Danh mục tài liệu

Phân tích đối chiếu ngôn ngữ trong việc dạy và học tiếng (phần 2)

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 256.89 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phân tích đối chiếu ngôn ngữ trong việc dạy và học tiếng (phần 2) .Đối chiếu ngôn ngữ không phân biệt không gian và biên giới của các ngôn ngữ được đối chiếu. Các ngôn ngữ khi đối chiếu có thể là ngôn ngữ của các dân tộc liền kề, trên cùng lãnh thổ hoặc ở các vùng, miền rất khác nhau trên thế giới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích đối chiếu ngôn ngữ trong việc dạy và học tiếng (phần 2) Phân tích đối chiếu ngôn ngữ trong việc dạy và học tiếng (phần 2) Đối chiếu ngôn ngữ không phân biệt không gian và biên giới của các ngôn ngữ được đối chiếu. Các ngôn ngữ khi đối chiếu có thể là ngôn ngữ của các dân tộc liền kề, trên cùng lãnh thổ hoặc ở các vùng, miền rất khác nhau trên thế giới. Một đặc điểm cần được lưu ý là do chịu ảnh hưởng của việc sử dụng câu trong văn bản khoa học nước ngoài như Anh, Nga, Pháp, v.v. nên trong những năm gần đây xuất hiện xu hướng sử dụng cấu trúc bị động trong văn bản khoa học tiếng Việt, đặc biệt là các văn bản dịch, điều mà trước đây hoàn toàn không phổ biến. Một số vấn đề phân tích đối chiếu trong tiếng Việt và tiếng Anh thuộc lĩnh vực khoa học Đối chiếu ngôn ngữ không phân biệt không gian và biên giới của các ngôn ngữ được đối chiếu. Các ngôn ngữ khi đối chiếu có thể là ngôn ngữ của các dân tộc liền kề, trên cùng lãnh thổ hoặc ở các vùng, miền rất khác nhau trên thế giới. Tiếng Việt khoa học chỉ bắt đầu phát triển khi đất nước vào giai đoạn mở cửa và thực sự phát triển khi Việt Nam tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập toàn cầu. Quá trình hội nhập đòi hỏi phát triển ngôn ngữ (ngoại ngữ và bản ngữ) để giao lưu quốc tế và chuyển giao công nghệ. Theo nghiên cứu của chúng tôi, mặc dù việc định hướng cho giáo dục ngôn ngữ thuộc lĩnh vực khoa học còn chưa rõ nét, song cũng đã có những báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học về ngôn ngữ như các cuộc hội thảo Ngữ học trẻ 2002, 2003, 2004, Hội thảo đào tạo Sau đại học - ĐHNN - ĐHQG Hà Nội 2002, các cuộc hội thảo về Ngôn ngữ và Văn hóa tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh v.v. Chúng tôi thấy rằng trong vài năm trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ khoa học được trình bày dưới dạng các bài báo cáo khoa học, luận văn cao học, luận án tiến sĩ. Như vậy, việc nghiên cứu ngôn ngữ Việt thuộc lĩnh vực khoa học đã bắt đầu có bước khởi xướng đáng ghi nhận. Các tác phẩm và tài liệu khoa học được dịch sang tiếng Việt từ các ngoại ngữ khác nhau đã bắt đầu được các nhà ngôn ngữ học đề cập đến khi phân tích đối chiếu ngôn ngữ. Chúng tôi đã tiến hành khảo cứu các cấu trúc câu thường được sử dụng trong văn bản khoa học được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, cụ thể là văn bản dịch Giới thiệu chung về lí thuyết viễn thông (General Introduction of Telecommunication Theory) của nhà xuất bản Thanh niên. Trong 162 trang được dịch sang tiếng Việt, có 1743 câu được sử dụng, trong đó: - Câu đơn: 1279, chiếm 73,38% - Câu phức: 161, chiếm 9,24% - Câu ghép: 303, chiếm 17,38%. Một đặc điểm cần được lưu ý là do chịu ảnh hưởng của việc sử dụng câu trong văn bản khoa học nước ngoài như Anh, Nga, Pháp, v.v. nên trong những năm gần đây xuất hiện xu hướng sử dụng cấu trúc bị động trong văn bản khoa học tiếng Việt, đặc biệt là các văn bản dịch, điều mà trước đây hoàn toàn không phổ biến. Các cấu trúc bị động chiếm tỉ lệ rất cao trong toàn bộ văn bản. Trong số 669 cấu trúc câu bị động được chúng tôi khảo sát, các cấu trúc bị động đơn chiếm đa phần: - Cấu trúc bị động đơn: 537, chiếm 80,27% - Cấu trúc bị động phức: 40, chiếm 5,98% - Cấu trúc bị động ghép: 92, chiếm 13,75% - Cấu trúc vô nhân xưng chiếm tỉ lệ tương xứng: 118. Trong quá trình tiếp ngữ pháp văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học không thể thiếu sự tham gia của khoa học đối chiếu các ngôn ngữ. Đối chiếu là phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngôn ngữ học được sử dụng để nhận biết và phân biệt tương đương các cấu trúc, các hoạt động và sự phát triển của ngôn ngữ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc dịch văn bản, bởi vì nếu không nắm vững được các nguyên tắc đối chiếu ngôn ngữ, người dịch dễ dịch theo cảm tính, đặc biệt đối với các trường hợp khi gặp cấu trúc cú pháp phức tạp. Hiện nay tồn tại và phát triển phương pháp đối chiếu theo hai chiều. Khi đối chiếu ngôn ngữ hai chiều, luôn xuất hiện các đặc điểm của cả hai ngôn ngữ được đối chiếu. Nguyên tắc đối chiếu hai chiều cho phép phát hiện toàn bộ các giao thoa ngôn ngữ, làm sáng tỏ các dấu hiệu ngôn ngữ chưa được phát hiện khi đối chiếu một chiều của ngôn ngữ thứ nhất, cũng như thứ hai. Nguyên tắc này đòi hỏi đối chiếu ngôn ngữ cần được tiến hành trên cơ sở cùng một phong cách chức năng. Các văn bản được phân tích đối chiếu cần phải thuộc về cùng thể loại phong cách chức năng. Các văn bản được đối chiếu theo phương pháp này là văn bản khoa học công nghệ viễn thông. Trước khi tiến hành đối chiếu ngôn ngữ, cần xác định các thuật ngữ sao cho chúng biểu đạt một cách tương đương các hiện tượng được đối chiếu trong cả hai ngôn ngữ, nghĩa là cần tạo lập các đặc điểm tương ứng chung để đối chiếu các hiện tượng ngôn ngữ. Các ngôn ngữ được mô tả bằng thuật ngữ có nội dung hàm chứa khác nhau thì không thể tiến hành đối chiếu với nhau được. Trong phần đối chiếu dưới đây chúng tôi trình bày các điểm không tương đồng v ...