
Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam: Thực trạng và đánh giá
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 136.35 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc nhiều nhà đầu tư lớn quốc tế tham gia mua trái phiếu Việt Nam là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo. Bài viết giới thiệu những vấn đề cần quan tâm trong vấn đề phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam: Thực trạng và đánh giá NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ ThS. LÊ THỊ VÂN ANH - Viện Tài chính Kinh tế (Học viện Tài chính) Tính đến năm 2016, Việt Nam đã trải qua 3 lần Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế thành công. Những lần phát hành này đã thiết lập điểm chuẩn cho trái phiếu Việt Nam trên thị trường quốc tế; mở đường cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trực tiếp huy động nguồn vốn trung và dài hạn bằng ngoại tệ; hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư. Việc nhiều nhà đầu tư lớn quốc tế tham gia mua trái phiếu Việt Nam là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo. • Từ khóa: Trái phiếu, Chính phủ, nhà đầu tư, doanh nghiệp, kinh tế. Nhìn lại 3 lần phát hành trái phiếu quốc tế Lần phát hành thứ nhất Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế. Tuy đây là lần phát hành đầu tiên nhưng đã đem lại kết quả ngoài sự mong đợi, tạo được tiếng vang trên thị trường vốn quốc tế, bởi thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chính thức phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam tại thị trường chứng khoán New York vào ngày 27/10/2005. Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế trên thị trường trái phiếu toàn cầu theo phương thức 144A/điều khoản S nghĩa là khi phát hành không phải đăng ký tại Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), được bán trực tiếp cho một số nhà đầu tư chọn lọc thông qua một đại lý và được nhà quản lý chính bảo lãnh hoàn toàn cho đợt phát hành. Trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được phát hành theo quy trình nghiêm ngặt. Tư vấn pháp lý gồm Shearman & Sterlings, Bộ Tư pháp, Freshfields BẢNG 1: ĐẶC ĐIỂM TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Ngày phát hành 27/10/2005 Khối lượng phát hành (triệu USD) 750 Thời hạn (năm) 10 Giá (% so với mệnh giá) 98,223 Lãi suất cố định (% /năm) 6,875 Nguồn: Bộ Tài chính 46 (tư vấn cho phía Việt Nam), Phillips Fox (tư vấn cho các ngân hàng bảo lãnh). Bảo lãnh phát hành là Ngân hàng Credit Suisse First Boston của Thụy Sỹ (nay là Ngân hàng Credit Suisse). Bảo lãnh phát hành chính cho Bộ Tài chính theo hợp đồng mua bán trái phiếu ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Credit Suisse ngày 27/10/2005. Ngoài ra, 7 ngân hàng khác tham gia hợp đồng bảo lãnh gồm: Citigroup (Mỹ), Nomura Securites (Nhật Bản), J.P. Morgan, Deutch Bank, Merrill Lynch, Morgan Stanley và Ngân hàng HSBC. Ngân hàng New York (Bank of New York) là ngân hàng được chọn làm đại lý thanh toán trái phiếu cho Bộ Tài chính theo hợp đồng đại lý thanh toán ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng New York ngày 03/11/2005. Số lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam dự định phát hành ban đầu là 500 triệu USD, nhưng ngay ngày đầu tiên, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã đạt khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam định phát hành. Chính phủ đã quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD, nâng tổng số phát hành lên tới 750 triệu USD, trái phiếu có thời hạn là 10 năm. Mức lãi suất cố định là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa (lãi suất thực là 7,125%). Tiền lãi trái phiếu được thanh toán 6 tháng một lần vào ngày 15/1 và 15/7 hàng năm bằng USD, kỳ trả lãi đầu tiên vào ngày 15/01/2006. Trong số trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam phát hành, số lượng trái phiếu được các nhà đầu tư nắm giữ tính theo khu vực (châu Á 38%, châu Âu 32% và Mỹ 30%). Như vậy, một trái phiếu phát hành từ châu Á như Việt Nam đã thực sự được TÀI CHÍNH - Tháng 7/2016 BẢNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Ngày phát hành Khối lượng phát hành Thời hạn (năm) Giá (% so với mệnh giá) Lãi suất cố định (% /năm) 25/1/2010 1 tỷ USD 10 97,1223 6,75 Nguồn: Bộ Tài chính phân bổ tương đối đều giữa các khu vực mà không bị dồn vào các nhà đầu tư châu Á. Phân theo đối tượng các nhà đầu tư: Các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu chính phủ Việt Nam (chiếm tới 51%), còn lại là các ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%). Trong khi các công ty bảo hiểm chính là những nhà kinh doanh rủi ro lại chỉ nắm giữ 17% số lượng trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam phát hành. Điều này cho thấy, niềm tin của các nhà đầu tư đặt vào Việt Nam còn tương đối thấp. Lần phát hành thứ hai Thời điểm đầu năm 2007, kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao, tiềm năng về vốn lớn, trong khi nền kinh tế Việt Nam cũng đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu về vốn thúc đẩy phát triển kinh tế lớn. Cụ thể, dự án nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất đã khởi công từ năm 2005 và đang thiếu vốn đầu tư. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế, ngày 1/6/2007, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP về việc phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường vốn quốc tế với các nội dung sau: Hình thức phát hành: theo phương thức phát hành trái phiếu toàn cầu và theo quy tắc 144A/Điều khoản S (tương tự đợt phát hành 2005); Mức phát hành: 1 tỷ USD; Thời hạn trái phiếu: từ 15 - 20 năm; Loại ngoại tệ phát hành: USD; Mục đích sử dụng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy Thủy điện Hủa Na. Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, do thị trường quốc tế không thuận lợi, việc phát hành trái phiếu gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt, khó thành công nên đã phải tạm ngừng các đợt phát hành trái phiếu quốc tế. Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại. Sự thận trọng đó bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát hành trái phiếu quốc tế của chính phủ Việt Nam: Thực trạng và đánh giá NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ ThS. LÊ THỊ VÂN ANH - Viện Tài chính Kinh tế (Học viện Tài chính) Tính đến năm 2016, Việt Nam đã trải qua 3 lần Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế thành công. Những lần phát hành này đã thiết lập điểm chuẩn cho trái phiếu Việt Nam trên thị trường quốc tế; mở đường cho các doanh nghiệp lớn của Việt Nam trực tiếp huy động nguồn vốn trung và dài hạn bằng ngoại tệ; hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế nhằm đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư. Việc nhiều nhà đầu tư lớn quốc tế tham gia mua trái phiếu Việt Nam là điều kiện tốt để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi cho những lần phát hành tiếp theo. • Từ khóa: Trái phiếu, Chính phủ, nhà đầu tư, doanh nghiệp, kinh tế. Nhìn lại 3 lần phát hành trái phiếu quốc tế Lần phát hành thứ nhất Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế. Tuy đây là lần phát hành đầu tiên nhưng đã đem lại kết quả ngoài sự mong đợi, tạo được tiếng vang trên thị trường vốn quốc tế, bởi thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư châu Âu, châu Á và châu Mỹ. Được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chính thức phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam tại thị trường chứng khoán New York vào ngày 27/10/2005. Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế trên thị trường trái phiếu toàn cầu theo phương thức 144A/điều khoản S nghĩa là khi phát hành không phải đăng ký tại Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC), được bán trực tiếp cho một số nhà đầu tư chọn lọc thông qua một đại lý và được nhà quản lý chính bảo lãnh hoàn toàn cho đợt phát hành. Trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam đã được phát hành theo quy trình nghiêm ngặt. Tư vấn pháp lý gồm Shearman & Sterlings, Bộ Tư pháp, Freshfields BẢNG 1: ĐẶC ĐIỂM TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 2005 CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Ngày phát hành 27/10/2005 Khối lượng phát hành (triệu USD) 750 Thời hạn (năm) 10 Giá (% so với mệnh giá) 98,223 Lãi suất cố định (% /năm) 6,875 Nguồn: Bộ Tài chính 46 (tư vấn cho phía Việt Nam), Phillips Fox (tư vấn cho các ngân hàng bảo lãnh). Bảo lãnh phát hành là Ngân hàng Credit Suisse First Boston của Thụy Sỹ (nay là Ngân hàng Credit Suisse). Bảo lãnh phát hành chính cho Bộ Tài chính theo hợp đồng mua bán trái phiếu ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Credit Suisse ngày 27/10/2005. Ngoài ra, 7 ngân hàng khác tham gia hợp đồng bảo lãnh gồm: Citigroup (Mỹ), Nomura Securites (Nhật Bản), J.P. Morgan, Deutch Bank, Merrill Lynch, Morgan Stanley và Ngân hàng HSBC. Ngân hàng New York (Bank of New York) là ngân hàng được chọn làm đại lý thanh toán trái phiếu cho Bộ Tài chính theo hợp đồng đại lý thanh toán ký giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng New York ngày 03/11/2005. Số lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam dự định phát hành ban đầu là 500 triệu USD, nhưng ngay ngày đầu tiên, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã đạt khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu chính phủ Việt Nam định phát hành. Chính phủ đã quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD, nâng tổng số phát hành lên tới 750 triệu USD, trái phiếu có thời hạn là 10 năm. Mức lãi suất cố định là 6,875%/năm tính trên giá trị danh nghĩa (lãi suất thực là 7,125%). Tiền lãi trái phiếu được thanh toán 6 tháng một lần vào ngày 15/1 và 15/7 hàng năm bằng USD, kỳ trả lãi đầu tiên vào ngày 15/01/2006. Trong số trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam phát hành, số lượng trái phiếu được các nhà đầu tư nắm giữ tính theo khu vực (châu Á 38%, châu Âu 32% và Mỹ 30%). Như vậy, một trái phiếu phát hành từ châu Á như Việt Nam đã thực sự được TÀI CHÍNH - Tháng 7/2016 BẢNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ 2010 CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM Ngày phát hành Khối lượng phát hành Thời hạn (năm) Giá (% so với mệnh giá) Lãi suất cố định (% /năm) 25/1/2010 1 tỷ USD 10 97,1223 6,75 Nguồn: Bộ Tài chính phân bổ tương đối đều giữa các khu vực mà không bị dồn vào các nhà đầu tư châu Á. Phân theo đối tượng các nhà đầu tư: Các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến trái phiếu chính phủ Việt Nam (chiếm tới 51%), còn lại là các ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%). Trong khi các công ty bảo hiểm chính là những nhà kinh doanh rủi ro lại chỉ nắm giữ 17% số lượng trái phiếu quốc tế của Chính phủ Việt Nam phát hành. Điều này cho thấy, niềm tin của các nhà đầu tư đặt vào Việt Nam còn tương đối thấp. Lần phát hành thứ hai Thời điểm đầu năm 2007, kinh tế thế giới đang phát triển với tốc độ cao, tiềm năng về vốn lớn, trong khi nền kinh tế Việt Nam cũng đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu về vốn thúc đẩy phát triển kinh tế lớn. Cụ thể, dự án nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất đã khởi công từ năm 2005 và đang thiếu vốn đầu tư. Vì vậy, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế, ngày 1/6/2007, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP về việc phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường vốn quốc tế với các nội dung sau: Hình thức phát hành: theo phương thức phát hành trái phiếu toàn cầu và theo quy tắc 144A/Điều khoản S (tương tự đợt phát hành 2005); Mức phát hành: 1 tỷ USD; Thời hạn trái phiếu: từ 15 - 20 năm; Loại ngoại tệ phát hành: USD; Mục đích sử dụng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam vay lại để thực hiện đầu tư các dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Dự án mua tàu vận tải, Dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 và Nhà máy Thủy điện Hủa Na. Tuy nhiên, đến cuối năm 2007, do thị trường quốc tế không thuận lợi, việc phát hành trái phiếu gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt, khó thành công nên đã phải tạm ngừng các đợt phát hành trái phiếu quốc tế. Kế hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại. Sự thận trọng đó bắt nguồn từ bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trái phiếu Chính phủ Nhà đầu tư Phát hành trái phiếu quốc tế Chính phủ Việt Nam Phát hành trái phiếu Chính phủ Phát hành trái phiếu quốc tếTài liệu có liên quan:
-
Nhiều công ty chứng khoán ngược dòng suy thoái
6 trang 212 0 0 -
6 trang 150 0 0
-
Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND
3 trang 147 0 0 -
Quyết định số 2729/QĐ-BGTVT
5 trang 146 0 0 -
3 trang 144 0 0
-
Quyết định số 330/2012/QĐ-UBND
21 trang 142 0 0 -
5 trang 142 0 0
-
2 trang 141 0 0
-
Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND
24 trang 140 0 0 -
Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND
14 trang 139 0 0 -
Quyết định số 50/2012/QĐ-UBND
24 trang 138 0 0 -
15 trang 137 0 0
-
Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND
2 trang 116 0 0 -
19 trang 115 0 0
-
4 trang 115 0 0
-
Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND
5 trang 114 0 0 -
Quyết định số 47/2012/QĐ-UBND
5 trang 113 0 0 -
2 trang 109 0 0
-
3 trang 102 0 0
-
Quyết định số 15/2012/QĐ-UBNDỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
6 trang 102 0 0