Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 401.96 KB
Lượt xem: 31
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực lĩnh vực kinh doanh quốc tế" phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô liên quan đến định hướng, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế; cán cân thương mại, cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài; và vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực, một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh quốc tế nói riêng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực lĩnh vực kinh doanh quốc tế PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU NHÂN LỰC LĨNH VỰC KINH DOANH QUỐC TẾ TS. Lương Công Nguyên Khoa Quản trị, Trường Đại Học Luật Tp. HCM Tóm tắt Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn thế giới ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thay đổi cơ bản quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm thông qua chuỗi giá trị toàn cầu và hoạt động kinh doanh quốc tế. Kinh doanh quốc tế là một trong những lĩnh vực quan trọng tác động và làm thay đổi trình độ phát triển kinh tế cũng như vị thế của mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu thông qua việc nhận thức, hành động hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia và từng bước tạo dựng, gia tăng vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô liên quan đến định hướng, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế; cán cân thương mại, cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài; và vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực, một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh quốc tế nói riêng. Từ khóa: Kinh doanh quốc tế, cán cân thương mại, cán cân FDI, chuỗi giá trị toàn cầu, nguồn nhân lực. 1. Tổng quan về kinh doanh quốc tế 1.1. Khái niệm Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, khu vực nhằm thỏa mãn các mục tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hội. Các chủ thể kinh tế hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế quốc tế dưới nhiều hình thức: đầu tư, sản xuất, mua bán, trao đổi, cung ứng dịch vụ logistics, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… nhằm mục đích sinh lời hoặc đạt được các mục tiêu khác. Do đó, hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động thương mại, là các hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế, hay có thể nói kinh doanh quốc tế bao hàm thương mại quốc tế. 1.2. Các hình thức kinh doanh quốc tế 93 Kinh doanh quốc tế gồm nhiều lĩnh vực rộng hơn so với thương mại quốc tế. Kinh doanh quốc tế bao gồm không chỉ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, mà còn một loạt các hình thức hoạt động khác diễn ra xuyên biên giới quốc gia. Kinh doanh quốc tế có thể hình thành từ 5 hoạt động cơ bản sau: 1.2.1. Xuất nhập khẩu Nhập khẩu: Hàng hóa, dịch vụ được quốc gia này mua từ quốc gia khác. Xuất khẩu: Hàng hóa, dịch vụ ở quốc gia này bán cho một quốc gia khác. Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản nhất và lớn nhất, cũng là cách dễ dàng nhất để một công ty phát triển, mở rộng thị trường ra nước ngoài. 1.2.2. Cấp phép Cấp phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ là một trong những cách để phát triển doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế. Giấy phép là thỏa thuận giữa một công ty, được gọi là bên cấp phép, cho phép một công ty khác sử dụng tài sản trí tuệ như tên thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, công nghệ và nhãn hiệu trong một khoảng thời gian nhất định để thực hiện kinh doanh và trả tiền bản quyền hoặc các khoản lợi nhuận cho bên cấp phép. 1.2.3. Nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là hình thức một công ty (bên nhượng quyền) trao cho các công ty khác (bên nhận quyền) quyền kinh doanh bằng cách sử dụng tên và sản phẩm của bên nhượng quyền theo cách thức quy định. Nhượng quyền thương mại khác với cấp phép là bên nhận quyền phải tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ hơn, ngoài ra, cấp phép thường dành cho các nhà sản xuất và nhượng quyền thương mại phổ biến hơn trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ. 1.2.4. Đối tác chiến lược và liên doanh Quan hệ đối tác hoặc liên minh chiến lược là một khía cạnh tích cực của sự hợp tác cùng có lợi của hai hoặc nhiều công ty từ các quốc gia khác nhau. Liên doanh là một loại liên minh chiến lược đặc biệt, trong đó các đối tác từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau thành lập một công ty để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sự hợp tác giữa các công ty cho phép cùng chia sẻ chi phí sản xuất, công nghệ, phát triển và mạng lưới bán hàng. Các nguồn lực được kết hợp vì lợi ích chung, đặt công ty vào vị thế có lợi cho cả hai bên. 1.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 94 FDI là hình thức này doanh nghiệp tạo lập sự hiện diện ở thị trường nước ngoài bằng cách đầu tư vốn và giành quyền sở hữu một công ty, chi nhánh hoặc một cơ sở nào đó ở nước ngoài. Các công ty đang thực hiện FDI được hưởng lợi từ chi phí lao động rẻ hơn, miễn thuế và các đặc quyền khác ở nước ngoài. Nước chủ nhà nhận đầu tư sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực lĩnh vực kinh doanh quốc tế PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU NHÂN LỰC LĨNH VỰC KINH DOANH QUỐC TẾ TS. Lương Công Nguyên Khoa Quản trị, Trường Đại Học Luật Tp. HCM Tóm tắt Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn thế giới ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thay đổi cơ bản quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm thông qua chuỗi giá trị toàn cầu và hoạt động kinh doanh quốc tế. Kinh doanh quốc tế là một trong những lĩnh vực quan trọng tác động và làm thay đổi trình độ phát triển kinh tế cũng như vị thế của mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu thông qua việc nhận thức, hành động hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia và từng bước tạo dựng, gia tăng vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết phân tích các yếu tố môi trường vĩ mô liên quan đến định hướng, hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế; cán cân thương mại, cán cân đầu tư trực tiếp nước ngoài; và vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu ảnh hưởng đến nhu cầu nhân lực, một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh quốc tế nói riêng. Từ khóa: Kinh doanh quốc tế, cán cân thương mại, cán cân FDI, chuỗi giá trị toàn cầu, nguồn nhân lực. 1. Tổng quan về kinh doanh quốc tế 1.1. Khái niệm Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, khu vực nhằm thỏa mãn các mục tiêu của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế xã hội. Các chủ thể kinh tế hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế quốc tế dưới nhiều hình thức: đầu tư, sản xuất, mua bán, trao đổi, cung ứng dịch vụ logistics, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm… nhằm mục đích sinh lời hoặc đạt được các mục tiêu khác. Do đó, hoạt động kinh doanh bao gồm hoạt động thương mại, là các hoạt động mua bán hàng hóa dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế, hay có thể nói kinh doanh quốc tế bao hàm thương mại quốc tế. 1.2. Các hình thức kinh doanh quốc tế 93 Kinh doanh quốc tế gồm nhiều lĩnh vực rộng hơn so với thương mại quốc tế. Kinh doanh quốc tế bao gồm không chỉ hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, mà còn một loạt các hình thức hoạt động khác diễn ra xuyên biên giới quốc gia. Kinh doanh quốc tế có thể hình thành từ 5 hoạt động cơ bản sau: 1.2.1. Xuất nhập khẩu Nhập khẩu: Hàng hóa, dịch vụ được quốc gia này mua từ quốc gia khác. Xuất khẩu: Hàng hóa, dịch vụ ở quốc gia này bán cho một quốc gia khác. Xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ là hoạt động kinh doanh quốc tế cơ bản nhất và lớn nhất, cũng là cách dễ dàng nhất để một công ty phát triển, mở rộng thị trường ra nước ngoài. 1.2.2. Cấp phép Cấp phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ là một trong những cách để phát triển doanh nghiệp trên phạm vi quốc tế. Giấy phép là thỏa thuận giữa một công ty, được gọi là bên cấp phép, cho phép một công ty khác sử dụng tài sản trí tuệ như tên thương hiệu, bản quyền, bằng sáng chế, công nghệ và nhãn hiệu trong một khoảng thời gian nhất định để thực hiện kinh doanh và trả tiền bản quyền hoặc các khoản lợi nhuận cho bên cấp phép. 1.2.3. Nhượng quyền thương mại Nhượng quyền thương mại là hình thức một công ty (bên nhượng quyền) trao cho các công ty khác (bên nhận quyền) quyền kinh doanh bằng cách sử dụng tên và sản phẩm của bên nhượng quyền theo cách thức quy định. Nhượng quyền thương mại khác với cấp phép là bên nhận quyền phải tuân thủ các nguyên tắc chặt chẽ hơn, ngoài ra, cấp phép thường dành cho các nhà sản xuất và nhượng quyền thương mại phổ biến hơn trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn và dịch vụ. 1.2.4. Đối tác chiến lược và liên doanh Quan hệ đối tác hoặc liên minh chiến lược là một khía cạnh tích cực của sự hợp tác cùng có lợi của hai hoặc nhiều công ty từ các quốc gia khác nhau. Liên doanh là một loại liên minh chiến lược đặc biệt, trong đó các đối tác từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau thành lập một công ty để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Sự hợp tác giữa các công ty cho phép cùng chia sẻ chi phí sản xuất, công nghệ, phát triển và mạng lưới bán hàng. Các nguồn lực được kết hợp vì lợi ích chung, đặt công ty vào vị thế có lợi cho cả hai bên. 1.2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 94 FDI là hình thức này doanh nghiệp tạo lập sự hiện diện ở thị trường nước ngoài bằng cách đầu tư vốn và giành quyền sở hữu một công ty, chi nhánh hoặc một cơ sở nào đó ở nước ngoài. Các công ty đang thực hiện FDI được hưởng lợi từ chi phí lao động rẻ hơn, miễn thuế và các đặc quyền khác ở nước ngoài. Nước chủ nhà nhận đầu tư sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh doanh quốc tế Nhu cầu nhân lực Môi trường vĩ mô Cán cân thương mại Cán cân FDI Chuỗi giá trị toàn cầu Hình thức kinh doanh quốc tế Thương mại quốc tếTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2): Phần 1
257 trang 432 6 0 -
4 trang 375 0 0
-
54 trang 338 0 0
-
71 trang 245 1 0
-
Một số điều luật về Thương mại
52 trang 227 0 0 -
Giáo trình Quản trị xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS. TS Đoàn Thị Hồng Vân
288 trang 218 0 0 -
46 trang 208 0 0
-
Báo cáo: Dự án đầu tư xây dựng bãi đỗ xe và showroom ô tô
38 trang 187 0 0 -
14 trang 186 0 0
-
Một số hạn chế trong chính sách thuế
3 trang 181 0 0