Danh mục tài liệu

Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 268.53 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khuôn khổ bài viết này, các tác giả trình bày tầm quan trọng của kỹ năng mềm, thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên và đề xuất một số giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TS. Phan Thị Mai Hương1 - TS. Khuất Thị Thu Hiền2 Tóm tắt: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc phát triển kỹ năng mềm cho người người lao động nói chung, cho sinh viên nói riêng đóng vai trò quan trọng và cấp bách hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này, các tác giả trình bày tầm quan trọng của kỹ năng mềm, thực trạng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên và đề xuất một số giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ khóa: Nguồn nhân lực, kỹ năng mềm, hội nhập quốc tế Abstract: In order to improve the quality of human resources to meet the requirements of international integration and the 4.0 industrial revolution, the development of soft skills for workers plays an important and urgent role. In this article, the authors present the importance of soft skills, actual soft skills training for students and propose some solutions to develop soft skills for students to improve the quality human resources. Keywords: Human resources; soft skills; international integration. 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM 1.1. Quan niệm về kỹ năng mềm Theo Wikipedia: “Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...”3 Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick cho rằng: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc”4. 1 Email: ptmaihuong@yahoo.com, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Lao động - Xã hội. 2 Email: hienktt2000@yahoo.com.vn, Khoa Luật, Trường Đại học Lao động - Xã hội. 3 https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B9_n%C4%83ng_m%E1%BB%81m. 4 Nancy J. Pattrick. (2008). Social skills for teenagers and adults with esperger syndrome, Jessica Kingsley Publisher. 476 QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa cho rằng “Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc như: một số nét tính cách (quản lí thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kỹ năng làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng đến sự xác lập mối quan hệ với người khác1”. Qua các định nghĩa trên, có thể thấy, kỹ năng mềm là các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm xúc, là khả năng thích nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác hiệu quả, góp phần hỗ trợ cho kiến thức và kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng). Kỹ năng mềm không thể hiện dưới dạng hữu hình có thể đo đếm được hay chứng nhận thông qua bằng cấp, chứng chỉ như kỹ năng cứng mà nó được thể hiện thông qua thái độ, cách thể hiện cũng như khả năng tư duy, nhìn nhận vấn đề của con người. 1.2. Các loại kỹ năng mềm Kỹ năng mềm bao gồm nhiều loại, dưới đây là một số kỹ năng mềm cơ bản: Kỹ năng tự nhận thức: Đây là kỹ năng nhận thức rõ hơn về bản thân mình, biết mình là ai, mình có mặt mạnh - mặt yếu nào, sở trường - sở đoản gì. Từ đó, cá nhân chủ động, tự tin hơn, lựa chọn và ra ra quyết định phù hợp. Kỹ năng xác định mục tiêu phù hợp: Việc xác định mục tiêu phù hợp giúp cá nhân biết được mong muốn cụ thể của bản thân và cố gắng hoàn thành theo kế hoạch; biết mình cần làm gì, cần nguồn hỗ trợ nào, thực hiện như thế nào. Kỹ năng giao tiếp. Giao tiếp tốt chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc và trong cuộc sống. Kỹ năng làm việc nhóm: Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Điều đó có nghĩa là, khi làm việc theo nhóm thì hiệu quả công việc cao hơn nhiều so với làm việc đơn lẻ. Kỹ năng lắng nghe: Việc biết nghe người khác nói (chứ không phải chỉ nói cho người khác nghe), biết giữ thái độ bình tĩnh và có ứng xử phù hợp trước những lời phản biện, phê bình là rất cần thiết, nó phản ánh thái độ cầu thị của cá nhân. Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải đối mặt với nhiều vấn đề đòi hỏi phải suy nghĩ và ra quyết định giải quyết phù hợp do vậy cần ...

Tài liệu có liên quan: