
Phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo ở đồng bằng Sông Cửu Long
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo ở đồng bằng Sông Cửu Long TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP Tập 2(1) - 2018 ISSN 2588-1256 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Công Kha Trường Đại học An Giang Liên hệ email: tckha@agu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu này sử dụng mô hình Binary Logistic để phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong đó, dữ liệu nghiên cứu gồm 1.905 hộ lấy từ bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố tác động mạnh đến nghèo của hộ gia đình ở ĐBSCL là: tỷ lệ phụ thuộc của hộ, quy mô hộ, diện tích đất sản xuất của hộ, học vấn của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, chủ hộ tham gia các tổ chức xã hội, dân tộc của chủ hộ và việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của chủ hộ. Dựa vào kết quả tác giả gợi ý chính sách giảm nghèo cho vùng nghiên cứu. Từ khoá: Binary logistic, Đồng bằng Sông Cửu Long, nghèo, yếu tố tác động. Nhận bài: 13/08/2017 Hoàn thành phản biện: 30/10/2017 Chấp nhận bài: 15/11/2017 1. MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia đạt được nhiều thành công trong công cuộc Đổi mới. Chỉ trong vòng 25 năm phát triển, từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD/năm (1986) Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp với thu nhập đầu người trên 2.000 USD/năm vào năm 2014 (WB, 2015). Nhìn lại nhiều mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) của nước ta đã đạt và vượt nhưng vấn đề giảm nghèo lại còn nhiều thách thức và diễn biến phức tạp. Trong thập kỷ qua, hàng chục triệu hộ gia đình đã thoát nghèo nhưng vẫn còn không ít hộ trong số đó có thu nhập sát chuẩn nghèo và rất dễ tái nghèo (WB, 2012). Trong khi đó, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được cho là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và đối ngoại, đồng thời có nhiều tiềm năng và điều kiện phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Ánh, 2012) nhưng lại là một trong những vùng có tỷ lệ nghèo cao (7,9%) đứng sau vùng Trung du miền núi phía Bắc (18,4%) và vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (11,8%) (GSO, 2014). Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (2004) nhận định rằng vùng ĐBSCL là nơi cần nhiều sự hỗ trợ hơn vì tỷ lệ nghèo cao và ít được thu hút tập trung các nhà tài trợ so với khu vực khác ở Việt Nam. Hướng đến mục tiêu phát triển đất nước bền vững, nhiều nghiên cứu trong nước đã chỉ ra thực trạng nghèo nhưng việc nghiên cứu lượng hoá các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về tình trạng nghèo như Madajewicz (1999), Van De Walle và Gunewardena (2001), Minot và cs. (2004), Khandker (2009) và Baker (2000) đã chỉ ra các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo gồm nghề nghiệp, tình trạng việc làm, trình độ học vấn, giới tính chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ người phụ 477 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(1) - 2018 thuộc, quy mô diện tích đất của hộ, quy mô vay vốn từ định chế chính thức, khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và số lao động di cư bằng các mô hình kinh tế lượng thông dụng. Vì vậy, việc ứng dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng nghèo có tầm quan trọng thể hiện tính mới trong nghiên cứu và xác định mức độ tác động của từng yếu tố. Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ lựa chọn các yếu tố tác động đến tình trang nghèo ở vùng ĐBSCL phù hợp và ứng dụng mô hình Binary Logistic để phân tích nhằm gợi ý các chính sách giảm nghèo cho vùng. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 2.1.1. Khái niệm về nghèo Khái niệm về nghèo được đưa ra từ rất lâu bởi những nhà Kinh tế học hiện đại như Adam Smith (1776), Sen (1999) cho rằng nghèo có những điểm chung như người nghèo không có khả năng mua những hàng hoá thiết yếu đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của cuộc sống, hay khác hơn để tồn tại, con người cần có những nhu cầu vật chất và tinh thần tối thiểu, nếu dưới mức tối thiểu này, con người sẽ bị coi là đang sống trong nghèo nàn. Các khái niệm phát triển hoàn thiện trong nhiều thập kỷ qua và theo Ngân hàng Thế giới (2000) đưa ra khái niệm đầy đủ hơn chỉ ra những người không có đủ thu nhập để đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của con người về dịch vụ y tế, nhà cửa, quần áo và giáo dục theo tiêu chuẩn chung của cuộc sống được cho là nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường tiếp cận khái niệm nghèo ở mức độ hộ gia đình thay vì ở mức độ cá nhân (Duncan, 1984). Những nhu cầu tối thiểu còn được chỉ ra cụ thể chẳng hạn như thu nhập kém, trình độ thấp, sức khoẻ kém, mất an ninh, thiếu tự tin hoặc không có quyền tự do ngôn luận thì cho là nghèo (Khandker, 2009). Bên cạnh đó, các lý thuyết về nghèo được hình thành và thừa nhận, theo Rank (2001) có thể nhóm lại thành ba nhóm chính gồm: yếu tố cá nhân, yếu tố văn hoá, khu vực địa lý và yếu tố cấu trúc xã hội. 2.1.2. Các mô hình nghiên cứu về các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Yếu tố nghèo Đồng bằng Sông Cửu Long Mô hình Binary Logistic Tình trạng nghèo Hộ gia đìnhTài liệu có liên quan:
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Hiệp Đức
6 trang 365 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Mai Anh Tuấn, Thanh Hóa
10 trang 160 0 0 -
Báo cáo thực tập: Đánh giá các hệ thống canh tác chính ở đồng bằng sông Cửu Long
20 trang 145 0 0 -
8 trang 143 0 0
-
2 trang 123 1 0
-
4 trang 91 0 0
-
6 trang 81 0 0
-
157 trang 52 0 0
-
Hiện trạng đời sống văn học đồng bằng sông Cửu Long (từ năm 2000 đến nay) - Nguyễn Văn Kha
237 trang 50 1 0 -
Phát triển tài nguyên môi trường đồng bằng sông Cửu Long: Phần 1
196 trang 46 0 0 -
Một số món ngon đặc sản của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
9 trang 44 0 0 -
Quyết định số 417/QĐ-TTg năm 2019
34 trang 43 0 0 -
Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ trồng ớt vùng Đồng bằng sông Cửu Long
9 trang 42 0 0 -
13 trang 39 0 0
-
18 trang 39 0 0
-
27 trang 39 0 0
-
1 trang 35 0 0
-
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sinh kế người dân Đồng bằng Sông Cửu Long
9 trang 33 0 0 -
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
5 trang 32 0 0 -
Sử dụng tài nguyên nước hợp lý tại ĐBSCL - Vấn đề và giải pháp
80 trang 31 0 0