Phân tích diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2010-2016 làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao diện tích và chất lượng rừng tỉnh Quảng Bình
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 248.30 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm diễn biến và nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và các giải pháp để nâng cao diện tích và chất lượng rừng ở tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng diện tích rừng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010-2016 giảm hơn 25.000 ha. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng được xác định bao gồm: chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng kinh tế; xâm lấn đất rừng tự nhiên để sản xuất nông nghiệp với các loài cây trồng chính chủ yếu là sắn, ngô; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang xây dựng hồ thủy lợi, giao thông; khai thác rừng; cháy rừng; đốt nương làm rẫy; đô thị hóa và thiên tai. Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao diện tích và chất lượng rừng bao gồm: quản lý bảo vệ rừng; cải thiện sinh kế hộ gia đình, cá nhân; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; phát triển rừng trồng kinh tế; thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2010-2016 làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao diện tích và chất lượng rừng tỉnh Quảng Bình Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH Ninh Thị Hiền1, Lã Nguyên Khang2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm diễn biến và nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và các giải pháp để nâng cao diện tích và chất lượng rừng ở tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2016 diện tích rừng mất đi là 85.461,02 ha, diện tích rừng trồng mới và diện tích rừng tự nhiên phục hồi là hơn 58.000 ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 giảm hơn 25.000 ha. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng được xác định bao gồm: chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng kinh tế (Keo, Cao su); xâm lấn đất rừng tự nhiên để sản xuất nông nghiệp với các loài cây trồng chính chủ yếu là Sắn, Ngô; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang xây dựng hồ thủy lợi, giao thông; khai thác rừng (trái phép và theo kế hoạch của Nhà nước); cháy rừng; đốt nương làm rẫy; đô thị hóa và thiên tai. Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao diện tích và chất lượng rừng bao gồm: quản lý bảo vệ rừng; cải thiện sinh kế hộ gia đình, cá nhân; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; phát triển rừng trồng kinh tế; thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Từ khóa: Diễn biến tài nguyên rừng, mất rừng, suy thoái rừng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 806.527 ha, dân số năm 2016 có 872.925 người (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2017). Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp là: 647.794,61 ha; trong đó diện tích có rừng là 539.990,69 ha; diện tích chưa có rừng là 107.803,92 ha (Quyết định số 3723/QĐUBND ngày 21/11/2016). Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên phạm vi 134 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Quảng Bình. Đây được xác định là nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và phát triển nhất là trong bối cảnh rừng đang bị suy giảm như hiện nay. Trước bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), lâm nghiệp là một trong những ngành có vai trò lớn trong việc ngăn chặn và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH. Vai trò của rừng đã được nghiên cứu và chứng minh rất rõ ràng trong các nghiên cứu và thực tế, chính vì vậy cần phải có những giải pháp để bảo vệ diện tích rừng hiện có và phát triển diện tích rừng đã bị suy giảm cho thế hệ tương lai. Việc theo dõi diễn biến rừng là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo mốc thời gian năm 2010 – 2016. - Các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng. - Giải pháp quản lý bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Diễn biến rừng tỉnh Quảng Bình được phân tích trong giai đoạn 2010 - 2016. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Bao gồm: phương pháp xây dựng khung logic để xác định vấn đề cần giải quyết trong quá trình thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp; phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (phỏng vấn, thảo luận nhóm, khảo sát thực tế các khu rừng ngoài hiện trường, phương pháp chuyên gia). Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin đối với các bên liên quan, bao gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm, UBND và Kiểm lâm các cấp, cán bộ Phòng NN&PTNT... các hộ gia TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2018 159 Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường đình, các cá nhân, có liên quan ở các huyện có rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh để thu thập các thông tin về lịch sử thay đổi sử dụng đất, thay đổi độ che phủ rừng và các nguyên nhân làm tăng diện tích rừng và mất rừng ở mỗi địa phương. Nghiên cứu đã sử dụng các loại bản đồ hiện trạng rừng ở các mốc thời gian khác nhau trong quá khứ (năm 2010 và 2016), bản đồ hiện trạng và quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông… Trong đó bản đồ chính được sử dụng để phân tích diễn biến tài nguyên rừng là bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Quảng Bình năm 2010 - 2016. Diễn biến rừng ở Quảng Bình được phân tích trong giai đoạn 2010 - 2016. Do ở các thời kỳ khau có sự khác nhau về phân loại rừng và đất lâm nghiệp, cụ thể từ năm 2010 trở về trước hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp được phân loại theo QPN6-84; từ năm 2010 đế nay hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp được phân loại theo Thông tư 34/2009/TT-BNN. Do vậy, để có thể chồng xếp các lớp bản đồ hiện trạng rừng ở các thời kỳ khác nhau nhằm phân tích diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chúng tôi tiến hành chuẩn hóa thang phân loại hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp. Trong bài báo này chúng tôi đã chuẩn hóa hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ở hai thời điểm năm 2010 và 2016 về 17 mã trạng thái bao gồm: 1 - Rừng giàu, 2 - Rừng trung bình, 3 - Rừng nghèo, 4 Phục hồi, 5 - Rừng khộp, 6 - Rừng tre nứa, 7 Hỗn giao tre nứa, 8 - Rừng lá kim, 9 - Hỗn giao lá rộng và lá kim, 10 - Rừng ngập mặn, 11 Rừng trên núi đá, 12 - Rừng trồng, 13 - Núi đá, 14 - Đất trống, 15 - Mặt nước, 16 - Dân cư và 17- Đất khác). Sử dụng các công cụ ArcGIS 9.3 và MapInfo 10.0 để chồng xếp các lớp bản đồ nhằm xác định biến động tài nguyên rừng trong giai đoạn 2010 - 2016. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 Kết quả ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích diễn biến tài nguyên rừng giai đoạn 2010-2016 làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao diện tích và chất lượng rừng tỉnh Quảng Bình Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DIỆN TÍCH VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TỈNH QUẢNG BÌNH Ninh Thị Hiền1, Lã Nguyên Khang2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về đặc điểm diễn biến và nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và các giải pháp để nâng cao diện tích và chất lượng rừng ở tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2016 diện tích rừng mất đi là 85.461,02 ha, diện tích rừng trồng mới và diện tích rừng tự nhiên phục hồi là hơn 58.000 ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 giảm hơn 25.000 ha. Nghiên cứu cũng đã xác định được các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao diện tích, chất lượng rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng được xác định bao gồm: chuyển rừng tự nhiên sang rừng trồng kinh tế (Keo, Cao su); xâm lấn đất rừng tự nhiên để sản xuất nông nghiệp với các loài cây trồng chính chủ yếu là Sắn, Ngô; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang xây dựng hồ thủy lợi, giao thông; khai thác rừng (trái phép và theo kế hoạch của Nhà nước); cháy rừng; đốt nương làm rẫy; đô thị hóa và thiên tai. Các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao diện tích và chất lượng rừng bao gồm: quản lý bảo vệ rừng; cải thiện sinh kế hộ gia đình, cá nhân; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; phát triển rừng trồng kinh tế; thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Từ khóa: Diễn biến tài nguyên rừng, mất rừng, suy thoái rừng. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 806.527 ha, dân số năm 2016 có 872.925 người (Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, 2017). Tổng diện tích rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp là: 647.794,61 ha; trong đó diện tích có rừng là 539.990,69 ha; diện tích chưa có rừng là 107.803,92 ha (Quyết định số 3723/QĐUBND ngày 21/11/2016). Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố trên phạm vi 134 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, thành phố, thị xã của tỉnh Quảng Bình. Đây được xác định là nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và phát triển nhất là trong bối cảnh rừng đang bị suy giảm như hiện nay. Trước bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), lâm nghiệp là một trong những ngành có vai trò lớn trong việc ngăn chặn và giảm thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH. Vai trò của rừng đã được nghiên cứu và chứng minh rất rõ ràng trong các nghiên cứu và thực tế, chính vì vậy cần phải có những giải pháp để bảo vệ diện tích rừng hiện có và phát triển diện tích rừng đã bị suy giảm cho thế hệ tương lai. Việc theo dõi diễn biến rừng là cơ sở khoa học quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Diện tích rừng và đất lâm nghiệp theo mốc thời gian năm 2010 – 2016. - Các nguyên nhân mất rừng, suy thoái rừng. - Giải pháp quản lý bảo vệ rừng tỉnh Quảng Bình. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Diễn biến rừng tỉnh Quảng Bình được phân tích trong giai đoạn 2010 - 2016. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Bao gồm: phương pháp xây dựng khung logic để xác định vấn đề cần giải quyết trong quá trình thu thập và xử lý số liệu nghiên cứu; phương pháp thu thập số liệu thông tin thứ cấp; phương pháp thu thập thông tin sơ cấp (phỏng vấn, thảo luận nhóm, khảo sát thực tế các khu rừng ngoài hiện trường, phương pháp chuyên gia). Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin đối với các bên liên quan, bao gồm: Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm, UBND và Kiểm lâm các cấp, cán bộ Phòng NN&PTNT... các hộ gia TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 3 - 2018 159 Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường đình, các cá nhân, có liên quan ở các huyện có rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh để thu thập các thông tin về lịch sử thay đổi sử dụng đất, thay đổi độ che phủ rừng và các nguyên nhân làm tăng diện tích rừng và mất rừng ở mỗi địa phương. Nghiên cứu đã sử dụng các loại bản đồ hiện trạng rừng ở các mốc thời gian khác nhau trong quá khứ (năm 2010 và 2016), bản đồ hiện trạng và quy hoạch của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông… Trong đó bản đồ chính được sử dụng để phân tích diễn biến tài nguyên rừng là bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Quảng Bình năm 2010 - 2016. Diễn biến rừng ở Quảng Bình được phân tích trong giai đoạn 2010 - 2016. Do ở các thời kỳ khau có sự khác nhau về phân loại rừng và đất lâm nghiệp, cụ thể từ năm 2010 trở về trước hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp được phân loại theo QPN6-84; từ năm 2010 đế nay hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp được phân loại theo Thông tư 34/2009/TT-BNN. Do vậy, để có thể chồng xếp các lớp bản đồ hiện trạng rừng ở các thời kỳ khác nhau nhằm phân tích diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, chúng tôi tiến hành chuẩn hóa thang phân loại hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp. Trong bài báo này chúng tôi đã chuẩn hóa hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ở hai thời điểm năm 2010 và 2016 về 17 mã trạng thái bao gồm: 1 - Rừng giàu, 2 - Rừng trung bình, 3 - Rừng nghèo, 4 Phục hồi, 5 - Rừng khộp, 6 - Rừng tre nứa, 7 Hỗn giao tre nứa, 8 - Rừng lá kim, 9 - Hỗn giao lá rộng và lá kim, 10 - Rừng ngập mặn, 11 Rừng trên núi đá, 12 - Rừng trồng, 13 - Núi đá, 14 - Đất trống, 15 - Mặt nước, 16 - Dân cư và 17- Đất khác). Sử dụng các công cụ ArcGIS 9.3 và MapInfo 10.0 để chồng xếp các lớp bản đồ nhằm xác định biến động tài nguyên rừng trong giai đoạn 2010 - 2016. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN 3.1. Diễn biến tài nguyên rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 Kết quả ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài nguyên rừng Diễn biến tài nguyên rừng Chất lượng rừng Suy thoái rừng Quản lý bảo vệ rừng Phát triển rừng bền vữngTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Tài nguyên rừng - Nguyễn Xuân Cự, Đỗ Đình Sâm
157 trang 193 0 0 -
Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?
3 trang 112 3 0 -
70 trang 93 0 0
-
103 trang 93 0 0
-
90 trang 83 0 0
-
11 trang 49 0 0
-
46 trang 47 0 0
-
Tiểu luận đề tài: Một số ý kiến về vấn đề trồng, khai thác và bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay
27 trang 46 0 0 -
Tiểu luận Thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay
19 trang 44 0 0 -
Xuất khẩu gỗ Việt Nam 2005 - 2010
11 trang 43 0 0