capacity of realestate businesses listed on the HOSE. In particular, factors such as return on assets (ROA) and asset turnover (SOA) have positive impacts on the repayment capacity, while return on equity (ROE), debt on assets ratio (DOA), and inflation (CPI) have negative impacts. Keywords: Equity; Inflation; Real estate businesses; Repayment capacity. Article identifier: http://tckh.dlu.edu.vn/index.php/tckhdhdl/article/view/452 Article type: (peer-reviewed) Full-length research article Copyright © 2018 The author(s). Licensing: This article is licensed under a CC BY-NC-ND 4.0 88 Nguyễn Văn Thép và Tạ Quang Dũng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ thành công, Việt Nam bước vào giai đoạn xây dựng, kiến thiết và phát triển đất nước. Ở thời kỳ đầu, cả nước thực hiện theo chế độ bao cấp, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Do vậy, ở thời kỳ này, thị trường bất động sản không có cơ hội phát triển. Một số bất động sản có thể mua bán nhưng chủ yếu là mua bán trao tay không thông qua nhà nước. Các sàn giao dịch chưa hình thành, các quy định pháp luật, các chế tài chưa đầy đủ hoặc chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, sau khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, thị trường bất động sản đã hình thành và phát triển một cách nhanh chóng. Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, mức sống của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng, cộng với việc gia tăng dân số và quá trình đô thị hóa, đã dẫn đến nhu cầu giao dịch bất động sản tăng theo. Nhu cầu giao dịch ngày càng đa dạng, phong phú của các tầng lớp dân cư chỉ có thể được đáp ứng bằng các giao dịch trên thị trường bất động sản (BĐS) thông qua các tổ chức trung gian, môi giới, tư vấn.....Chính vì vậy sự hình thành và phát triển của thị trường BĐS là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch về BĐS ngày càng tăng của các tầng lớp dân cư. Từ khi hình thành và phát triển, thị trường bất động sản đã cho thấy được vai trò cũng như sức ảnh hưởng của mình. Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có vị trí và vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Nó có mối liên hệ mật thiết với các thị trường khác như: Thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường vật liệu xây dựng. Việc quản ...

Tài liệu có liên quan: