Danh mục tài liệu

Phát triển các dự án cơ chế phát triển sạch của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 212.51 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính phủ Trung Quốc ban đầu thực hiện hỗ trợ cho phát triển các dự án CDM như là một nghĩa vụ theo Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, sau khi triển khai, các dự án CDM ở Trung Quốc có sức hút mạnh, số lượng người mua Chứng chỉ giảm phát thải (CERs) gia tăng, Trung Quốc đã trở thành thị trường CDM hấp dẫncác nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển các dự án cơ chế phát triển sạch của Trung Quốc và bài học kinh nghiệmPHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCHCỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆMNGUYỄN THỊ KIM ANH*1. Thu hút các dự án Cơ chế pháttriển sạch (CDM) ở Trung Quốc*Chính phủ Trung Quốc ban đầu thựchiện hỗ trợ cho phát triển các dự án CDMnhư là một nghĩa vụ theo Chương trìnhkhung về vấn đề biến đổi khí hậu của LiênHợp Quốc (UNFCCC) và Nghị định thưKyoto. Tuy nhiên, sau khi triển khai, cácdự án CDM ở Trung Quốc có sức hútmạnh, số lượng người mua Chứng chỉgiảm phát thải (CERs) gia tăng, TrungQuốc đã trở thành thị trường CDM hấp dẫncác nhà đầu tư trong và ngoài nước.Dự án CDM đầu tiên được Cơ quanthẩm quyền quốc gia Trung Quốc (DNA)phê duyệt trong tháng 11/2004. Tháng12/2004, Chính phủ Trung Quốc và Ngânhàng Thế giới, cùng với Tổ chức hợp táckỹ thuật (GTZ) của Đức và Cục kinh tếliên bang (SECO) của Thụy Sỹ, đã công bốbáo cáo “CDM ở Trung Quốc: Phươngpháp tiếp cận chủ động và bền vững”. Kểtừ đó đến nay, Trung Quốc đã có nhữngchuyển đổi đáng chú ý từ tư cách là ngườimới tham gia thị trường carbon toàn cầusang vị thế thống trị trong việc cung cấpcác dự án CDM.Hiện nay, có rất nhiều loại dự án CDMở Trung Quốc. Theo báo cáo của Ngânhàng Thế giới (WB) năm 2011, các dự ánCDM tiềm năng ước tính được đo lườngqua khối lượng CERs phân phối theo cácTiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốcgia Hà Nội.*ngành như sau: Phát điện 50%, Thép vàsản xuất xi măng 10%, không CO2 (đặcbiệt là trong việc phân hủy phát thải khínhà kính (HCF)-23 và lưu giữ khí mêtan)10%, công nghiệp hóa chất 5%, cácngành công nghiệp khác 5% và phần cònlại là năng lượng tái tạo (gió, sinh khối vànăng lượng mặt trời) và dự án năng lượnghiệu quả.Báo cáo thống kê của Cơ quan quản lýdữ liệu CDM Trung Quốc cũng chỉ rõ, vàothời điểm tháng 3/2010, Trung Quốc có751 dự án đăng ký, đại diện cho250.000.000 tấn giảm phát thải CO2 dựkiến hàng năm. Số lượng tích lũy thể hiệntrong tài liệu thiết kế dự án của 751 dự ánđã đăng ký thông qua vào cuối năm 2012tổng cộng là 962.000.000 tấn, trong đó49% là thủy điện, 22% là gió và 10% làcác dự án năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên,phát triển CDM trên thực tế đã thay đổiđáng kể so với kỳ vọng ban đầu. Khi đánhgiá hiệu quả thì số lượng CERs tích lũyđược phát hành ít hơn, khoảng638.000.000 tấn (Cơ sở dữ liệu CDM,2012). Trong số 751 dự án đã đăng ký ởtrên thì có 21 dự án thuộc tiêu chuẩn vàng.Các dự án CDM đạt tiêu chuẩn vàng làphải được xã hội kiểm chứng, đo lường vềlợi ích sinh thái và đạt được giá cao trênthị trường carbon. Hầu hết 21 dự án CDMtiêu chuẩn vàng này là các dự án phongđiện. Các loại dự án CDM mới đang đượcphát triển với công nghệ mới và phươngpháp mới.20Xét về phạm vi phân bổ, các dự ánCDM được phân bố rộng rãi khắp TrungQuốc, chỉ có 7 trên 23 tỉnh tại Trung quốccó ít hơn 10 dự án đăng ký CDM (tỉnh VânNam dẫn đầu với 94 dự án, theo sau là TứXuyên với 69 dự án). Trong những nămgần đây, sự phân bố địa lý của các dự án đãchuyển hướng về phía Tây Nam, xu hướngchung hướng tới một số ít các dự án mớitrong các tỉnh giàu có hơn so với các dự ánđã đăng ký. Nếu tính theo CERs, số lượnglớn nhất của các CERs (tính đến cuối năm2012) đến từ tỉnh Chiết Giang, tạo ra 15%khối lượng CERs. Với 23 dự án HFC tạitỉnh Giang Tô, mức độ đóng góp 14%CERs chủ yếu từ dự án năng lượng tái tạovà HFC. Tỉnh Sơn Đông tạo ra 10% CERstừ 34 dự án, chủ yếu từ dự án năng lượnggió. Tỉnh Niêu Linh tạo ra 7% CERs từ 17dự án xử lý bãi rác, năng lượng gió vànăng lượng hiệu quả và N2O. Thực tế khitriển khai ở địa phương cũng có sự chậmtrễ trong việc đăng ký dự án, cũng như việccấp CERs lúc ban đầu do có một số rào cảntrong chu trình thực hiện dự án. Nhưngnhờ những chính sách kịp thời gắn với cảithiện môi trường đầu tư, minh bạch vàđơn giản hóa thủ tục hành chính, thựchiện ưu đãi đối với nhà đầu tư nước ngoàicho nên Trung Quốc đã xử lý khéo léonhững vấn đề này. Điều quan trọng nhấtlà những chính sách này phù hợp với mụcđích của Chính phủ muốn gắn dự ánCDM vào sự phát triển bền vững ở địaphương, đặc biệt ở những vùng nghèotrên đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế cũngkhó chứng minh được rằng, việc bổ sungcác hoạt động của dự án CDM đã đónggóp cho sự phát triển năng lực con ngườivà tài chính tại địa phương.Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 3/2013Từ năm 2010 trở lại đây, Trung Quốc đãđưa ra các dự án tiết kiệm hiệu quả và táitạo năng lượng. Tính đến 1/2/2012, có 489dự án thuộc loại này được phê duyệt(chiếm 21,6% tổng số dự án). Ước tínhlượng phát thải hàng năm giảm 72,147ktCO2e, tương ứng 16,3% tổng lượng phátthải dự kiến hàng năm. Đại đa số các dự ánnày là nhiệt khí thải trong ngành côngnghiệp nặng, phù hợp với 1 trong 10chương trình bảo tồn năng lượng trong kếhoạch trung và dài hạn tiết kiệm nănglượng (MLTPEC). Ngược lại, có ít hoặckhông có dự án CDM hoạt động trong lĩnhvực sử dụng cuối cùng như hệ thống cơđiện tr ...