Danh mục tài liệu

Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 798.64 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lí luận, đánh giá đúng thực trạng pháp luật để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do hành vi gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) của doanh nghiệp đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang cùng với các quốc gia trên thế giới nỗ lực tìm các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 133, Số 6A, 2024, Tr. 227–242; DOI: 10.26459/hueunijssh.v133i6A.7096 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP Nguyễn Duy Phương* Nguyễn Duy Thanh * Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Đường Võ Văn Kiệt, tp. Huế, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Nguyễn Duy Phương < duyphuongluat@yahoo.com.vn > (Ngày nhận bài: 07-02-2023; Ngày chấp nhận đăng: 15-05-2023)Tóm tắt. Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. Đặc biệt, gần đây là Bộ luật Dân sự năm2015, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường ...Những văn bản quy phạm nói trên bước đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để truy cứu trách nhiệm bồithường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quy định về bồithường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp hiện vẫn còn dừng lại ở mức quyđịnh chung, mang tính nguyên tắc, gây khó khăn cho việc giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại. Dođó, qua bài viết này tác giả sẽ phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật, chỉ ra những điểm hạn chế củapháp luật, từ đó đưa các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dohành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.Từ khóa: Doanh nghiệp; Ô nhiễm môi trường; Bồi thường thiệt hại VIETNAMESE LEGISLATION ON COMPENSATION RESPONSIBILITIES FOR DAMAGES CAUSED BY ENVIRONMENTAL POLLUTING ACTS OF ENTERPRISES Nguyen Duy Phuong, Nguyen Duy Thanh University of Law, Hue University, Vo Van Kiet St., Hue, Vietnam, *Correspondence to Nguyen Duy Phuong < duyphuongluat@yahoo.com.vn > (Received: Februar 07, 2023; Accepted: Mai 15, 2023)Nguyễn Duy Phương, Nguyễn Duy Thanh Tập 133, Số 6A, 2024Abstract. The State has promulgated many legal documents stipulating the liability to compensation forenvironmental damage caused by enterprises which recently inclues the Civil Code of 2015, the Law onEnvironmental Protection in 2020, the Decree 08/2022/ND-CP guiding the Law on EnvironmentalProtection... The above-mentioned normative documents have initially created an important legal basis forthe prosecution of liability for damages caused by environmental pollution of enterprises. However, theregulations on compensation claim due to acts of polluting the environment of enterprises are still at thelevel of general and principled regulations, making it difficult to deal with claims for compensation.Therefore, through this article, the author will analyze and evaluate the current legal situation, point outthe limitations of the law, thereby providing solutions to improve the law on liability for environmentaldamage caused by enterprises.Keywords: Enterprise; Environmental pollution: Compensation for damageI. Đặt vấn đề Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bảo vệ môi trườngtrong quá trình hoạt động của mình. Điều này được quy định rõ trong Luật Bảo vệ Môi trườngnăm 2020 và các văn bản pháp luật liên quan khác. Cụ thể, các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phát triểnbền vững và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả. Họ phải thực hiện các biệnpháp để giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh lên môi trường, đảm bảo an toàn chocon người, động vật và thực vật, đồng thời phải chủ động tham gia vào các hoạt động bảo vệmôi trường và giảm thiểu khí thải nhà kính. Nếu các doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, họ sẽ phải chịu tráchnhiệm về hậu quả gây ra và bồi thường thiệt hại (BTTH) cho môi trường, cộng đồng và cá nhânbị ảnh hưởng. Do đó, việc nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lí luận, đánh giá đúng thực trạng phápluật để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm BTTH do hành vi gây ônhiễm môi trường (ÔNMT) của doanh nghiệp đã trở thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnhViệt Nam đang cùng với các quốc gia trên thế giới nỗ lực tìm các giải pháp để giảm thiểu ônhiễm môi trường.228Jos.hueuni.edu.vn Tập 133, Số 6A, 20242. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trư ...

Tài liệu có liên quan: