Danh mục tài liệu

Phân tích nội dung để làm nổi rõ nghệ thuật của Vi hành

Số trang: 3      Loại file: doc      Dung lượng: 61.50 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tập trung phân tích nghệ thuật trần thuật linh hoạt độc đáo và một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh trong các tác phẩm văn xuôi của chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua tác phẩm Vi hành. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích nội dung để làm nổi rõ nghệ thuật của Vi hành PHÂN TÍCH NỘI DUNG ĐỂ LÀM NỔI RÕ NGHỆ THUẬT CỦA VI HÀNH Đề : Người ta thấy ở văn xuôi Nguyễn Ái Quốc “một nghệ thuật trần thuật linh hoạt độc đáo và một ngòi bútchâm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh”(Văn 12, 1992 – tr.8). Hãy chứng tỏ điều đó qua truyện ngắn Vi hành. BÀI LÀM Nghệ thuật nhiều khi dường như cũng có cái “bánh xe vô lượng”của nó. Trong văn chương, có những tác phẩm là sựđan xen, nối tiếp từ cảnh này sang cảnh khác, giọng điệu này sang giọng điệu khác, kết rồi mà còn như vẫn mở ranhững điều mới mẻ. “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc là một tác phẩm như vậy. Ngòi bút tác giả trong truyện là một ốngkính vạn hoa mà ở đó mọi sự đều biến ảo linh động và toát lên những ý nghĩa tư tưởng cao đẹp. Truyện tiêu biểu chovăn xuôi Nguyễn Ái Quốc với “một nghệ thuật trần thuật linh hoạt độc đáo và một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầytính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh” Vi hành là tác phẩm được sáng tác vì mục đích cách mạng, vì tinh thần chiến đấu. Nó nằm trong hệ thống những bàivăn, bài báo mà Nguyễn Ái Quốc viết để tố cáo chân tướng của tên vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộcđấu xảo thuộc địa ở Mácxây năm 1922. Qua truyện, tác giả muốn phơi bày bộ mặt của kẻ tay sai kia thật chẳng khác gìhơn một tên hề lố lăng, vi hành lén lút và mờ ám, tố cáo bọn thực dân Pháp đê hèn, lừa bịp, đồng thời bộc lộ một cáchkín đáo nỗi tủi nhục của người dân bản xứ, mà chế độ thực dân, qua đó hiện lên như một sự sỉ nhục đối với con người.Nhưng đây cũng là một truyện giàu tính nghệ thuật, mang chất lãng mạn cách mạng. Ở đó, “ trí tưởng tượng của ngườicầm bút nhờ ngọn gió lãng mạn mà được chấp cánh bay bổng, nhưng không phải để lạc loài đến những thế giới xa lạ,huyền hoặc mà để tiến thẳng, tiến nhanh đến những chân trời rất hiện thực” (Phạm Huy Thông). Cho nên nghệ thuậttrần thuật linh hoạt độc đáo, ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hóm hỉnh chính lànhững yếu tố hình thức phục vụ tích cực cho nội dung, cho mục đích cách mạng của truyện. “Vi hành” được viết bằng tiếng Pháp, và chủ yếu viết cho công chúng Pháp. Vì thế nghệ thuật trần thuật ở đây cầnphải phù hợp với thị hếu, lối tư duy của Châu âu hiện đại. Cái độc đáo của tác phẩm là hình thức viết thư kể chuyện, làhiện tượng “truyện trong truyện”. Có chuyện vua Khải Định vi hành lồng trong chuyện giữa đôi trai gái, lại lồng trongtruyện giữa nhân vật xưng “tôi”với cô em họ.. Đôi trai gái người Pháp bàn luận ,đánh giá về Khải Định và “tôi” cũng luônluôn bày tỏ thái độ của mình về tên vua bù nhìn , về thực dân Pháp qua câu chuyện đó . “Tôi” là người kể câu chuyệnnhưng dường như cũng luôn luôn mang tư duy của tác giả để nhìn nhận nâng cao và mở rộng hơn những suy nghĩ củađôi trai gái về Khải Định. Như vậy Nguyễn Ái Quốc đã tạo ra một giọng trần thuật vừa khách quan, đi ngay vào sự việc,cứ hồn nhiên, tỉnh rụi như không, lại vừa chủ quan với đủ những nghi ngờ thắc mắc, nhớ nhung vui đùa, những nghĩ xanghĩ gần. Tình huống nhầm lẫn ở đây như muốn nói lên rằng: đấy là người Pháp họ nói và nghĩ về Khải Định đấy chứ!Nhưng hình thức viết thư cũng lại muốn khẳng định rằng họ đã nói đúng và “tôi” còn thấy tên vua kia tồi tệ hơn, đángkhinh hơn thế nữa! Sự linh hoạt của giọng trần thuật luôn đi với cái độc đáo của nó, truyện luôn luôn có sự biến ảo, thay đổi về cảnh: cócảnh hiện đại, có cảnh hoài niệm hồi tưởng, cảnh lịch sử, quá khứ, cảnh tưởng tượng, giả thiết… Giọng trần thuật, dođó cũng luôn linh hoạt chuyển đổi có giọng đối thoại, giọng kể tả, bình luận, có giọng cợt mỉa, chua chát và có cả giọngbâng khuâng, trữ tình, gợi nhớ… Có thể nói Nguyễn Ái Quốc đã tận dụng triệt để những khả năng nghệ thuật của hìnhthức viết thư, sự chuyển cảnh giọng như biến hóa, sự liên hệ tạt ngang, vừa bày tỏ tình cảm, thái độ, vừa kể chuyện.Đang nghe chuyện Khải Định, ta bỗng biết chuyện vua Nghiêu, Thuấn, vua Pie: đang nói chuyện thời sự, ta bỗng ngheđến “chuyện cổ tích”!...Sự vật, sự việc cứ thay đổi một cách tự nhiên, trong ngòi bút linh động như kính vạn hoa của tácgiả. Bút pháp trần thuật của Nguyễn Ái Quốc cũng luôn chú ý đến sự đột ngột trong cách trình bày tình huống, mâu thuẫnvà tạo khoảng trống cho trí tuệ người đọc liên tưởng, suy ngẫm, tìm ẩn ý, hàm ngôn. Truyện mang một nội dung lớnlồng trong một hư cấu đơn giản. Nếu không hiểu mục đích người viết, ta sẽ thấy truyện chỉ có tác dụng giải trí, gâycười cho đám công chúng Pháp. Và nếu chỉ có sự thuật lại tình huống nhầm lẫn trên toa xe điện ngầm, nếu như đôi traigái xuống tàu là hết chuyện thì truyện cũng chỉ dừng lại ở sự cười cợt mỉa mai cách ăn mặc, lối vi hành lén lút, mò tớimột xó xỉnh của tên vua bù nhìn. Đôi trai gái xuất hiện đột ngột trong một thời gian ngắn rồi cũng đột ngột đi mất khiếnngười đọc cứ phải ngơ ngác, bất ngờ rồi mới thú vị nhận ra nh ...