Danh mục tài liệu

Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 651.19 KB      Lượt xem: 42      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tổng hợp và phân tích kết quả điều tra thống kê năm 2019-2020 về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của các cơ sở xạ trị ở Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020, đồng thời đánh giá tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế (ARUR) của Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ DOI: 10.31276/VJST.63(6).68-72 Phân tích cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực công nghệ xạ trị ở Việt Nam Hoàng Anh Tuấn*, Đinh Văn Chiến Cục Năng lượng nguyên tử Ngày nhận bài 5/2/2021; ngày chuyển phản biện 8/2/2021; ngày nhận phản biện 16/3/2021; ngày chấp nhận đăng 1/4/2021 Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, các tác giả tổng hợp và phân tích kết quả điều tra thống kê năm 2019-2020 về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của các cơ sở xạ trị ở Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế đến năm 2020, đồng thời đánh giá tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế (ARUR) của Việt Nam. Kết quả điều tra thống kê đã được phân tích để thảo luận về phân bố địa lý và đánh giá các tỷ số đặc trưng PT/ LINAC, PT/RO, PT/ROMP, PT/RTT của các cơ sở xạ trị trong ứng dụng công nghệ xạ trị LINAC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy Việt Nam chưa đạt mục tiêu quy hoạch đến năm 2020, nhưng đã đạt nhiều thành tựu về phát triển mạng lưới cơ sở xạ trị trong toàn quốc và đầu tư thiết bị xạ trị LINAC đạt mức 0,73 thiết bị LINAC/triệu dân; tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế bằng LINAC đạt 20% với việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến như IMRT, VMAT, IGRT, SRS, SBRT và đầu tư thiết bị mô phỏng CT, MRI, PET/CT. Tổng số bác sỹ, nhân viên y vật lý, kỹ thuật viên xạ trị trong toàn quốc tương ứng là 318, 151 và 356 người. Các cơ sở xạ trị và đội ngũ chuyên gia chủ yếu tập trung ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 67% thiết bị LINAC đáp ứng 80% số bệnh nhân xạ trị LINAC hàng năm. Một mô hình dự báo nhu cầu xạ trị đã được đề xuất và áp dụng để xác định số lượng thiết bị LINAC, nguồn nhân lực kỳ vọng cần thiết cho giai đoạn 2020-2040 nhằm đạt tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế 25-35% số bệnh nhân mắc ung thư mới hàng năm. Theo đó, số lượng thiết bị LINAC kỳ vọng cần thiết đến năm 2030 và năm 2040 tương ứng đạt tỷ lệ 1,1 LINAC/triệu dân và 1,7 LINAC/triệu dân, nhu cầu nguồn nhân lực RO, ROMP, RTT được dự báo sẽ tăng tương ứng tối thiểu 12, 34 và 67% từ năm 2021 đến năm 2030 và 71% cho giai đoạn 2031-2040. Từ khóa: cơ sở hạ tầng, dự báo nhu cầu, LINAC, nguồn nhân lực, quy hoạch, tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế, xạ trị. Chỉ số phân loại: 2.11 Đặt vấn đề số bệnh nhân và số lượng nhân viên y vật lý xạ trị (PT/ROMP), tỷ số giữa số bệnh nhân và số lượng kỹ thuật viên xạ trị (PT/RTT). Theo số liệu thống kê của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc Đây là các tỷ số được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực ứng dụng tế (IARC), số ca mắc ung thư mới của Việt Nam năm 2020 là công nghệ xạ trị trên thế giới và thường được sử dụng để đánh giá 183.000 người và với xu hướng ngày càng tăng trong giai đoạn đến mức độ hợp lý trong mối quan hệ giữa số lượng bệnh nhân được 2040 [1]. Quy hoạch chi tiết phát triển, ứng dụng bức xạ trong y tế điều trị hàng năm và nguồn nhân lực của các cơ sở xạ trị hoặc của đến năm 2020 được ban hành theo Quyết định số 1958/QĐ-TTg một quốc gia. Số liệu điều tra thống kê của Việt Nam và của các cơ ngày 04/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ (Quy hoạch chi tiết) đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020: thành lập và hoàn thiện mạng lưới quan chuyên môn quốc tế sẽ được sử dụng làm cơ sở xây dựng mô các cơ sở y tế ứng dụng bức xạ trong khám, chữa bệnh, đào tạo và hình dự báo nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực xạ nghiên cứu khoa học, với các mục tiêu cụ thể là: 80% tỉnh, thành trị, góp phần xây dựng quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến phố trực thuộc Trung ương có cơ sở y học hạt nhân và cơ sở ung năm 2050 theo Nghị định số 41/2019/NĐ-CP ngày 15/5/2019 của bướu có thiết bị xạ trị; toàn quốc đạt tỷ lệ ít nhất 01 thiết bị xạ trị Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công và 01 thiết bị xạ hình trên 01 triệu dân… Để đánh giá kết quả đạt bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng được so với mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch chi tiết trong lĩnh dụng năng lượng nguyên tử. vực xạ trị, đồng thời đánh giá nhu cầu phát triển trong giai đoạn Đối tượng và phương pháp nghiên cứu sau 2020, chúng tôi đã tiến hành điều tra thống kê về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của các cơ sở xạ trị trong toàn quốc. Ngoài ra, Tiến hành điều tra thống kê về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực kết quả điều tra thống kê sẽ được sử dụng làm cơ sở để thảo luận của các cơ sở xạ trị trong toàn quốc. Tổng hợp và phân tích số liệu về phân bố địa lý, đánh giá và so sánh các tỷ số đặc trưng trong ứng điều tra thống kê để đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch dụng công nghệ xạ trị ở Việt Nam. Các tỷ số đặc trưng [2, 3] bao đến năm 2020, xác định tỷ lệ sử dụng xạ trị thực tế ở Việt Nam, gồm tỷ số giữa số bệnh nhân và số thiết bị LINAC (PT/LINAC), tỷ thảo luận về phân bố địa lý và các tỷ số đặc trưng PT/LINAC, PT/ số giữa số bệnh nhân và số lượng bác sỹ xạ trị (PT/RO), tỷ số giữa RO, PT/ROMP, PT/RTT đối với các cơ sở ứng dụng công nghệ xạ * Tác giả liên hệ: Email: hatuan@most.gov.vn 63(6) 6.2021 68 ...

Tài liệu có liên quan: