Danh mục tài liệu

Phát triển dịch vụ tham khảo số hỗ trợ học tập và nghiên cứu tại các trường đại học

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 280.20 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giới thiệu các quan điểm về dịch vụ tham khảo số và những ảnh hưởng của dịch vụ này đến việc hỗ trợ học tập về nghiên cứu ở môi trường đại học. Bài viết mong muốn sẽ góp phần vào sự phát triển dịch vụ quản trị tri thức số ở các thư viện đại học tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển dịch vụ tham khảo số hỗ trợ học tập và nghiên cứu tại các trường đại họcPHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ HỌC TẬPVÀ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dương Thị Chính Lâm* - Phạm Bá Toàn** 1 2 Tóm tắt: Giới thiệu các quan điểm về dịch vụ tham khảo số và những ảnh hưởng của dịch vụ này đến việc hỗ trợ học tập về nghiên cứu ở môi trường đại học. Tìm hiểu một vài quan điểm về các mô hình của thư viện thế giới và thực trạng phát triển tại các thư viện Việt Nam, đề xuất một số mô hình phát triển dịch vụ tham khảo số ở các thư viện đại học. Bài viết mong muốn sẽ góp phần vào sự phát triển dịch vụ quản trị tri thức số ở các thư viện đại học tại Việt Nam. Từ khóa: Dịch vụ thư viện số; Nghiên cứu; học tập; Thư viện số; Dịch vụ tham khảo số.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thư viện đại học hiện đang đóng vai trò quan trọng trong việchỗ trợ học tập, nghiên cứu và tra cứu các nguồn thông tin, tri thức cógiá trị. Với sự phát triển của thế giới số thông qua việc cải tiến về côngnghệ, cơ cấu nền kinh tế và mô hình giáo dục mới, thói quen tìm kiếmthông tin và tri thức thay đổi về số lượng và giá trị (Liu, 2011). Ngườidùng không chỉ có nhu cầu tra tìm đơn thuần trên Google những tàiliệu, mà họ còn cần đến việc tổ chức, sắp xếp, chọn lọc các tri thức sẵncó từ tài liệu. Vì vậy, các dịch vụ tham khảo số ra đời, phát triển mạnhmẽ để cung cấp và thỏa mãn nhu cầu người dùng tin trong môi trường* Thạc sĩ, Thư viện Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.** Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THAM KHẢO SỐ HỖ TRỢ HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 627kết nối số (Liu, 2011). Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụtham khảo số, nhiều thách thức được đặt ra đối với các thư viện đạihọc, về mặt trình độ chuyên môn lẫn kinh phí đầu tư hỗ trợ. Thêm vào đó, những nguồn tài nguyên thông tin/tri thức cũngđược mở rộng với quy mô lớn và đa dạng, từ tài nguyên in ấn đếntài nguyên số, bao gồm tài nguyên được số hóa tại chỗ (Digitizedresources). Từ nguồn tài nguyên số thuần túy (Born-digital resources)đến các cơ sở dữ liệu hoặc các kho số (Digital repositories), kể cả nhữngnguồn tài nguyên có kiểm soát đến những nguồn tài nguyên truy cậpmở (Open Access, hoặc OER). Do số lượng nguồn tài nguyên số đadạng và phong phú, nên đã tạo áp lực lớn cho các cán bộ phụ tráchdịch vụ tham khảo trong việc lựa chọn, cũng như xây dựng, chọn lọcthế nào để phục vụ tốt nhất cho người học và nhà nghiên cứu. Bài nghiên cứu chia sẻ và giới thiệu về những mô hình phát triểncác dịch vụ tham khảo số ở một số thư viện trên thế giới và ở Việt Nam.Thông qua đó, bài viết chỉ ra được những thách thức và khả năng pháttriển dịch vụ tham khảo số cho các thư viện đại học, dần dần thay đổivai trò của mình trong thời đại biến chuyển về công nghệ số.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU2.1. Ảnh hưởng của thời đại số tới các thư viện đại học Các cuộc cách mạng công nghiệp, đặc biệt là cuộc Cách mạngcông nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư, đã làm thay đổi toàn diện tronglĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội cho đến kỹ thuật, cải tiến nhiều côngcụ và phương thức sản xuất mới. Nhiều thiết bị công nghệ ra đời hỗ trợtrong công tác giáo dục ở các trường đại học được đầu tư, cụ thể nhưsự xuất hiện của mạng Internet, thiết bị thu phát tín hiệu; máy vi tính;sự phát triển của các phần mềm và công cụ lập trình máy học như trítuệ nhân tạo (AI), hệ thống chuyên gia (Expert Systems-ESs), Web ofScience (Asemi & Nowkarizi, 2020). Ngoài ra, các công nghệ thông tintruyền thông (ICT) cũng góp phần trong sự thay đổi các trường đại họcnói chung và thư viện đại học nói riêng, vì ICT đóng một vai trò thayđổi về các phương thức giao tiếp trong giảng dạy và tra cứu thông tin; PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRUNG TÂM TRI THỨC SỐ CHO CÁC THƯ VIỆN VIỆT NAM628 thay đổi về cách sinh viên tương tác với bài giảng và giảng viên theo từng đề cương môn học thông qua hệ thống quản trị học tập (Learning Management Systems), cũng như tương tác với thư viện khi có những câu hỏi thắc mắc, hoặc nhu cầu tìm kiếm thông tin, tri thức qua các nền tảng Web 2.0, các công cụ thao tác trực tuyến theo thời gian thực. Sự ra đời của các mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter đã làm thay đổi cách thức con người giao tiếp từ trực tiếp sang trực tuyến, xóa bỏ đi rào cản về mặt không gian và thời gian; email thay đổi cách con người chuyển những văn bản làm việc và nghiên cứu (Webster, 2006). Với sự hỗ trợ từ các quan điểm về STEM và không ...