Danh mục tài liệu

Phản ứng của khách hàng đối với hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 468.76 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá được nhận thức về “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (gọi tắt là CSR) của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là TP.HCM) thông qua mô hình tháp CSR của Carroll (1991).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phản ứng của khách hàng đối với hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 6 (45) 2015 31 PHẢN Ứ ỦA KHÁ H HÀ ĐỐI VỚI HOẠ ĐỘNG TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP MỘT NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngày nhận bài: 08/04/2015 Ngày nhận lại: 13/05/2015 Ngày duyệt đăng: 26/10/2015 Tạ Trung Bách1 Lê Thị Thanh Xuân2 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá được nhận thức về “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” (gọi tắt là CSR) của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là TP.HCM) thông qua mô hình tháp CSR của Carroll (1991). Tiếp theo, nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của nhận thức về CSR đến các phản ứng tiêu dùng bao gồm Ý định mua, Ý định phàn nàn và Ý định chuyển đổi của người tiêu dùng tại TP.HCM. Nghiên cứu đã chỉ ra ba kết quả đáng lưu ý. Thứ nhất, đối với người tiêu dùng tại TP.HCM, Trách nhiệm pháp lí là loại trách nhiệm quan trọng nhất của doanh nghiệp. Thứ hai, có sự khác biệt trong nhận thức về CSR theo độ tuổi và nghề nghiệp. Cuối cùng, nhận thức về CSR của người tiêu dùng tại TP.HCM có ảnh hưởng tích cực đến hành vi tiêu dùng của họ. Điều này có đôi chút khác biệt so với người tiêu dùng tại Brazil (Carvalho và cộng sự, 2010). Từ các kết quả trên, nghiên cứu này là nguồn tham khảo cho việc triển khai một cách hiệu quả công tác CSR của các doanh nghiệp tại TP.HCM. Từ khóa: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), Ý định mua, Ý định phàn nàn, Ý định chuyển đổi. ABSTRACT This study is to analyse consumers’ perceptions of Corporate Social Responsibility (CSR) in Ho Chi Minh citybased on CSR pyramid of Carroll (1991). Then, the study evaluates the relationship between consumers’ perceptions of CSR and consumer reactions – including Purchasing, Complaint and Switching intention. The findings have shown 3 noteworthy points. Firstly, to consumers, Legal responsibility is the most important to business. Secondly, there are differences in the perceptions of CSR among age groups and professional groups. Lastly, CSR perceptions of consumers positively influence the consumers’purchasing behaviors. This is slightly different from the original study of Carvalho et al. (2010) in Brazil. This study is a valuable reference for business to develop an effective implementation of CSR activities. Keywords: Corporate social responsibility (CSR), Purchasing intentions, Complaint intentions, Switching intentions. 1. Giới thiệu12 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility – CSR) được du nhập vào nước ta thông qua các tập đoàn đa quốc gia từ đầu những năm 2000 (Hamm, 2012). Cho đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp bắt đầu từng bước xây dựng các chương trình thực hiện CSR và tác động tích cực đến cộng đồng. Có thể lấy một số ví dụ nổi bật như Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của công ty Honda-Việt Nam; Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của Công ty Unilever, Đồng hành cùng mùa hè xanh của Holcim Việt Nam,… Tuy vậy, nhận thức của các doanh nghiệp về CSR ở Việt Nam còn rất hạn chế. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam thì chưa có cách hiểu đầy đủ bản chất cũng như 1 Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM. 2 TS, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM. Email: lttxuan@hcmut.edu.vn 32 KINH TẾ phương pháp áp dụng hiệu quả CSR (Viện Khoa học Lao động Xã hội, 2010). Hàng loạt các sai phạm của các doanh nghiệp đang kinh doanh tại Việt Nam được phát hiện và gây rúng động trong dư luận xã hội. Điển hình như các vụ việc Công ty cổ phần Hữu hạn Vedan Việt Nam xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải (Sài Gòn Giải Phóng, 2008), Coca-Cola chuyển giá nhằm trốn thuế (Dân Trí, 2013). Hàng loạt các động thái tẩy chay sản phẩm Vedan tại các siêu thị hay tẩy chay Coca-Cola trên các mạng xã hội của người tiêu dùng được diễn ra. Hoặc trong các vụ việc gần đây liên quan đến thi công cầu đường làm thiệt hại về người và của cũng gây bức xúc trong dư luận. Qua những vụ việc trên cho thấy người tiêu dùng s n sàng trừng phạt các doanh nghiệp để thể hiện thái độ của mình. Tuy nhiên, những nghiên cứu về CSR tại Việt Nam là chưa nhiều. Hầu hết chỉ là những nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức về CSR tại doanh nghiệp. Có rất hiếm các nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức và phản ứng của người tiêu dùng tại Việt Nam. Đó là một phần nguyên nhân dẫn đến các doanh nghiệp không thực hiện CRS vì các doanh nghiệp chưa có đủ bằng chứng chứng minh CSR mang lại lợi ích tài chính cho họ (Viện Khoa học Lao động Xã hội, 2010). Do đó nghiên cứu này nhằm (1) đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về CSR; (2) phân tích phản ứng của người tiêu dùng đối với hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. 2. Cơ sở lý luận Khái niệm CSR bắt đầu được hình thành vào những năm 1930 và được phát triển qua các thập niên. Năm 1953, lần đầu tiên khái niệm CSR được phát biểu bởi Bowen. Cho đến nay, đã có nhiều nghiê ...